Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại thái nguyên (Trang 35 - 135)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

2.3.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 12/2012 đến tháng 2/2013.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm 1:

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của 4 giống hoa Tulip.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại mỗi công thức trồng 6 khay, mỗi khay 7 cây, tổng số cây/công thức thí nghiệm là 42 cây.

+ Công thức thí nghiệm:

CT1: Giống Ile Defrance – IF (Hoa màu đỏ nhung) CT2: Giống Strong Gold – SG (Hoa màu vàng)

CT3: Giống Leen Vandermark – LV (Hoa màu đỏ viền vàng) CT4: Giống DHI Set Chrismas dream – DHI (Hoa màu đỏ carot) (Đ/c) + Thời gian trồng: Từ 3/1/2013 Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ I CT1 CT3 CT4 CT2 Dải bảo vệ II CT2 CT4 CT1 CT3 III CT4 CT2 CT3 CT1 Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn * Thí nghiệm 2:

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Leen Vandermark (LV)

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại mỗi công thức trồng 6 khay, mỗi khay 7 cây, tổng số cây/công thức thí nghiệm là 42 cây.

+ Công thức thí nghiệm: CT1: Thời vụ trồng 24/12/2012 (Đ/c) CT2: Thời vụ trồng 29/12/2012 CT3: Thời vụ trồng 3/1/2013 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ I CT2 CT1 CT3 Dải bảo vệ II CT1 CT3 CT2 III CT2 CT1 CT3 Dải bảo vệ * Thí nghiệm 3:

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Leen Vandermark (LV)

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức trồng 6 khay, mỗi khay 7 cây, tổng số cây/công thức thí nghiệm là 42 cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Công thức thí nghiệm:

CT1: 100% đất (Đ/c)

CT2: 40% mùn xơ dừa + 30% trấu hun + 30% đất CT3: 50% mùn xơ dừa + 50% trấu hun

CT4: 50% mùn xơ dừa + 50% mùn cưa + Thời gian trồng: 3/1/2013 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ I CT3 CT1 CT2 CT4 Dải bảo vệ II CT1 CT3 CT4 CT2 III CT2 CT4 CT3 CT1 Dải bảo vệ * Thí nghiệm 4:

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống Tulip Leen Vandermark (LV)

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức trồng 6 khay, mỗi khay 7 cây, tổng số cây/công thức thí nghiệm là 42 cây.

+ Công thức thí nghiệm: CT1: Không xử lý lạnh (Đ/c) CT2: Xử lý kho lạnh 5 ngày (t0 = 100C) CT3: Xử lý kho lạnh 10 ngày (t0 = 100C) CT4: Xử lý kho lạnh 15 ngày (t0 = 100C) + Thời gian trồng: 03/01/2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ I CT2 CT1 CT3 CT4 Dải bảo vệ II CT3 CT4 CT1 CT2 III CT1 CT2 CT4 CT3 Dải bảo vệ

2.4.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm

Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển (chiều cao số lá), chất lượng hoa (Độ dài trục hoa, đường kính nụ, đường kính hoa, chiều cao nụ,…); tiến hành theo dõi 10 cây/ lần nhắc lại.

Các chỉ tiêu về tỷ lệ mọc mầm, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ sống tính toán toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm.

Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: Điều tra 10 cây/ ô thí nghiệm theo phương pháp đường chéo 5 điểm, điều tra 1 lần sau khi trồng 20 ngày, lần 2 sau khi trồng 30 ngày và cho điểm theo cấp dựa theo tiêu chuẩn ngành của IRRI về phương pháp lấy mẫu và đánh giá cấp sâu, bệnh.

2.4.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

* Thí nghiệm 1:

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của 4 giống hoa tulip IF, SG, LV, DHI.

Củ tulip được để trong kho lạnh ở nhiệt độ 5 – 70C rồi đem ra ngoài kho lạnh 2 ngày. Sau đó, tiến hành bóc lớp vảy cứng dưới đáy củ rồi trồng vào trong khay nhựa và bố trí thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Thí nghiệm 2:

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Leen Vandermark.

