Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại thái nguyên (Trang 44 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.1.2: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của

các giống hoa Tulip nhập nội

3.1.2.1. Tỷ lệ mọc sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống hoa tulip

Thời gian sinh trưởng của cây trồng được tổ hợp bởi nhiều yếu tố: Đặc điểm giống, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc… Nghiên cứu các giai đoạn của cây có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xác định thời điểm tác động các biện pháp kĩ thuật để rút ngắn thời kì này hoặc kéo dài thời kì kia nhằm đem lại hiệu quả đúng với mong muốn của con người, qua thí nghiệm tôi có kết quả bảng 3.2:

Bảng 3.2: Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trƣởng của các giống tulip thí nghiệm

Giống

Tỷ lệ sống (%)

Thời gian từ trồng đến (ngày) Thời gian sinh trƣởng (ngày) Mọc mầm 50 % Ra nụ 50 % Nở hoa 50 % IF 97,5 3,3* 17,7ns 27,3ns 32,7ns SG 98,3 4,2* 19,3* 29,3* 33,7ns LV 97,5 2,7ns 18,3ns 27,7ns 32,3ns DHI (Đ/c) 96,7 2,7 17,3 26,3 31,0 CV% 6,6 5,1 5,6 7,1 LSD05 0,4 1,7 2,9 4,3

Ghi chú: *: Sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Từ kết quả bảng 3.2 theo dõi ta có nhận xét:

Củ tulip với đặc tính là được để trong nhà lạnh để phá sự ngủ nghỉ của củ trước khi đem trồng nên tỷ lệ mọc mầm là rất cao, dao động từ 96,7% - 98,3%. Sự chênh lệch là không đáng kể.

Do được bố trí trong nhà lưới, chăm sóc tốt nên tỷ lệ mọc mầm đồng đều và không có sự thay đổi nhiều. Do đó, sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh là không lớn. Vì tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào cấc yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và một phần do chất lượng củ giống và kỹ thuật chăm sóc.

Thời gian (ngày)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Mọc mầm 50% Ra nụ 50% Hoa báo màu 50% Thời gian sinh trưởng

Các giai đoạn sinh trưởng

IF SG LV DHI(đ/c)

Hình 3.1: Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống tulip

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chia quá trình sinh trưởng, phát triển của cây tulip ra làm các giai đoạn: Từ trồng đến mọc mầm 50%, từ trồng đến ra nụ 50% và từ trồng đến hoa báo màu 50%. Khi xác định được thời gian sinh trưởng ta có những biện pháp canh tác hợp lý để cây cho năng suất cao nhất và ít bị tác động bởi các điều kiện xấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Qua bảng 3.2 và hình 3.1 ta thấy:

Thời gian mọc mầm 50% dao động trong khoảng từ 2,7 – 4,2 ngày, giống IF và SG lớn hơn chắc chắn so với giống đối chứng, giống LV có thời gian mọc mầm 50% tương đương so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Thời gian từ trồng đến ra nụ 50% dao động trong khoảng từ 17,3 – 19,3 ngày. Giống IF và LV không có sự sai khác so với đối chứng, giống SG lớn hơn chắc chắn so với giống đối chứng tất cả ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn từ trồng đến hoa báo màu 50%, giống SG có thời gian lớn hơn chắc chắn so với đối chứng, giống IF và LV tương đương so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 31,0 - 33,7 ngày. Các giống đều tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy, các giống khác nhau có tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Việc xác định các chỉ tiêu này có ý nghĩa quyết định trong việc bố trí thời gian trồng để thu hoa vào dịp mong muốn.

3.1.2.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của các giống hoa tulip nghiên cứu

Để đánh giá một giống cây thì chiều cao, số lá là thể hiện rõ nét cho sự sinh trưởng và phát triển. Lá là cơ quan quang hợp và tổng hợp các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây. Thời gian và tốc độ ra lá quyết định đến sự sinh trưởng nhanh hay chậm, nếu tốc độ ra lá nhanh bộ rễ sẽ sớm ổn định, cung cấp dinh dưỡng cho cây sớm, cây sinh trưởng nhanh.

