Quản lý nhà trường hòa nhập

Một phần của tài liệu Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học) (Trang 45 - 56)

2. Nội dung quản lý GDHN

2.1. Quản lý nhà trường hòa nhập

2.1.1. Quản lí hồ sơ

Khi trẻ có nhu cầu đặc biệt đến trường học tập, mỗi trẻ cần được lập và quản lí hồ sơ theo các quy định chung của ngành đối với từng cấp bậc học. Thông thường hồ sơ giáo dục bao gồm : Sổ theo dõi chăm sóc sức khoẻ, bài làm, bài kiểm tra, học bạ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận hoàn thành cấp học, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ học tập, học nghề và các loại giấy tờ khác.

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có nhu cầu đặc biệt ở mức độ nhất định nào đó thì cần có thêm các loại hồ sơ hỗ trợ, bao gồm :

Kế hoạch giáo dục cá nhân

Là văn bản xác định nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong môi trường hoà nhập hay các môi trường giáo dục khác để đạt được mục tiêu can thiệp, giáo dục một trẻ có nhu cầu đặc biệt. Nội dung của bản Kế hoạch giáo dục cá nhân gồm có các thông tin về: Khả năng, nhu cầu của trẻ thông qua các đặc điểm phát triển cá nhân về thể chất, trí tuệ, tình cảm, tính cách ; mục tiêu giáo dục hàng năm và mục tiêu giáo dục học kỳ (can thiệp sớm và phục hồi chức năng, kiến thức, kĩ năng, hành vi thái độ); thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện, kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với các em.

Căn cứ theo mức độ hỗ trợ nhu cầu đặc biệt của trẻ mà nhà trường xác định những em nào cần phải xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân. Một cách phổ biến, Kế hoạch giáo dục cá nhân thường dành cho đối tượng là trẻ khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ); Các dạng trẻ có các hội chứng đi kèm hoặc không đi kèm với khuyết tật (tự kỉ, tăng động giảm tập trung, trầm cảm, bại não,...).

Giáo án dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt:

Là một bản thiết kế dạy học, là sự cụ thể hoá của kế hoạch dạy học nói chung, cụ thể hoá nội dung của kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ có nhu cầu đặc biệt. Các nội dung gồm :

- Mục đích, yêu cầu bài dạy: Mục tiêu can thiệp sớm, kiến thức, kĩ năng, hành vi thái độ đối với trẻ khác của lớp học và trẻ có nhu cầu đặc biệt.

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện thiết bị dạy học chung và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt. - Hoạt động của giáo viên, của trẻ bình thường và của trẻ có nhu cầu đặc biệt.

- Các bài tập củng cố, thực hành, luyện tập.

Các phiếu theo dõi kết quả can thiệp sớm, giáo dục và dạy học cho từng trẻ:

Gồm các loại phiếu theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân và các giờ học. Nội dung của từng mẫu phiếu được xác định dựa vào mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân và mục tiêu của giờ học đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Kế hoạch chuyển tiếp trẻ có nhu cầu đặc biệt:

Là bản kế hoạch giáo dục giúp cho tiến trình giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt được duy trì thường xuyên, liên tục từ môi trường học tập này sang môi trường học tập khác. Các loại kế hoạch chuyển tiếp bao gồm :

- Kế hoạch chuyển tiếp nghỉ tết nguyên đán, nghỉ hè (bàn giao trẻ cho gia đình, cá nhân hay tổ chức nuôi dưỡng, cộng đồng).

- Kế hoạch chuyển tiếp lên lớp (ở các lớp từ thấp đến cao trong một cấp học). - Kế hoạch chuyển cấp (từ mầm non lên tiểu học).

- Kế hoạch chuyển trường (chuyển sang trường khác nếu có).

Nhà trường cần thực hiện nội dung này đối với tất cả trẻ có nhu cầu đặc biệt, nội dung trọng tâm là Kế hoạch chuyển tiếp đối với những trẻ được lập Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Đối với quản lí số liệu giáo dục hoà nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt được thực hiện theo quy định thống nhất chung về nội dung được thể hiện trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.2. Quản lí đội ngũ

 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đáp ứng mục tiêu quản lí giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, bao gồm :

- Tổ, nhóm chuyên môn về giáo dục hoà nhập : Mỗi trường cần thành lập một tổ, nhóm phụ trách chuyên môn về giáo dục hoà nhập và hoạt động theo các quy định chung của tổ hoặc nhóm chuyên môn trong nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên cốt cán về giáo dục hoà nhập của nhà trường : Đội ngũ này còn được gọi là các giáo viên hỗ trợ giáo viên khác tại trường của mình đang giảng dạy.