Củ tulip được để trong kho lạnh ở nhiệt độ 5 – 70C rồi đem ra ngoài kho lạnh 2 ngày trước khi trồng. Đối với CT1 củ giống bỏ ra ngoài kho lạnh ngày 22/12/2012 và trồng vào ngày 24/12/2012. CT2 bỏ củ ra ngoài kho lạnh ngày 27/12/2012 và được trồng vào ngày 29/12/2012, CT3 bỏ củ ra ngoài kho lạnh ngày 1/1/2013 và được trồng vào ngày 3/1/2013. Củ giống được bóc lớp vảy cứng dưới đáy củ rồi trồng vào khay nhựa màu đen và bố trí thí nghiệm.

* Thí nghiệm 3:

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa Tulip Leen Vandermark.

Củ tulip được để trong kho lạnh ở nhiệt độ 5 – 70C rồi đem ra ngoài kho lạnh 2 ngày. Sau đó, tiến hành bóc lớp vảy cứng dưới đáy củ rồi trồng vào trong khay với các giá thể đã chuẩn bị của từng công thức.Thí nghiệm được trồng vào ngày 3/1/2013 củ giống được bỏ ra ngoài trước 2 ngày là 1/1/2013.

* Thí nghiệm 4:

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa của giống Tulip Leen Vandermark.

Củ giống được để trong kho lạnh to

= 5 – 70C. Thí nghiệm được trồng vào thời vụ 19/12/2012. CT1: Củ giống bỏ ra ngoài kho lạnh ngày 17/12/2012 tiến hành bóc lớp vỏ cứng dưới đáy củ rồi trồng vào khay. Ngày 19/12/2012 củ giống được dỡ bỏ nilon và lấy củ giống ra xếp vào thùng được chuẩn bị sẵn (tận dụng chính giá thể và các thùng đựng củ tulip, lót một lớp nilon xung quang thúng rồi cho một lớp giá thể dày 2 – 3cm), đặt củ vào trong thùng, các củ cách nhau khoảng 2 cm, lớp giá thể lên trên 10cm so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn với mặt trên của củ. Độ ẩm giá thể có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nắm chặt thấy nước ướt ra nhưng không chảy thành giọt là được. Sau đó xếp các thùng lên nhau và đặt vào kho lạnh, nhiệt độ trong kho ở mức 100

C. CT2 trồng ra chậu ngày 24/12/2012, CT3 trồng ra chậu ngày 29/12/2012, CT4 trồng ra chậu ngày 03/01/2013.

2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi

* Khả năng sinh trưởng, phát triển:

- Thời gian từ trồng đến mọc 50%, ra nụ 50%, nở hoa 50%; đếm số ngày từ trồng đến mọc mầm 50%, ra nụ 50%, nở hoa 50%.

- Tỷ lệ sống (%) = Số cây sống

x 100 Tổng số củ trồng

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày trồng đến nở hoa 100% - Thời gian thu hoạch hoa (ngày): Trên 1 ô thí nghiệm, đếm số ngày từ khi cây hoa đầu tiên báo màu hoàn toàn cho đến khi cây hoa cuối cùng báo màu hoàn toàn.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch, đo từ gốc đến hết chiều cao hoa.

- Số lá (lá): Đếm toàn bộ số lá/cây, đánh dấu lá cuối cùng của lần đo trước, số lá lần sau bằng tổng số lá lần trước cộng với số lá ra trong khoảng thời gian giữa hai lần đo.

* Năng suất hoa: - Tỷ lệ ra hoa (%) = Tổng số cây ra hoa x 100 Tổng số cây sống (Tỷ lệ hữu hiệu) * Chất lượng hoa:

- Độ dài trục hoa (cm): Đo từ gốc đến cuống bông hoa .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - Chiều dài nụ (cm): Đo ở thời điểm nụ hoa bắt đầu nứt đầu cánh, đo từ đế hoa cho đến đỉnh hoa.

