1.1. Cơ sở xây dựng mục tiêu
a. Mục tiêu giáo dục chung
Mục tiêu ở các cấp bậc học được ghi trong Luật Giáo dục 2005 như sau: Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Điều 27. Mục tiêu giáo dục phổ thông
Mục 2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để hoc sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Mục 3. Giáo dục trung học cơ cở nhằm giúp học sinh củng cố những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độc cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Mục 4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Điều 33: Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏa nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng u cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng thực hành có bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng cơng nghệ vào công việc. Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng trình độ đào tạo.
Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học
1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và nưng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏa, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chun mơn và kĩ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
3. Trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chun mơn và có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
b. Mục tiêu giáo dục trẻ em có NCĐB
Mục tiêu chung
- Đảm bảo cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hưởng những quyền cơ bản, đặc biệt là quyền được giáo dục, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt động xã hội và có cơ hội cống hiến.
- Phát triển tồn diện các mặt cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, bao gồm: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và khả năng lao động.
- Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hịa nhập vào mơi trường giáo dục bình thường, phát triển kiến thức, kĩ năng văn hóa xã hội, thái độ tích cực, hoà nhập cộng đồng khi trẻ 18 tuổi.
Các mục tiêu giáo dục cụ thể
- Về kiến thức, kĩ năng văn hóa : Đạt trình độ phát triển tối đa so với khả năng của trẻ trong thời gian
và môi trường giáo dục phù hợp.
- Về kĩ năng xã hội : Có các kiến thức, kĩ năng xã hội phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.
- Phục hồi chức năng : Cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng cơ thể và hạn chế chức năng tinh
thần do khiếm khuyết hoặc tổn thương về tâm lí, trí tuệ.
- Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề : Được hướng nghiệp, học nghề trong các cơ sở đào
tạo để có một nghề hay một cơng việc có thu nhập và có cơ hội được cống hiến cho xã hội.
1.2. Mục tiêu quản lý trường, lớp hòa nhập trẻ có NCĐB
• Đảm bảo huy động tối đa, duy trì sĩ số và chất lượng GD phù hợp của nhà trường đối với trẻ có NC GDĐB thuộc địa bàn quản lí
• Tạo dựng môi trường GD và DH thân thiện đảm bảo sự tham gia tích cực của trẻ có NC GDĐB • Chính quyền địa phương, cộng đồng, gia đình ủng hộ và tham gia tích cực vào hoạt động GD