Công nghệ tái chế/ thu hồi tài nguyên từ quá trình xử lý chất thải rắn (CTR)

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 44 - 46)

Các công nghệ xử lý, tái chế CTR đô thị đang áp dụng ở Việt Nam là: (1) Công nghệ Seraphin; (2) Công nghệ An Sinh - ASC và (3) Công nghệ MBT – CD.08 - Công nghệ xử lý rác thải thành nhiên liệu [5].

a. Công nghệ Seraphin:

Công nghệ Seraphin tái chế chất thải bằng thiết bị cơ khí và áp lực cho 3 dòng sản phẩm:

- Chất thải rắn đô thị loại hữu cơ có khả năng phân hủy cao chế biến thành phân compost.

- Phế thải nhựa dẻo, phế thải trơ thành nguyên liệu hạt nhựa SERAPHIN để sản xuất một số sản phẩm hữu dụng như tấm cốppha, ống thoát nước, xô chậu đựng vữa và vật liệu xây dựng, bát đựng mủ cao su.

- Gạch, đá, đất cát, sành sứ, tạp chất bẩn khác được đóng rắn áp lực cao tạo thành gạch block, dải phân cách giao thông.

Công nghệ này đang được triển khai, áp dụng tại nhà máy Xuân Sơn – Sơn Tây và một số nhà máy khác.

b. Công nghệ An Sinh - ASC:

Công nghệ An Sinh - ASC xử lý rác thải đô thị cho 2 dòng sản phẩm: - Chất thải đô thị có thành phần hữu cơ để sản xuất phân compost.

- Nguyên liệu hỗn hợp nhựa dẻo để sản xuất các loại ống thoát nước, tấm sàn, vách ngăn…

Theo công nghệ này lượng CTR còn lại không thể tái chế, thu hồi phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 10 %.

Công nghệ này hiện đang triển khai áp dụng tại nhà máy xử lý rác Thủy Phương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

c. Công nghệ MBT – CD.08 - Xử lý rác thải thành nhiên liệu:

Công nghệ này do Công ty TNHH Thủy Lực và Máy ứng dụng nghiên cứu, chế tạo. Đây là công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hạn chế chôn lấp đối với loại chất thải rắn chưa qua phân loại tại nguồn, phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

Đặc điểm công nghệ:

- Công nghệ này có tính linh hoạt cao, tạo ra nhiều lựa chọn sản phẩm tái chế từ các nguyên liệu trong rác thải. Có thể dùng sản xuất phân compost, sản xuất nhiên liệu tái tạo từ các chất thải hữu cơ và nhiên liệu công nghiệp từ các chất thải hỗn hợp, nhiều thành phần khác…

1. Chất cháy được tái chế thành viên nhiên liệu (Bao gồm tất cả các vật chất cháy được không còn xà bần).

2. Chất vô cơ được tái chế thành gạch xỉ (bao gồm tất cả các vật chất không cháy được không còn thủy tinh sành sứ hay đất cát).

3. Tách loại tự động tới 98 % nylon ra khỏi rác hỗn hợp (bán tái chế nhựa) 4. Tách loại tự động 100% kim loại ra khỏi rác hỗn hợp (bán tái chế kim loại)

5. Một số lượng rất rất ít rác độc hại như pin cũng được tách từ tự động, đóng rắn thành khối cùng với kim loại sẽ được tiêu hủy trong lò nấu thép.

6. Sử dụng rất ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với rác trong dây chuyền : 4 - 6 người/dây chuyền phân loại.

7. Xử lý & tái chế triệt để 100% rác đầu vào. Không chôn lấp.

8. Nước rác được thu vào bể xử lý và được dùng để hồi ẩm cho tháp sử lý sinh học nên không có nước rỉ rác

9. Khí thải được hút thu tự động trên toàn dây chuyền xử lý, được xử lý hóa học – Không phát tán ra ngoài

10. Một số lượng nhỏ lốp cao su, giày da được nghiền nhỏ & tái chế thành các tấm cao su trải sàn công nghiệp (hoặc đốt tận dụng nhiệt sấy khô viên nhiên liệu).

Tất cả các vật chất có trong rác thải được xử lý và tái chế 100% thành các sản phẩm hữu ích (không còn % nào phải chôn lấp). Các sản phẩm rác từ công nghệ MBT - CD.08 có thị trường rộng. Đây là nguồn thu đáng kể để tái sản xuất cho nhà máy xử lý rác [5] [13].

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 44 - 46)