- Thành viên của Ban Giám hiệu nhà trường phụ trách công tác giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường hợp số lượng đối tượng này đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Đội ngũ giáo viên đủ kiến thức và kĩ năng đáp ứng các nhu cầu về can thiệp sớm, phục hồi chức năng, học tập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, bao gồm :

- Kiến thức chung về giáo dục hoà nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở mầm non

- Các kĩ năng can thiệp sớm, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật ở các dạng khác nhau. Nội dung này thường gắn liền với trẻ ở độ tuổi mầm non, theo các giai đoạn từ 0 – 3 tuổi và từ 3 đến trước 6 tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ ở các lớp đầu tiểu học thì nội dung này vẫn hết sức quan trọng, nhất là nội dung về phục hồi chức năng.

- Các kĩ năng hỗ trợ khác như : Đánh giá trẻ, lập kế hoạch can thiệp sớm, kế hoạch giáo dục cá nhân, thiết kế và tiến hành bài học hoà nhập, làm và sử dụng đồ dùng phương tiện can thiệp, phục hồi chức năng và dạy học,…

 Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể của nhà trường đối với giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt

Các tổ chức đoàn thể của nhà trường có vai trò quan trọng đối với giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt vì công việc này đòi hỏi không chỉ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân mà còn yêu cầu sự phối hợp hết sức chặt chẽ, mang tính tổng thể của toàn bộ các hoạt động nhà trường. Nội dung này bao gồm :

- Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục học kỳ tổng thể của nhà trường theo hướng lồng ghép nội dung giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt vào kế hoạch chung này.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo sự tham gia và tham gia tích cực của mọi trẻ, đặc biệt là của trẻ có nhu cầu đặc biệt trong nhà trường.

- Tạo nguồn lực cả về nhân lực và kinh phí hỗ trợ cho can thiệp sớm, phục hồi chức năng, tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

- Giám sát hỗ trợ và tham mưu tư vấn cho Ban Giám hiệu nhà trường và các bộ phận, cá nhân liên quan đối với toàn bộ hoạt động giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt của nhà trường.

2.1.3. Quản lí các hoạt động giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt

Đây được coi là nội dung cốt lõi của quản lí nhà trường dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt. Nội dung cụ thể bao gồm :

Thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và dạy học

Nội dung liên quan đến thực hiện các mục tiêu cụ thể của giáo dục và quản lí giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, bao gồm việc giảng dạy của giáo viên và học tập của trẻ, trong đó liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của giáo viên.

a) Hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và dạy học đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nội dung sau :

- Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục trong bản Kế hoạch giáo dục cá nhân theo chủ đề (đối với mầm non) và chủ đề môn học đối với tiểu học và THCS. Điều chỉnh ở bước này là cơ sở cho việc tiến hành các bước soạn giáo án và giảng dạy trên lớp của giáo viên. Các phương pháp điều chỉnh trong giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt bao gồm : Điều chỉnh đồng loạt ; điều chỉnh đa trình độ ; điều chỉnh trùng lặp giáo án ; và điều chỉnh thay thế.

- Công tác chuẩn bị cho các hoạt động lên lớp : Tìm hiểu trẻ trước giờ học, xây dựng giáo án theo quy định chung (mục tiêu, kế hoạch đồ dùng phương tiện, các hoạt động chủ yếu), chuẩn bị đồ dùng sẵn sàng cho việc lên lớp.

- Thực hiện giảng dạy theo các tiêu chí của một giờ học có đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, sử dụng các phương pháp phát huy sự tham gia và tham gia tích cực của trẻ trong các hoạt động học tập.

Nội dung các tiêu chí gồm : 1) Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú, đảm bảo tất cả trẻ trong lớp học có thể tham gia để phát triển khả năng của mình (bao gồm cả can thiệp sớm và phục hồi chức năng); 2) Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự tìm tòi, tự phát hiện, tự học của trẻ; 3) Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm, đặc biệt là đối với các trường hợp trẻ có nhu cầu đặc biệt cụ thể trong lớp; 4) Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được của trẻ; 5) Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi hướng dẫn trẻ tìm ra được kết quả.

b) Hoạt động học tập của trẻ :

- Đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt không cần có kế hoạch giáo dục cá nhân, hoạt động học tập của các em được diễn ra một cách bình thường, tuy nhiên trong quá trình học tập, những em này cần có sự quan tâm hướng dẫn sâu và dành nhiều thời gian hơn ở một hay một số nội dung bài học, chủ đề, môn học của giáo viên và các bạn khác trong lớp học.

