Khái niệm phương pháp giáo dục hòa nhập

Một phần của tài liệu Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học) (Trang 31 - 32)

Thuật ngữ phương pháp ở đây muốn nói đến “cách thức” dạy học. Ví dụ thực tế ở Việt Nam: cách thức lập kế hoạch, tổ chức, đánh giá quá trình dạy và học trong các cơ sở đào tạo giáo viên và tại các trường học. Phương pháp liên quan trực tiếp đến cách thức giáo dục hòa nhập thực sự tham gia vào “thế giới thực” của các cơ sở đào tạo giáo viên, trường học và cộng đồng.

Phương pháp dạy học hịa nhập về bản chất có liên hệ và tác động qua lại với chương trình hịa nhập. Với ý nghĩa này, chương trình hịa nhập cung cấp khung tổng thể, trong đó thể hiện các phương pháp dạy học hòa nhập. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta có thể có một chương trình trong đó nội dung và cấu trúc mang tính hịa nhập mà khơng tiếp cận với phương pháp dạy học hòa nhập thể hiện sự hòa nhập thì giáo dục hịa nhập cũng khơng có tính khả thi trong điều kiện thực tế lớp học.

Để phương pháp dạy học hịa nhập đi liền với chương trình và hỗ trợ cho chương trình thì cần phải đạt được nhiều mục tiêu liên quan đến phương pháp. Đó là các mục tiêu như sau:

- tiếp cận theo hệ thống để đón nhận sự đa dạng và xác định những rào cản đối với giáo dục hòa nhập.

- thực hiện các phương pháp dạy và học đa dạng có sự tương tác, tránh sử dụng quá mức các phương pháp dạy học không phù hợp với một số người học;

- sử dụng các phương pháp dạy học khuyến khích giáo viên đổi mới và điều chỉnh chương trình và học liệu phù hợp với bối cảnh địa phương;

- tham gia các hình thức đánh giá quá trình và đánh giá xác thực; - hình thành các phương pháp học cá nhân cho người học;

- đảm bảo chất lượng hướng dẫn/kèm cặp và hỗ trợ sinh viên sư phạm và học viên; - đảm bảo công tác thực hành, thực tập sư phạm sâu rộng

- tham gia vào thực tế giảng dạy một cách linh hoạt và có phản hồi để nâng cao năng lực dạy học hòa nhập.

Một phần của tài liệu Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w