Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005 định nghĩa:
- Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm cả chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
- Chất thải rắn phát thải từ các hoạt động y tế được gọi chung là chất thải rắn y tế. Trong các cơ sở y tế có 2 loại chất thải: chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại.
- Chất thải nguy hại: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác [5] [8].
1.5.2. Sự phát sinh chất thải rắn đô thị và tác động của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi trƣờng sinh thái sức khỏe cộng đồng và môi trƣờng sinh thái
Sự phát sinh Chất thải rắn đô thị:
Cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XIX ở Châu Âu, bên cạnh những lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng nảy sinh những vấn đề môi trường về chất thải rắn.
Hình 2: Sơ đồ dòng nguyên vật liệu và sự phát sinh chất thải[22]
Nói đến chất thải rắn người ta nghĩ ngay tới các khu đô thị và các khu công nghiệp bởi đô thị là nơi tập trung và thu hút dân cư đông đúc với nhiều hoạt động kinh tế - xã hội rất đa dạng, điều kiện sống và mức tiêu dùng của người dân ngày càng cao nên nó là nơi tiêu tốn nhiều tài nguyên và thải ra nhiều chất thải (trong đó có chất thải rắn). Nếu không quản lý tốt thì ảnh hưởng của chất thải rắn với con người ngày càng lớn và trở thành “ hiểm họa”. Thực tế cho thấy rằng, trong xã hội công nghiệp, quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất. Sản xuất càng phát triển thì lượng phát sinh chất thải càng nhiều. Ví dụ: Ở các nước công nghiệp, cứ mỗi tỷ USD của GDP thì tạo ra 5000 tấn chất thải, trong khi đó ở các nước đang phát triển chỉ vài trăm tấn. Năm 2004, các thành phố trên thế giới thải ra khoảng 7,2 tỷ tấn rác, trong đó 4,4 tỷ tấn (chiếm 61%) thuộc các nước phát triển. Còn ở các nước đang phát triển, chất thải rắn thường không được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Ở nhiều nơi, CTR thải trực tiếp xuống ao hồ, sông ngòi và đất trống tạo thành các bãi rác lộ thiên hoặc xử lý rất đơn giản không đảm bảo vệ sinh.
Tác động của Chất thải rắn:
Nguyên liệu thô Chất thải
Sản xuất Nguyên vật liệu
thài dư thừa Thu hồi, tái chế Sản xuất thứ cấp Người tiêu dùng Thải bỏ cuối cùng Ghi chú Dòng nguyên vật liệu thô, sản phẩm và vật liệu thu hồi/ tái sinh
a. Chất thải rắn làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh (đất, nước, không khí…)
Chất thải rắn nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý sẽ làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệ sinh nhà ở, khu dân cư sút kém, có thể thấy rõ qua 3 yếu tố chính: mùi hôi, bụi và nước bẩn.
- Mùi hôi (xú uế): Dưới tác động của vi sinh vật hoại sinh, các vi sinh vật ăn các thành phần rác hữu cơ như: lá, vỏ cây, thức ăn thừa… sẽ bị phân hủy và sinh ra những khí độc (như H2S, CH4) các khí độc này bay vào không khí sẽ làm ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện nóng ẩm như nước ta, quá trình phân hủy sẽ xảy ra càng nhanh và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường càng lớn.
- Bụi: Bụi từ các đống rác (trên đường phố, ngõ xóm, khu dân cư…) khi gặp gió hoặc quét dọn sẽ bay lên làm nhiễm bẩn không khí, dẫn đến viêm đường hô hấp cho công nhân vệ sinh và cho mọi người khác một cách dễ dàng.
- Nước bẩn: Nước từ các đống rác không chỉ làm nhiễm bẩn đất ngay tại chỗ mà còn bị nước mưa cuốn đi và làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt và nước ngầm ở nơi xa hơn nữa.
b. Chất thải rắn là nguồn chứa mầm bệnh
Chất thải rắn là nguồn chứa nhiều loại mầm bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh đường ruột (tả, lỵ, thương hàn…). Các vi khuẩn này có thể sống nhiều ngày trong môi trường đất, nước và có nguy cơ gây lan tràn bệnh dịch.
c. Chất thải rắn là nơi hoạt động của sinh vật trung gian (ruồi, muỗi, chuột, gián, bọ…)
Chất thải rắn đặc biệt là chất thải có thành phần hữu cơ cao như rác, phân người và gia súc là nguồn cung cấp thức ăn và có vai trò quyết định trong vấn đề sinh sản của ruồi. Từ những đống rác dơ bẩn, lưu cữu do không được thu gom, vận chuyển kịp thời, ruồi nhặng đậu vào kiếm thức ăn và đẻ trứng. Sau đó chúng lại đậu vào nhứng thức ăn của con người (do không được che đậy, bảo quản tốt) để làm nhiệm vụ trung gian là vận chuyển mầm bệnh đường ruột vào cơ thể người. Ngoài
ra, các đống rác và cống rãnh còn là nơi hoạt động của chuột, bọ, gián…chính là nơi phát sinh các ổ dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa.
