Giới thiệu về chính sách phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 46 - 49)

Chính phủ Việt Nam đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng của đất nước, đặc biệt là nhu cầu điện năng. Các chính sách đó gồm:

- Cải thiện cơ cấu ngành năng lƣợng:

+ Thành lập Tổng cục năng lượng ngày 5/9/2011, trực thuộc Bộ Công Thương. Tổng cục là cơ quan đầu mối về công nghiệp năng lượng trong phát triển điện lực; phát triển điện hạt nhân; năng lượng mới và năng lượng tái tạo; quản lý nhu cầu và tiết kiệm năng lượng; dầu khí và công nghiệp than.

+ Hình thành thị trường phát triển điện cạnh tranh

- Phát triển các nguồn cung cấp năng lƣợng sơ cấp:

+ Phát triển tiềm năng và công nghệ khai thác than

+ Phát triển công nghệ thu hồi khí đồng hành phát triển khai thác khí thiên nhiên.

- Phát triển năng lƣợng hạt nhân:

Chủ trương phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đã được chính thức hóa tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2009. Tháng 5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban.

Theo lộ trình dự kiến, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi động xây dựng vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 do công ty EPT (Liên bang Nga) đảm trách việc khoan thăm dò địa chất và quan trắc từ giữa năm 2011.

- Phát triển năng lƣợng tái tạo:

Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo được đề xuất trong nhiều văn bản về năng lượng của Chính phủ Việt Nam:

+ Phương án quy hoạch điện VII (Quyết định 1208/ QĐ-TTg ngày 21/7/2011): Mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo lên khoảng 3 % tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.

+ Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1855/ QĐ-TTg ngày 27/12/2007): Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) sẽ được đặc biệt ưu tiên nhằm tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% (năm 2010) lên 4,5 % (năm 2020) và đạt 6% vào năm 2030.

+ Quyết định số 37/2011/ QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió ở Việt Nam. Theo đó Chính phủ ban hành các cơ chế ưu đãi vay vốn, sử dụng đất, trợ giá mua điện với mức thấp nhất, đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển điện gió.

+ Ngoài ra Chính phủ Việt Nam cũng có các Quyết định phê duyệt các dự án phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác như: Đề án phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015; Dự án “ Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2007-2012”.

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng:

+ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Quốc hội ban hành. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.

+ Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các sự kiện về năng lượng hàng năm (giờ trái đất) là những nét nổi bật, tích cực và được đông đảo nhân dân ủng hộ trong những năm gần đây [9] [10] [14] [15] [23].

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 46 - 49)