Chiều cao cây cũng rất quan trọng nó phản ánh quá trình sinh trưởng cũng như giá trị thương phẩm của cây sau này. Chiều cao cây phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài lóng và số lá trên thân, nhưng số lá trên thân đã được quy định từ trong củ vì vậy mà chiều cao cây cuối cùng được quyết định phần nhiều bởi chiều dài lóng. Ngoài ra chiều cao còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, giống, chế độ chăm sóc...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong điều kiện thuận lợi cây sẽ phát triển tốt. Chiều cao, số lá cây sẽ tổng hợp, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình phân hóa mầm hoa và quyết định đến chất lượng hoa.

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá ta thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Động thái tăng trƣởng chiều cao cây và số lá của các giống hoa tulip thí nghiệm

Giống

Thời gian sau trồng (ngày)

CCC cuối cùng (cm) Số lá cuối cùng (lá) 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày

CC (cm) Số (lá) CC (cm) Số (lá) CC (cm) Số (lá) CC (cm) Số (lá) IF 9,1 0,4 24,7 2,3 42,6 3,6 46,1 3,7 46,1* 3,7ns SG 10,5 0,5 26,3 2,2 44,6 3,5 47,9 3,8 47,9* 3,8ns LV 9,5 0,5 25,0 2,3 43,5 3,7 46,5 3,9 46,5* 3,9ns DHI(Đ/c) 9,6 0,5 25,0 2,3 41,1 3,8 42,1 3,8 42,1 3,8 CV% 4,3 4,6 LSD05 3,0 0,3

Ghi chú: *: Sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%

ns: Sai khác không có ý nghĩa (tương đương với đối chứng)

0 10 20 30 40 50 60

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày CC cuối

cùng

Thời gian sau trồng (ngày)

C hi ều ca o (c m ) IF SG LV DHI(đ/c)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Từ bảng 3.3 và hình 3.2 ta có:

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của mỗi giống qua mỗi giai đoạn là khác nhau. Sau trồng 10 ngày chiều cao cây dao động từ 9,1 – 10,5cm, chênh lệch là 1,4cm. Sau trồng 20 ngày chiều cao cây dao động từ 24,7 – 26,3cm, chênh lệch là 1,6cm. Giống cao nhất SG (26,3cm), thấp nhất IF (24,7cm). Các giống DHI và LV có chiều cao tương đương nhau (25cm).

Sau trồng 30 ngày động thái tăng trưởng chiều cao cây đã có sự thay đổi rõ rệt chiều cao tăng gần gấp đôi so với chiều cao cây 20 ngày. Giống cao nhất là giống SG (44,6cm), giống thấp nhất là giống DHI(đ/c) (41,1cm). Do cây đã đủ bộ rễ khỏe mạnh để hút thức ăn và số lá đã dần ổn định, đặc biệt kích thước lá đã bắt đầu tăng mạnh cả chiều dài và chiều rộng, bắt đầu có sự giao tán giữa các cây tạo nên sự cạnh tranh về ánh sáng.

Thời gian sau trồng 40 ngày, chiều cao cây đã đạt đến mức ổn định. Chiều cao cây cuối cùng, cao nhất là giống SG (47,9cm), thấp nhất là giống DHI (42,1cm). Chênh lệch chiều cao giữa các giống thấp nhất và cao nhất là 5,8cm. Sự khác biệt này là do khả năng hút chất dinh dưỡng và quang hợp của mỗi giống là khác nhau. Các giống đều cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức có ý nghĩa α = 0,05.

Ngoài ra, số lá trên cây cũng quyết định đến tính thẩm mỹ và sự phát triển của cây. Nó có tác dụng quang hợp và tích lũy chất khô cho cây. Số lá phụ thuộc nhiểu vào đặc tính của giống.

