Lập kế hoạch quản lý GDHN

Một phần của tài liệu Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học) (Trang 56 - 60)

3.1. Khái niệm và các loại kế hoạch quản lý

3. 1. 1. Khái niệm

Kế hoạch quản lí trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt là một loại kế hoạch trong hoạt động

quản lí giáo dục của Hiệu trưởng nhằm thực hiện các mục tiêu quản lí giáo dục cho đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt trong một giai đoạn nào đó. Kế hoạch này thường được lồng ghép trong nội dung của kế hoạch quản lí nhà trường nói chung, thường được cụ thể hoá rõ nét trong kế hoạch năm học và các loại kế hoạch tác nghiệp của nhà trường.

3.1.2. Các loại kế hoạch quản lí nhà trường

a) Kế hoạch phát triển nhà trường

Đó là bản kế hoạch trong đó xác định sứ mạng, tầm nhìn, những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh thực mong muốn đạt được của nhà trường trong tương lai và các giải pháp chiến lược trên cơ sở khả năng hiện tại để đưa nhà trường đến tương lai mong muốn đó. Thông thuờng kế hoạch phát triển nhà trường (kế hoạch chiến lược) có độ dài ít nhất từ năm năm trở lên.

b) Kế hoạch năm học :

Kế hoạch này định ra cho toàn bộ các mặt công tác, các hoạt động của nhà trường trong một năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường, được lập theo thời gian của năm học.

c) Kế hoạch tác nghiệp :

Kế hoạch tác nghiệp (hay còn gọi là kế hoạch hành động) là kế hoạch được lập cho một thời gian ngắn, thường dưới một năm (quí, tháng, tuần, ngày), được coi là những kế hoạch cụ thể của năm học nhằm thực hiện kế hoạch năm học phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường. Kế hoạch tác nghiệp tập trung vào những hoạt động cụ thể, các công việc chi tiết để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực, người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó.

+ Kế hoạch tuyển sinh hàng năm. + Kế hoạch dạy học năm học.

+ Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

+ Kế hoạch ôn tập, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và dạy học theo nửa học kỳ, học kỳ, năm học.

+ Kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội.

+ Kế hoạch cá nhân Hiệu trưởng để chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường.

d) Kế hoạch thi đua khen thưởng :

Kế hoạch dành cho tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng cho cá nhân, tập thể đội ngũ giáo viên và trẻ qua các phong trào thi đua trong nhà trường. Tuỳ theo tính chất của thi đua khen thưởng mà Hiệu trưởng (hoặc Trưởng ban tổ chức thi đua khen thưởng của nhà trường) có thể xác định thời điểm tổ chức cho phù hợp.

1.1.1. Các loại kế hoạch quản lí trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt :

Căn cứ vào mục tiêu quản lí giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt theo tiến trình năm học, có các loại kế hoạch quản lí trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt sau :

- Điều tra phát hiện trẻ có nhu cầu đặc biệt trong cộng đồng dân cư thuộc địa bàn của nhà trường quản lí.

- Huy động đến mức tối đa số lượng trẻ có nhu cầu đặc biệt đã được phát hiện đến trường. - Tổ chức, chỉ đạo biên chế trẻ có nhu cầu đặc biệt vào lớp học.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

- Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, phục hồi chức năng, giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt trên cơ sở của kế hoạch giáo dục cá nhân đã xây dựng.

- Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng phương tiện phục vụ cho tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, phục hồi chức năng, giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt.

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kì các hoạt động can thiệp sớm, phục hồi chức năng, giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt

- Xây dựng cơ cấu tổ chức và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu trong quản lí giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt của nhà trường.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời, huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo điều kiện về nhân lực và vật lực phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các hoạt động can thiệp sớm, phục hồi chức năng, giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt.

3.2. Các bước xây dựng kế hoạch

3.2.1. Xây dựng nội dung các thành tố của một bản kế hoạch quản lí trường, lớp trẻ có nhu cầu đặc biệt cầu đặc biệt

a) Rà soát môi trường hay còn gọi là bước phân tích tình hình nhằm có được những thông tin chung

về vấn đề lập kế hoạch, bao gồm :

- Phân tích những thuận lợi, thách thức và yêu cầu của xã hội, địa phương, cộng đồng, gia đình,... đối với vấn đề lập kế hoạch. Việc phân tích thuận lợi, khó khăn giúp nhà quản lí có kế hoạch đưa ra các chiến lược hợp lí, khả thi tận dụng các yếu tố thuận lợi và đương đầu với thách thức của môi trường.

- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường đối với vấn đề lập kế hoạch, gồm : +) Trẻ: Quy mô, trình độ ban đầu, kết quả chăm sóc, giáo dục

+) Giáo viên: Độ tuổi, trình độ, thâm niên, động cơ,...

+) Đội ngũ cán bộ quản lí: Độ tuổi, trình độ, giới, thâm niên,...

+) Cơ sở vật chất, ngân sách, tài chính, phương tiện thiết bị đảm bảo cho tổ chức hoạt động can thiệp sớm, phục hồi chức năng, giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt.

+) Các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường,...

- Xác định các nội dung của vấn đề lập kế hoạch và sắp xếp các nội dung này theo trình tự ưu tiên để nhà quản lí tập trung nguồn lực và thời gian để giải quyết. Việc sắp xếp trình tự ưu tiên các nội dung của vấn đề cần theo các tiêu chí sau :

+) Tính phổ biến. +) Tính cấp bách.

+) Đối tượng chịu ảnh hưởng.

+) Mức độ quan tâm của các liên đới.

+) Khả năng của cơ sở giáo dục trong việc giải quyết.

b) Xây dựng mục tiêu kế hoạch

Mục tiêu của kế hoạch được xây dựng trên cơ sở thông tin đánh giá tình hình của nhà trường về vấn đề lập kế hoạch. Mục tiêu của kế hoạch mang tính thực tiễn và khả thi. Mục tiêu của kế hoạch gồm 2 loại mục tiêu là mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu chung :

Mang tính chất định hình và định hướng cho hành động. Do đó, mục tiêu chung có thể có các chỉ số cụ thể mà cũng có thể không nhất thiết phải có chỉ số cụ thể.

Là sự cụ thể hoá của mục tiêu chung, định hướng các kết quả cụ thể cần đạt được. Do đó, mục tiêu cụ thể cần phải được thể hiện bằng chỉ số cụ thể và giới hạn rõ ràng về thời gian thực hiện để đạt chỉ số của mục tiêu.

Thực hiện các mục tiêu cụ thể sẽ đạt đến thực hiện được mục tiêu chung của kế hoạch. Như vậy, có ít nhất 02 mục tiêu cụ thể trở lên đối với mỗi mục tiêu chung trong một bản kế hoạch.

c) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể :

- Sử dụng mẫu kế hoạch phù hợp để tiến hành thực hiện nội dung này (năm học, quí, tháng, tuần). - Xác định các hoạt động cụ thể nhằm đạt đến từng mục tiêu cụ thể, trên cơ sở đó đạt được mục tiêu

chung của bản kế hoạch.

- Xác định các yếu tố khác trong nội dung kế hoạch như thời gian (bắt đầu và kết thúc), người chịu trách nhiệm (chính và phối hợp), kết quả mong muốn (thể hiện bằng chỉ số cụ thể), kinh phí,...

Sau đây là một số mẫu kế hoạch thực hiện :

Mẫu. Kế hoạch hoạt động theo năm, quí, tháng, tuần

Mục tiêu cụ thể 1 :…………………………

Hoạt động Thời

Người thực hiện/chịu trách nhiệm

Kết quả mong đợi

Kinh phí dự tính Chính Phối hợp

Mục tiêu cụ thể 2 :………………………………………… …

Hoạt động

Thời gian

Người thực hiện/chịu trách nhiệm

Kết quả mong đợi

Kinh phí dự tính Chính Phối hợp

d) Kế hoạch kinh phí :

Kế hoạch kinh phí được tính và thể hiện trong văn bản kế hoạch gồm tổng kinh phí và kinh phí của mỗi mục tiêu. Kinh phí của mỗi mục tiêu được xác lập trên cơ sở kinh phí của từng hoạt động để thực hiện mục tiêu.

kèm theo văn bản kế hoạch. - Phê duyệt văn bản kế hoạch :

Kế hoạch quản lí giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt được coi là một trong các loại kế hoạch tác nghiệp của nhà trường. Vì vậy, Hiệu trưởng là người phê duyệt văn bản kế hoạch và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức chỉ đạo và giám sát thực hiện kế hoạch.

2.2. Mẫu kế hoạch quản lí trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt

Có nhiều mẫu hoặc nhiều loại kế hoạch quản lí nhà trường khác nhau. Sau đây là mẫu kế hoạch quản lí trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt :

Phòng Giáo dục và Đào tạo......... Trường...........................................

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên kế hoạch

(ví dụ : Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt, năm học 200… – 20….)

Một phần của tài liệu Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w