Tổng quan về UBND huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội (Trang 43 - 94)

2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của HĐND-UBND Huyện Đông Anh

HĐND-UBND Huyện Đông Anh là cơ quan quản lý Nhà nước cấp 3 trong hệ thống tổ chức hành chính của Việt Nam, có chức năng và nhiệm vụ được quy định trong điều 43- chương III- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ Ban nhân dân các cấp, cụ thể:

Thứ nhất, quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, y tế, khoa học công nghệ và môi trường, thể dục- thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên khác, quản lý việc thực hiện Tiêu chuẩn - Đo Lường- Chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Thứ hai, tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành hiến pháp, luật các văn bản của các cơ quan Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công an địa phương.

Thứ ba, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên chính sách hậu phương quân đội với các lực lượng vũ trang tại địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

Thứ tư, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do danh dự, nhân phẩm, tài sản, các

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chống tham nhũng, chống buôn lậu làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.

Thứ năm, quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo, đội ngũ viên chức Nhà nước và các cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân công của Chính Phủ.

Thứ sáu, tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án ở các địa phương theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, tổ chức thực hiện việc thu - chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật, phối hợp với các cơ quan hữu quan để đảm bảo thu đúng thu đủ và kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương.

2.1.1.2 Hiện trạng và tổ chức bộ máy

Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy HCNN tại Huyện Đông Anh

Nguồn: UBND huyện Đông Anh

Chủ tịch UBND Phó chủ tịch UBND (phụ trách khối KT- XDCB) Văn phòng HĐND & UBND Phòng Nội vụ Thanh tra huyện Phòng Kinh Tế Phó chủ tịch UBND (phụ trách khối VH- XH) Phòng Tài chính - kế hoạch

Hội đồng Nhân dân

Phòng LĐTB & XH Phòng VHTT Phòng giáo dục và đào tạo Phòng quản lý và đô thị Phòng tài nguyên và môi trường Phòng tư pháp Phòng Y Tế Phó chủ tịch UBND (phụ trách khối Tài chính) UBND các Xã Thị trấn

Hình 2.2: Sơ đồ mối quan hệ của HĐND-UBND Huyện Đông Anh với các cá nhân, tổ chức

Nguồn: UBND huyện Đông Anh

Các Sở chuyên ngành Các Quận, Huyện khác UBND Xã, Thị trấn CÁC HỘI ĐOÀN THỂ Đoàn thanh niên

Hội phụ nữ

Hội cựu chiến binh

Chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ giải quyết, công việc

Chỉ đạo, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện .

Chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ, giải quyết công việc.

UBND HUYỆN Văn phòng HĐND&UBND

huyện Phòng Nội Vụ

Thanh tra Huyện

…………..

Phòng Y tế

Báo cáo, đề xuất

Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ Phối hợp, hỗ trợ , giải quyết công việc Báo cáo, đề xuất Hướng dẫn về

chuyên môn, nghiệp vụ Phối hợp, hỗ trợ, giải quyết công việc Hướng dẫn về chếđộ chính sách Nhân dân Các đơn vị tổ chức Hướng dẫn về chếđộ, chính sách Dịch vụ công, Khiếu nại tố cáo

Huyện Uỷ HĐND Huyện HĐND-UBNDT.

2.1.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc về đất đai

Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng quản lý nhà nước về đất đai.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong quản lý đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Thứ nhất, trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai;

Thứ hai, trình UBND cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt;

Thứ ba, thẩm định và trình UBND cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) của xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt;

Thứ tư, trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ), cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và tổ chức thực hiện;

Thứ năm, quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng SDĐ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường;

Thứ sáu, tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

Thứ bảy, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về đất đai;

Thứ tám, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật;

Thứ chín, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính công trong lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định của pháp luật;

Thứ mười, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về quản lý đất đai;

Thứ mười một, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường;

Thứ mười hai, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện trực thuộc phòng tài nguyên – môi trường (TN-MT) được Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập. Văn phòng đăng ký QSDĐ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Giúp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thực hiện đăng ký QSDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định trên địa bàn huyện đối

với hộ gia đình, cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Lưu trữ quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính huyện theo hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của UBND xã, thị trấn;

- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng, xác định mức thu tiền SDĐ, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người SDĐ là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận QSDĐ và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện thủ tục theo quy định;

- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất: thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ cấp huyện;

- Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu của cộng đồng;

- Thực hiện thu phí, lệ phí trong quản lý, SDĐ đai theo quy định của pháp luật, thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ, các lĩnh vực công tác được giao đối với cấp trên;

- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của Pháp luật.