Số lá ban đầu của các giống gần như là phát triển như nhau qua các giai đoạn 10 ngày. Ở 20 ngày, 3 giống có số lá như nhau là IF, DHI, LV (2,3 lá) và ít nhất là SG (2,2 lá). Từ ngày thứ 30 trở đi số lá trên cây của mỗi giống đã bắt đầu ổn định. Số lá nhiều nhất ở giống DHI là 3,8 lá và số lá ít nhất ở giống SG là 3,5 lá. Sau trồng 40 ngày số là không tăng nữa. Lúc này cây đã ổn định và bắt đầu nở hoa. Số lá cuối cùng, dao động từ 3,7 – 3,9 lá. Các giống đều tương đương với giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Biết được số lá và chiều cao cây ta có thể dễ dàng trồng, phân bố mật độ sao cho hợp lý nhất để cây có thể tận dụng tối đa ánh sáng và diện tích trồng được trồng tối đa.

Trong 4 giống tulip trồng thí nghiệm thì giống SG cao nhất và số lá tương đối nhiều nên trồng mật độ thấp hơn so với giống DHI. Còn 2 giống IF và LV thì chiều cao hai cây là tương đương nhưng số lá giống LV cao hơn nên trồng mật độ thấp hơn giống IF.

3.1.2.3. Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lượng hoa của các giống Tulip nghiên cứu

Các tiêu chí về chất lượng hoa như độ dài trục hoa, chiều dài nụ, đường kính nụ hay độ bền hoa để chậu …cũng được thông qua nhằm đánh giá xem sự tương quan giữa các tiêu chí có phù hợp hay không để nâng cao chất lượng hoa cũng như giá trị kinh tế hay giá trị thẩm mỹ. Nếu một trong những chỉ tiêu này không kết hợp hài hòa với các chỉ tiêu còn lại thì giá trị của hoa sẽ giảm đi rõ rệt. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng hoa ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tỷ lệ hoa hữu hiệu và chất lƣợng hoa của các giống tulip

Giống Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Độ dài trục hoa (cm) ĐK trục hoa (cm) CD nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa (cm) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) IF 97,4 41,4* 1,0ns 4,7ns 2,3ns 12,3ns 10,8ns SG 98,3 42,5* 1,2ns 5,3ns 2,6ns 13,4* 14,5* LV 97,4 41,9* 1,1ns 4,7ns 2,5ns 12,7ns 12,0* DHI(đ/c) 96,6 37,2 1,1 4,9 2,3 12,1 10,5 CV% 4,6 5,2 4,3 5,8 4,7 3,1 LSD05 3,1 0,1 0,4 0,3 1,1 0,7

Ghi chú: *: Sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Qua kết quả bảng 3.4 ta có:

Tỷ lệ hoa hữu dao động từ 96,6% - 98,3%. Do củ giống được bảo quản cẩn thận từ việc xử lý lạnh đến kích thước củ và sự tích lũy chất dinh dưỡng cho đến độ phát dục. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 IF SG LV DHI(đ/c) Giống ĐD trục hoa (cm) ĐK hoa (cm)

Độ bền hoa để chậu (ngày)

Hình 3.3: Chất lƣợng hoa của các giống hoa Tulip nghiên cứu

Độ dài trục hoa dao động từ 37,2 – 42,5cm, các giống chắc chắn cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Đường kính trục hoa giữa các giống qua nghiên cứu cho ta thấy dao động từ 1,0 cm – 1,2 cm. Đường kính trục hoa có ảnh hưởng đến độ cứng của cây hoa. Các giống đều tương đương so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Chiều dài nụ hoa dao động từ 4,7 - 5,3cm. Giữa các giống so với giống đối chứng là tương đương ở mức tin cậy 95%.

Đường kính nụ có sự dao động từ 2,3 – 2,6cm. Các giống có đường kính tương đương so với giống đối chứng ở mức có ý nghĩa α = 0,05.

Ở mức tin cậy 95% độ bền hoa tự nhiên giống SG, LV dài hơn chắc chắn so với giống đối chứng, giống IF không có sự sai khác so với đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Đường kính hoa với mức độ tin cậy 95%, giống IF và LV không có sự sai khác so với đối chứng. Giống SG cao hơn chắc chắn so với giống đối chứng.