- Đường kính nụ (cm): Đo ở thời điểm nụ hoa bắt đầu nứt cánh, đo ở phần phình to nhất của nụ.

- Đường kính hoa (cm): Đo khi hoa nở hoàn toàn, đo khoảng cách giữa 2 đầu cánh.

- Độ bền hoa để chậu (ngày): Khi hoa báo màu để trong nhà lưới mỗi ngày tưới nước một lần, đếm số ngày từ khi báo màu đến khi cánh hoa trên của bông bị rụng.

* Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại:

Áp dụng theo “Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng mắt thường” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng (1983) và “Quy định về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” (QĐ số 82/2003/QĐ- BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224).

- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm.

+ Tỷ lệ bệnh (%) = A x 100

B A: số lượng cây bị bệnh. B: tổng số cây điều tra. + Mật độ sâu: con/m2.

- Đánh giá mức độ bệnh hại nặng, trung bình, nhẹ: (+) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%

(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40% - Đánh giá mật độ sâu hại:

(+) Mức độ lẻ tẻ: < 11% cây bị hại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn (+++) Mức độ nhiều: 25 - 50% cây bị hại

2.4.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Tulip trong các thí nghiệm

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Tulip được thực hiện theo quy trình tạm thời của Viện Nghiên Cứu Rau Quả công bố năm 2009.

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT.

2.6 Hiệu quả kinh tế

+ Tổng thu trên 100 chậu (đồng) + Tổng chi trên 100 chậu (đồng)

+ Thu nhập = Tổng thu – Tổng chi (đồng)

+ Hiệu quả đầu tư = Thu nhập (lần)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trƣởng phát triển và chất lƣợng hoa của 4 giống Tulip nhập nội

Hiện nay, Hà Lan vẫn đang là nước đứng đầu về xuất khẩu hoa tulip trên thế giới và loài hoa này đã mang lại không ít lợi nhuận cho nền kinh tế nước này. Và để đáp ứng được nhu cầu của thi trường, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra các sản phẩm hoa nhiều màu sắc phù hợp với thị yếu người tiêu dung. Để chọn được các giống có triển vọng tốt để đưa vào thị trường thì ta cần phải đánh giá các đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của từng giống với điều kiện tựu nhiên từng vùng là khác nhau. Từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa tulip.

3.1.1. Đặc điểm hình thái các giống tulip tham gia thí nghiệm

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoa và phân biệt giữa các giống. Từ đó, ta biết được hiệu quả kinh tế và triển vọng phát triển của từng giống.

Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái cây và hoa của các giống hoa tulip

Giống Màu sắc hoa Độ cứng của thân Màu sắc thân Màu sắc lá Kích thƣớc lá (cm) Số lá/cây (lá) Mùi thơm Thế lá IF Đỏ nhung Thân

cứng Xanh đậm Xanh đậm CD: 16 CR: 6 3,8 Không

Góc độ phân lá xiên SG Vàng Thân cứng Xanh hơi tím Xanh CD: 17 CR: 6 3,7 Thơm nhẹ Góc độ phân lá xiên LV Đỏ viền vàng Thân cứng Xanh hơi vàng Xanh CD: 17 CR: 5 3,9 Thơm nhẹ Góc độ phân lá xiên DHI (Đ/c) Đỏ cà rốt Thân cứng Xanh hơi đậm Xanh CD: 21 CR: 7 3,8 Không Góc độ phân lá xiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Qua bảng 3.1 ta thấy:

Đặc điểm hình thái của các giống cây tulip không thay đổi nhiều khi trồng thử so với khuân mẫu nơi cung cấp. Điều này cho ta thấy đặc điểm phụ thuộc vào tính di truyền của giống. Trong 4 giống tulip trồng trong thí nghiệm thì có 2 giống đẹp và lạ mắt, số lá tương đối, cho chất lượng hoa tốt, màu sắc đẹp và có mùi thơm nhẹ dễ chịu là giống SG và LV. Hiện nay, nước ta xu thế chủ yếu chuộng dòng sản phẩm có mùi thơm nhẹ và chất lượng hoa ổn định, giá thành phù hợp nhiều với thị yếu người tiêu dùng.