- Đối với những trẻ có nhu cầu đặc biệt được xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, hoạt động học tập của các em được thực hiện theo hướng điều chỉnh và thường xuyên cần sự hỗ trợ đặc biệt của giáo viên và các bạn bè khác trong lớp học. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không phải lúc nào các em cũng cần sự hỗ trợ đặc biệt. Điều này liên quan đến các biện pháp và phương pháp giảng dạy, hỗ trợ của giáo viên đối với từng đối tượng cụ thể và từng môn học cụ thể.

c) Đánh giá giờ dạy cho trẻ có nhu cầu đặc biệt :

Đánh giá giờ dạy cho trẻ có nhu cầu đặc biệt là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện thường xuyên với mục đích giúp cho giáo viên, trẻ của lớp học nói chung và trẻ có nhu cầu đặc biệt nói riêng giảng dạy và học tập ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Nội dung đánh giá gồm :

- Sự chuẩn bị giáo án lên lớp và đồ dùng phương tiện dạy học của giáo viên. Giáo án cần tuân theo quy định chung đối với một tiết dạy học hoà nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, ngoài việc thực hiện các yêu cầu chung về đồ dùng phương tiện dạy học thì giáo viên cần có sự chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học đặc thù dành riêng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt khi cần thiết.

- Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh mục tiêu, nội dung dạy học, trong đó bao gồm việc đánh giá tiến hành bài học và đánh giá kết quả học tập trên trẻ, nội dung cụ thể :

Đánh giá tiến hành bài học : 1) Sự phù hợp giữa đặc điểm trẻ với mục tiêu bài học đã điều chỉnh ; 2)

Nội dung điều chỉnh phù hợp với mục đích bài học cho trẻ ; 3) Sử dụng đúng nội dung điều chỉnh cùng với phương pháp điều chỉnh; 4) Sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp điều chỉnh; 5) Sử dụng phương pháp điều chỉnh phù hợp với hoạt động học tập chung của cả lớp; 6) Sử dụng hiệu quả các đồ dùng phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

Đánh giá kết quả học tập trên trẻ : 1) Mức độ tham gia vào giờ học của trẻ; 2) Kết quả lĩnh hội

của trẻ về : Can thiệp sớm, phục hồi chức năng, nhận thức, kĩ năng, hành vi và thái độ so với mục tiêu bài học đã điều chỉnh dành cho trẻ.

- Đảm bảo sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động của mọi trẻ trong lớp học.

- Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của trẻ trong giờ học. d) Đánh giá kết quả giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt ở mầm non

Nội dung đánh giá bao gồm các khía cạnh cơ bản : - Sự phát triển về thể chất, vận động và các giác quan. - Sự phát triển nhận thức.

- Sự phát triển ngôn ngữ. - Khả năng tự phục vụ. - Xúc cảm – tình cảm xã hội. - Khả năng thẩm mĩ.

2.1.4. Hoạt động tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên cốt cán của nhà trường

a) Tổ chuyên môn

- Đối với các trường có tổ, nhóm chuyên môn phụ trách riêng về giáo dục hoà nhập thì nội dung hoạt động thực hiện theo quy chế chuyên môn theo từng cấp, bậc học.

- Đối với trường chưa có tổ, nhóm chuyên môn phụ trách riêng về giáo dục hoà nhập thì xây dựng nội dung kế hoạch giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt trong nội dung kế hoạch giáo dục và dạy học chung của tổ, nhóm. Đồng thời, đảm bảo thực hiện nội dung quy chế chuyên môn theo quy định chung.

b) Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn

Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn được quy định trong điều lệ các nhà trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng. Ngồi ra nội dung hoạt động của tổ chuyên môn về GDHN được quy định cụ thể trong quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

Điều 8. Tổ, nhóm chun mơn giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật

1. Mỗi cơ sở giáo dục hòa nhập thành lập một tổ, nhóm chun mơn giáo dục hịa nhập dành cho người khuyết tật. Tổ, nhóm chun mơn gồm các cán bộ chun môn, kỹ thuật viên, giảng viên, giáo viên giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

2. Nhiệm vụ của tổ, nhóm chun mơn:

a) Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở từng đơn vị phụ trách theo sự chỉ đạo của Bộ;

b) Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật, của giáo viên, giảng viên;

c) Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho người khuyết tật;

d) Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

Hiện nay, giáo viên cốt cán thuộc lĩnh vực này của hầu hết các nhà trường đều làm việc theo hình thức kiêm nhiệm. Chính sách giáo dục hoà nhập hướng tới xây dựng một đội ngũ giáo viên cốt cán chuyên trách về giáo dục hoà nhập của mỗi trường ở các cấp, bậc học khác nhau.

2.2.2. Các cuộc thi sáng kiến giáo dục và dạy học trẻ có nhu cầu đặc biệt

Đây được coi là một loại hình hoạt động chuyên môn của nhà trường nhằm hướng tới thúc đẩy

Một phần của tài liệu Tài liệu trẻ khuyết tật (Tập huấn giáo viên tiểu học) (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w