3.1.2.4. Một số loại sâu bệnh hại chính trên các giống Tulip nghiên cứu

Do là giống hoa nhập từ nơi khác về nên việc trồng các loại cây nói chung hay hoa tulip nói riêng đều có khả năng nhiễm sâu bệnh hại cao. Lý do chủ yếu do điều kiện tự nhiên không phù hợp gây ra.

Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu sâu bệnh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống có thể trồng hay sản xuất tại nơi mình muốn. Vì khi giống có khả năng chống chịu cao sẽ cho năng suất và chất lượng hoa tốt hơn.

Theo Đặng Văn Đông và cs, 2010 [11] sâu hại tulip gồm các loài rệp như: rệp xanh, rệp đen, rệp bông. Sâu đục rễ củ, sâu hại bộ cánh vẩy như: sâu khoang, sâu xanh, sâu xám. Bênh hại tulip gồm bệnh thối gốc rễ và bệnh mốc tro.

Bệnh thối gốc rễ: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan dần lên phía trên, lá bị vàng, nếu bệnh nặng, thân bị cong queo, dòn gãy.

Bệnh mốc tro: Bệnh hại lá, nụ, hoa. Trên lá thường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều, màu nâu trong suốt, trời ẩm ướt sẽ lan rộng thành những vòng. Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa.

Sâu đục rễ củ: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, làm cho lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ

Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu xám): Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn hết phần lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ hoa. Sâu chỉ phá hại thời kỳ cây con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Rệp thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thối, hoa không nở được hoặc dị dạng.

Qua theo dõi ta có bảng về sâu bệnh hoa tulip

Bảng 3.5: Một số loại sâu bệnh hại chính trên các giống tulip thí nghiệm Sâu bệnh hại Giống Rệp Sâu đục rễ củ Sâu bộ cánh vẩy Tỉ lệ hại (%) Bệnh thối gốc Tỉ lệ hại (%) Bệnh mốc tro IF + + + 13,3 + 10 + SG + + + 16,7 + 16,7 + LV + + + 10 + 13,3 + DHI(đ/c) ++ + + 23,3 ++ 16,7 +

- Đánh giá mức độ bệnh hại nặng, trung bình, nhẹ: (+) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%

(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40% - Đánh giá mật độ sâu hại:

(+) Mức độ lẻ tẻ: < 11% cây bị hại

(++) Mức độ phổ biến: 11 - 25% cây bị hại (+++) Mức độ nhiều: 25 - 50% cây bị hại Qua bảng số liệu 3.5 ta thấy:

Sâu bệnh hại chủ yếu trên cây tulip là rệp, sâu đục rễ củ, sâu bộ cánh vẩy, bệnh thối gốc và bệnh mốc tro.

Ba giống IF, SG và LV mức độ nhiễm nhẹ, không phổ biến. Riêng giống DHI nhiễm ở mức xuất hiện và bệnh hại TB.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Đối với rệp: Riêng giống DHI xuất hiện ở mức TB, có 1 vài quần tụ rệp nhỏ ở búp và lá non. Còn các giống còn lại nhiễm ở mức nhẹ có từ 1 cá thể đến 1 quần tụ rệp nhỏ trên búp.

Đối với sâu đục rễ củ: Mức độ nhiễm của các giống là xuất hiện. Đối với sâu bộ cánh vẩy: Mức độ nhiễm ít xuất hiện.

Đối với bệnh thối gốc: Mức độ nhiễm bệnh hại nhẹ, riêng giống DHI nhiễm mức bệnh hại TB.

Bệnh mốc tro: Mức độ nhiễm của các giống đều bị nhiễm nhẹ với bệnh mốc tro, xuất hiện ở mức độ không phổ biến.

Như vậy, giống Strong Gold (SG) phù hợp với điều kiện sống ở vùng Thái Nguyên hơn cả. Tỷ lệ sống cao 98,3%, thời gian sinh trưởng dài hơn các giống khác, cho chất lượng hoa tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Thân cứng và thẳng, hoa có mùi thơm, bông hoa to dài, cân đối, đồng đều, màu sắc đẹp đang là xu hướng tiêu dùng của người dân.

3.1.2.5. Bảng hạch toán kinh tế

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của các giống tulip trồng vào dịp tết Nguyên đán tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại thái nguyên (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)