3.1.2: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của các giống hoa Tulip nhập nội các giống hoa Tulip nhập nội

3.1.2.1. Tỷ lệ mọc sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống hoa tulip

Thời gian sinh trưởng của cây trồng được tổ hợp bởi nhiều yếu tố: Đặc điểm giống, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc… Nghiên cứu các giai đoạn của cây có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xác định thời điểm tác động các biện pháp kĩ thuật để rút ngắn thời kì này hoặc kéo dài thời kì kia nhằm đem lại hiệu quả đúng với mong muốn của con người, qua thí nghiệm tôi có kết quả bảng 3.2:

Bảng 3.2: Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trƣởng của các giống tulip thí nghiệm

Giống

Tỷ lệ sống (%)

Thời gian từ trồng đến (ngày) Thời gian sinh trƣởng (ngày) Mọc mầm 50 % Ra nụ 50 % Nở hoa 50 % IF 97,5 3,3* 17,7ns 27,3ns 32,7ns SG 98,3 4,2* 19,3* 29,3* 33,7ns LV 97,5 2,7ns 18,3ns 27,7ns 32,3ns DHI (Đ/c) 96,7 2,7 17,3 26,3 31,0 CV% 6,6 5,1 5,6 7,1 LSD05 0,4 1,7 2,9 4,3

Ghi chú: *: Sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Từ kết quả bảng 3.2 theo dõi ta có nhận xét:

Củ tulip với đặc tính là được để trong nhà lạnh để phá sự ngủ nghỉ của củ trước khi đem trồng nên tỷ lệ mọc mầm là rất cao, dao động từ 96,7% - 98,3%. Sự chênh lệch là không đáng kể.

Do được bố trí trong nhà lưới, chăm sóc tốt nên tỷ lệ mọc mầm đồng đều và không có sự thay đổi nhiều. Do đó, sự ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh là không lớn. Vì tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào cấc yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và một phần do chất lượng củ giống và kỹ thuật chăm sóc.

Thời gian (ngày)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Mọc mầm 50% Ra nụ 50% Hoa báo màu 50% Thời gian sinh trưởng

Các giai đoạn sinh trưởng

IF SG LV DHI(đ/c)

Hình 3.1: Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống tulip

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chia quá trình sinh trưởng, phát triển của cây tulip ra làm các giai đoạn: Từ trồng đến mọc mầm 50%, từ trồng đến ra nụ 50% và từ trồng đến hoa báo màu 50%. Khi xác định được thời gian sinh trưởng ta có những biện pháp canh tác hợp lý để cây cho năng suất cao nhất và ít bị tác động bởi các điều kiện xấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Qua bảng 3.2 và hình 3.1 ta thấy:

Thời gian mọc mầm 50% dao động trong khoảng từ 2,7 – 4,2 ngày, giống IF và SG lớn hơn chắc chắn so với giống đối chứng, giống LV có thời gian mọc mầm 50% tương đương so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Thời gian từ trồng đến ra nụ 50% dao động trong khoảng từ 17,3 – 19,3 ngày. Giống IF và LV không có sự sai khác so với đối chứng, giống SG lớn hơn chắc chắn so với giống đối chứng tất cả ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn từ trồng đến hoa báo màu 50%, giống SG có thời gian lớn hơn chắc chắn so với đối chứng, giống IF và LV tương đương so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 31,0 - 33,7 ngày. Các giống đều tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa tulip tại thái nguyên (Trang 35 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)