2.1.2 Khái quát về cải cách thủ tục hành chính của huyện Đông Anh

Đông Anh là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên là 18.230,32 ha với 23 Xã và 1 thị trấn, 156 thôn (làng) và 62 tổ dân phố.); Dân số toàn huyện là 283.314 người.[31]

Cũng như các quận, huyện, trong thành phố Hà Nội, huyện Đông Anh đã tiến hành cải cách TTHC theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm phiền hà, sách nhiễu, trọng tâm là các TTHC liên quan đến đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh, quản lý đất đai, xây dựng, chứng thực, lao động thương binh xã hội (LĐTB&XH), hoàn thiện về cơ bản thể chế quản lý nhà nước trên địa bàn theo luật định. Quá trình cải cách hành chính nói chung và TTHC nói riêng tại UBND huyện Đông Anh có thể được phân chia thành các giai đoạn chủ yếu sau:

- Giai đoạn 2001-2005: Thực hiện nghị quyết 38/NQ-CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của nhân dân và tổ chức; Kế hoạch 34/KH-UB ngày 4/3/2002 của UBND Thành Phố về thực hiện chương trình CCHC của Thành Phố giai đoạn 2001-2010. Yêu cầu đặt ra là phải đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với đơn vị khác, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân trong việc giải quyết công việc. UBND huyện đã tiến hành củng cố cơ cấu tổ chức các phòng ban chuyên môn và hoàn thiện việc giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa”, nghiên cứu xoá bỏ những quy định gây ách tắc, phiền hà đối với nhân dân, tách các doanh nhiệp ra hoạt động không phụ thuộc quản lư của UBND huyện, khởi động chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cung cấp và giải quyết TTHC ở một số lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên – môi trường...

- Giai đoạn 2006-2010: Hoàn thiện hành lang pháp lý để các thể chế như: thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính thuộc Huyện; thể chế về quan hệ giữa chính quyền với công dân và các tổ chức, thể chế về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng tách doanh nghiệp ra khỏi các sở chủ quản..., Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin vào khai thác và bảo quản cơ sở dữ liệu, công khai thông tin TTHC, tiếp tục cải cách TTHC trong tất cả các lĩnh vực trọng tâm là TTHC trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), giao, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCN QSD) đất, quyền sở hữu nhà và các thủ tục liên quan đến phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, công khai các khoản phí, lệ phí...

- Giai đoạn từ 2010 đến nay: Công tác cải cách hành chính đã được UBND Huyện tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, bám sát nội dung Nghị quyết 30c của Chính phủ Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND Thành phố, Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội và các văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội, tích cực triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch hàng năm của Huyện theo quy định. Thể chế hành chính ngày càng được đổi mới, đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Thủ tục hành chính được công khai minh bạch, kỷ luật kỷ cương hành chính được nâng cao. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông hoạt động ngày càng có hiệu quả, giảm thời gian chờ đợi trong quá trình giao dịch giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước. Sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn cấp huyện, quy định rõ chức năng nhiệm vụ các phòng, ban, đơn vị và phân công

rõ nhiệm vụ đối với từng cán bộ công chức, viên chức đồng thời đã nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, huyện Đông Anh đã có được bộ thủ tục hành chính với 265 thủ tục thuộc 14 lĩnh vực cụ thể như sau:

1) Lĩnh vực Công thương: Bao gồm 7 thủ tục hành chính

2) Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Bao gồm 17 thủ tục hành chính 3) Lĩnh vực Kế hoạch đầu tư: Bao gồm 17 thủ tục hành chính 4) Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh: Bao gồm 15 thủ tục hành chính 5) Lĩnh vực Tài chính: Bao gồm 11 thủ tục hành chính

6) Lĩnh vực Lao động thương binh và xã hội: Bao gồm 71 thủ tục hành chính

7) Lĩnh vực Nội Vụ: Bao gồm 11 thủ tục hành chính 8) Lĩnh vực Nông nghiệp: Bao gồm 23 thủ tục hành chính 9) Lĩnh vực Quản lý đô thị: Bao gồm 12 thủ tục hành chính 10) Lĩnh vực Thanh tra: Bao gồm 5 thủ tục hành chính 11) Lĩnh vực Tư pháp: Bao gồm 13 thủ tục hành chính

12) Lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường: Bao gồm 51 thủ tục hành chính 13) Lĩnh vực Văn hoá thông tin: Bao gồm 9 thủ tục hành chính

2.2.Tình hình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội

2.2.1 Các loại thủ tục hành chính trong quản lý đất đai thực hiện tại UBND huyện Đông Anh huyện Đông Anh

Số thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh gồm 39 TTHC nằm trong bộ thủ tục hành chính thuộc ngành TN-MT, bao gồm:

1- Thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn

2- Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật Đất đai thuộc trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.

3- Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai thuộc trường hợp đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn 4- Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 38

của Luật Đất đai thuộc trường hợp người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế

5- Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai

6- Trích sao hồ sơ địa chính, trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa

Một phần của tài liệu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện đông anh, hà nội (Trang 43 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)