Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 51 - 85)

2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu

- Lấy mẫu rác thải để phân loại thành phần:

 Kích thước mẫu: 1m3/mẫu;

 Mục tiêu lấy mẫu bao gồm các loại rác thải sau:

o Rác thải hỗn hợp của rác thải hộ gia đình, rác thải nhà hàng / khách sạn: lấy mẫu riêng tương ứng với từng khu vực thu nhập thấp, vừa và cao (2 mẫu cho mỗi khu vực);

o Rác thải chợ: lấy 2 mẫu của 2 chợ;

o Rác thải công viên (khu công cộng)/vườn hoa: lấy 1 mẫu.

 Rác thải đô thị sau khi đổ vào bãi chôn lấp hiện có, được trộn đều trước khi lấy mẫu.

 Sử dụng thùng 100L để lấy mẫu rác và cân bằng cân bàn (10 thùng tương đương với 1m3).

 Mẫu rác thải được sàng bằng sàng kích thước 28mm*28mm để tách riêng rác thải có kích thước nhỏ hơn 40mm.

Quá trình phân loại rác thải:

 Các mẫu rác thải được phân loại trực tiếp bằng tay trên sàng;  Cân từng loại thành phần rác thải sau khi được phân loại;  Cân phần rác thải lọt qua sàng

 Ước tính tỷ lệ phần trăm thành phần hữu cơ, vô cơ và chất trơ của phần rác thải lọt qua sàng.

- Lấy mẫu thành phần các chất có khả năng cháy sinh ra nhiệt để phân tích giá trị nhiệt trị:

Mẫu được lấy và bảo quản trong các túi nilon sạch và để khô tự nhiên.

Để đảm bảo cho quá trình làm thí nghiệm được đầy đủ và chính xác về tỷ lệ, các nguồn nguyên liệu được thu nhặt như sau:

Gỗ: Được lấy từ tre và mùn cưa của quá trình gia công gỗ Nhựa: Được lấy từ chai, lọ và các phế thải được làm từ nhựa Da: Được lấy từ các phế liệu của ngành giày da

Giấy: Bao gồm giấy viết, bìa caton

Cao su: Được lấy từ các săm xe ô tô, xe máy và xe đạp

Vải: Lấy từ quần áo và một số đồ dùng khác từ vải đã được thải bỏ.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các báo cáo, tham luận chuyên ngành…Để tìm kiếm, thu thập thông tin có liên quan đến đề tài. Qua những thông tin này có thể có được những nhận định, đánh giá chính xác mang tính logic và thuyết phục cao.

2.2.3. Phƣơng pháp thống kê, điều tra, khảo sát

Dùng các bảng biểu thống kê, điều tra, khảo sát về lượng rác thải phát sinh cũng như thành phần rác thải tại thành phố Bắc Ninh.

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích

- Là phương pháp tính toán các thông số công nghệ chính ảnh hưởng đến quá trình thu hồi sản phẩm như: nhiệt độ, nhiệt trị, độ ẩm [5] [9].

- Cách tính giá trị: Độ ẩm, hiệu suất thu hồi sản phẩm và nhiệt trị

Trong đó: W: là độ ẩm

m0: là khối lượng chất thải rắn trước khi sấy (g). mr: là khối lượng chất thải rắn sau khi sấy (g).

b. Tính hiệu suất thu hồi sản phẩm: xA = (mT : mr). 100% Trong đó: xA: là hiệu suất thu hồi sản phẩm, % mr: Khối lượng mẫu trước khi nung (g).

mT: Khối lượng sản phẩm sau khi nung (g).

c. Tính nhiệt trị: Nhiệt trị là giá trị đo lường của nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị trọng lượng nhiên liệu (Q).

Nhiệt trị tạo ra khi đốt CTR phụ thuộc vào: - Độ ẩm của rác

- Thành phần cháy được và không cháy được.

Có thể xác định nhiệt trị của rác theo công thức Dulông:

Q = 2,326 [ 145C + 610 ( H2 – 1/8 O2) +40S +10N ] (kJ/kg)

Trong đó: C - lượng cácbon tính theo %; H - lượng hydro tính theo %;

O - lượng oxy tính theo %; S - lượng sunfua tính theo %; N - lượng nitơ tính theo %.

2.2.5. Phƣơng pháp dự báo

Phương pháp 1: Phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của từng đô thị được dựa trên các yếu tố sau:

- Dân số và tốc độ tăng dân số;

- Các điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại từng vùng kinh tế;

Phương pháp 2: Hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai là phương pháp hồi cứu các số liệu về trạng thái, số lượng và thành phần chất thải rắn và xu thế diễn biến môi trường của giai đoạn quá khứ trên cơ sở của số liệu đã thu gom từ nhiều năm liên tục.

- Tổng lượng chất thải rắn phát sinh (tấn /năm);

- Tổng lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý (tấn /năm);

- Lượng chất thải rắn có khả năng đốt cháy và sinh ra năng lượng và giá trị năng lượng được tạo ra sau khi đốt chất thải rắn.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn thành phố Bắc Ninh 3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn 3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu chung cư, cửa hàng ăn uống, chợ, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công sở, vườn hoa, công viên….

- Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất khác.

- Chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế: Bệnh viện, phòng khám đa khoa và chuyên khoa, trung tâm y tế, phòng xét nghiệm và các trạm y tế tuyến xã, phường.

3.1.2. Hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn thành phố Bắc Ninh

Trong những năm qua, với vai trò là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế xã hội, thành phố Bắc Ninh đã và đang từng bước chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thu hút nhiều lao động tự do từ các vùng lân cận khiến cho mật độ dân số ngày càng cao (tính đến 31/12/2011 mật đô dân số toàn thành phố là 2.123 người/km²) đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải. Cùng với quá trình đô thị hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên quỹ đất bị thu hẹp dần, không còn đủ để phục vụ cho công tác chôn lấp rác tại chỗ, rác thải chủ yếu đổ lộ thiên tại các hố đấu, ao, hồ, hoặc ven các trục đường giao thông gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của nhân dân.

- Đối với CTR sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh phần lớn do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và Công trình đô thị (Dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Ninh) đảm nhiệm công tác

thu gom, vận chuyển và xử lý còn lại một số ít chất thải rắn sinh hoạt do các tổ, đội môi trường của các xã, phường thu gom sau đó Công ty Môi trường tới vận chuyển và xử lý.

Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn thành phố rất được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay (chỉ đáp ứng khoảng 70% - 80% yêu cầu). Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như: giấy vụn, kim loại, nhựa… còn rất thấp và chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý. Chất thải rắn sinh hoạt đổ ra đường, từ các công trình công cộng được thu gom theo phương thức thủ công, công nhân dùng chổi quét sau đó xúc lên các xe đẩy tay để đưa ra các điểm cẩu.

Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình được thu gom bằng các xe đẩy tay hoặc các xe thu gom chạy theo các tuyến đã định sẵn.

Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Bắc Ninh đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp tại Bãi rác Đồng Ngo, hiện tại bãi rác này đã quá tải; một số bãi chôn lấp là những bãi đổ rác tự nhiên, lộ thiên và không có sự kiểm soát mùi, côn trùng. Nước rỉ ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng [17].

Ảnh 1. Rác thải đổ bừa bãi ven đƣờng

Ảnh 2. Công nhân thu gom rác bằng xe đẩy tay

Ảnh 3. Bãi rác Đồng Ngo - Thành phố Bắc Ninh

- Đối với CTR công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp tập trung đã được các cơ sở ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với các đơn vị có chức năng. Ở Bắc Ninh, có duy nhất một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng công nghệ thiêu đốt, công suất 200kg/ngày của Công ty Trách nhiệm hữư hạn Hùng Hưng - Môi trường xanh có địa điểm tại xã Phù Lãng - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.

Ảnh 4. Các hoạt động thu gom, tái chế rác thải công nghiệp

Tại các cụm công nghiệp, khu vực làng nghề lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là khá lớn, nhưng hoạt động thu gom và xử lý còn rất hạn chế, cơ bản vẫn được để lẫn với chất thải thông thường và đem chôn lấp hoặc đổ ra các bãi rác tự phát, lộ thiên đang gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

- Đối với CTR y tế

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, 100% các cơ sở y tế đều tiến hành thu gom triệt để rác thải được phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại rác thải y tế tại nguồn vẫn chưa triệt để; tình trạng để lẫn, để nhầm rác thải y tế nguy hại với các loại rác thải thông thường còn phổ biến và diễn ra thường xuyên. Các dụng cụ (túi đựng, hộp đựng vật sắc

nhọn…) chưa được sử dụng đúng quy định về màu sắc (màu xanh đựng rác thải sinh hoạt, màu vàng đựng chất thải lâm sàng và bên ngoài túi đựng phải có biểu tượng nguy hại sinh học, màu đen đựng chất thải hoá học, thuốc gây độc tế bào và phóng xạ);

Ảnh 5. Nguồn phát sinh chất thải y tế

Nhiều cơ sở không sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn theo quy định của ngành y tế mà tận dụng các chai đạm, nước sau khi truyền làm vật đựng không đảm bảo về độ cứng, độ dày.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện đang áp dụng biện pháp xử lý rác thải y tế nguy hại bằng lò đốt nhiệt độ cao (>9000C) đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Ảnh 6. Lò đốt chất thải y tế (Incicon)

Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Ảnh 7. Lò đốt chất thải y tế (VHI – 18 B)

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở y tế chuyên khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phong - Da liễu, Trung tâm Phòng chống bệnh mắt), Bệnh viện Quân y 110, Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Ninh và 19 trạm y tế cấp xã, phường không áp dụng hoặc áp dụng các biện pháp xử lý rác thải y tế nguy hại không đảm bảo hợp vệ sinh (đổ chung với rác thải sinh hoạt hoặc tự đốt ngoài trời) gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân [16].

Bảng 4. Thống kê các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

STT

Tên bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám,

trạm y tế Phương pháp xử lý

1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đốt bằng lò có nhiệt độ cao (Incinco)

2 Bệnh viện phục hồi chức năng Chôn lấp

3 Bệnh viện Lao phổi Đốt bằng lò có nhiệt độ cao (VHI - 18 B)

4 Bệnh viện y học cổ truyền Hợp đồng đốt với bệnh viện Lao phổi 5 Bệnh viện tâm thần Công ty MTĐT thu gom 6 Bệnh viện Phong - Da liễu Đốt bằng lò thủ công sau đó đem chôn lấp 7 Trung tâm phòng chống bệnh mắt Công ty MTĐT thu gom 8 Bệnh viện Quân y 110 Công ty MTĐT thu gom 9 Trung tâm y tế thành phố Công ty MTĐT thu gom 10 Bệnh viện Kinh Bắc Hợp đồng thu gom, xử lý với

bệnh viện Đa khoa tỉnh 11 Bệnh viện Thành An Thăng Long Hợp đồng thu gom, xử lý với

12 Phòng khám Hoàn Mỹ Hợp đồng thu gom, xử lý với bệnh viện Đa khoa tỉnh 13 Phòng khám Bắc Hà Tự thu gom, xử lý

14 Phòng khám Đào Bình Tự thu gom, xử lý

15

Trạm y tế tại 19 xã, phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Kim Chân, Suối Hoa, Tiền An, Kinh Bắc, Võ Cường, Ninh Xá, Phong Khê,Vệ An, Vạn An, Hòa Long, Khúc Xuyên, Đại Phúc, Vân Dương, Nam Sơn, Khắc Niệm, Hạp Lĩnh.

Đốt ngoài trời

(hoặc đốt bằng lò thủ công) sau đó đem tự chôn lấp

3.2. Đặc điểm chất thải rắn 3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt: 3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có thành phần hợp chất hữu cơ cao (khoảng 74%).

Thành phần nhựa cao hầu hết là từ các túi và vỏ bọc.

3.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Có sự biến đổi lớn về độ ổn định, thành phần, cấu tạo theo từng loại hình công nghiệp. Do vậy, thông số xác định lượng rác là số lượng và quy mô của từng loại hình công nghiệp.

Ngành công nghiệp giấy tại xã Phong Khê - Thành phố Bắc Ninh là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất khu vực này hiện nay. Lượng chất thải rắn từ băng dính, tro, xỉ than chiếm khối lượng rất lớn.

3.2.3. Chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế có thành phần phức tạp, khả năng lan truyền dịch bệnh cao (Mô, kim tiêm, bông băng dính máu, ống truyền...).

3.2.4. Các loại chất thải rắn khác

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nông nghiệp phát sinh từ khu vực nông thôn (phụ phẩm nông nghiệp sau mùa vụ, phân gia súc…) là các sản phẩm giàu chất hữu cơ.

Chất thải rắn xây dựng chủ yếu là thành phần vô cơ (bê tông, gạch ngói vỡ …) có khối lượng lớn và rất cồng kềnh.

3.3. Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh, phân loại thành phần chất thải rắn tại thành phố Bắc Ninh thành phố Bắc Ninh

Trong những năm gần đây lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế tại thành phố Bắc Ninh ngày càng gia tăng đáng kể và là một trong những vấn đề bức thiết mà thành phố cũng như tỉnh Bắc Ninh đang phải đối mặt và cần có những biện pháp giải quyết nhanh chóng. Lượng chất thải rắn phát sinh biến động chủ yếu là:

 Do sự gia tăng dân số

 Do sự tăng trưởng kinh tế và tăng các khu công nghiệp  Do những dịp đặc biệt như lễ hội, mùa du lịch

 Do thói quen tiêu dùng, cách sử dụng hàng hoá và nhiều nguyên nhân khác Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh bình quân theo đầu người tại thành phố Bắc Ninh là khoảng 0,8 kg/người/ngày.

Bảng 5. Khối lƣợng rác thải phát sinh của TP Bắc Ninh

( Nguồn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh)

STT Nguồn rác

thải Loại rác thải Thông tin thu thập đƣợc

1 Rác thải đô thị a. Rác thải hộ gia đình;

b. Rác thải thương mại;

c. Rác thải chợ; d. Rác thải công

viên (khu công cộng) / vườn hoa; e. Rác thải khách

sạn / nhà hàng.

Tổng khối lượng rác thải đô thị tại thành phố Bắc Ninh phát sinh khoảng 145 tấn/ ngày. Trong đó: Khối lượng ước tính của mỗi loại rác là:

+ 115,45 tấn/ngày rác thải hộ gia đình; + 12,68 tấn/ngày rác thải khách sạn/nhà hàng.

+ 10,24 tấn/ngày rác thải chợ. + 4,16 tấn/ngày rác thải thương mại khác.

+ 2,47 tấn/ngày rác thải công viên/vườn hoa. 2 Rác thải công

nghiệp

Lượng chất thải rắn phát sinh từ các

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 51 - 85)