Theo nhiều điều tra nghiên cứu và thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 5 triệu người, trong đó có 4 triệu trẻ em bị chết vì các loại bệnh có liên quan đến chất thải [21].
d. Chất thải rắn chiếm dụng không gian và làm mất mỹ quan đô thị, tạo nếp sống kém văn minh.
Chất thải rắn không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn chiếm dụng đất đai, không gian sống của con người. Nếu không có quản lý đúng đắn, chất thải rắn càng nhiều thì chiếm diện tích đất càng lớn và càng làm mất mỹ quan đô thị. Nơi nào không có CTR tồn đọng nơi đó sạch sẽ, quang đãng và đảm bảo mỹ quan, tăng thêm giá trị của cảnh quan và thể hiện nếp sống văn minh ở trình độ cao.
Nếu quản lý CTR không hợp lý sẽ gây ra những tác động lớn đối với môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - văn hóa - du lịch của đô thị.
Tác động quản lý CTR không hợp lý
Môi trường xú uế
Tổn hại sức khỏe con người
Tạo môi trường dịch bệnh Tạo nếp sống kém văn minh Gây ùn tắc giao thông Gây mất mỹ quan đô thị Giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Tác động xấu đến ngành du lịch
Hình 3. Tác động của việc quản lý không hợp lý chất thải rắn đô thị 1.5.3. Phân loại chất thải rắn đô thị
a. Theo nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn bao gồm tất cả các loại chất thải ở thể rắn mà chủ nguồn thải không còn dùng nữa và hầu như không còn giá trị sử dụng. Phân loại CTR đô thị theo nguồn gốc được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn phát sinh Hoạt động phát sinh CTR Chất thải rắn 1. Chất thải rắn đô thị a. CTR khu dân cư CTR nhà ở (độc lập, nhiều hộ), chung cư
Chất thải thực phẩm, cuống rau, vỏ cây, hoa, quả, giấy, bìa carton, nhựa, CTR có nguồn gốc từ hàng dệt may, da, CTR vườn, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm và và các kim loại khác, tro bếp, lá cây đường phố, CTR loại đặc biệt: CTR loại cồng kềnh, đồ điện gia dụng, đồ gỗ hỏng, dầu mỡ, pin, lốp xe, và CTR nguy hại gia đình (pin, bóng đèn neon qua sử dụng hỏng...)
b. CTR thương
mại
Nhà kho, cửa hàng ăn uống, chợ, siêu thị, văn phòng, cửa hàng in, photo, trạm phục vụ, nơi sửa chữa ô tô, xe máy
Giấy, bìa carton, nhựa gỗ, CTR thực phẩm đồ ăn thải bỏ, thuỷ tinh, kim loại, CTR nguy hại (dầu thải, mực in thải, pin hỏng…,)
c. Cơ quan, công sở
Trường học, nhà trẻ, nhà tù viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng của Chính phủ,địa phương...
d. CTR xây dựng
Công trường xây dựng (xây dựng mới, cải tạo), cải tạo, sửa chữa đường phố, phá dỡ công trình, bóc dỡ áo đường
- Phế thải do các hoạt động tháo dỡ như dây điện và các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh; các sản phẩm từ gỗ: khuôn cửa đi, cửa sổ, tre gỗ, gỗ ván; bêtông vỡ, vôi vữa, gạch ốp lát, đất đá, sành sứ, ngói sắt thép phế liệu. - Đất cát do đào móng xây dựng công trình.Trong quá trình xây dựng: Vật liệu công trình xây dựng rơi vãi do hoạt động xây dựng công trình: vôi, vữa, sành gạch, bêtông, đinh, dây thép buộc, ximăng, mẩu sắt thép, đường ống cấp thoát nước... Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các công trình xây dựng: vỏ hộp sơn đựng sau sử dụng, các loại hóa chất dùng trong xây dựng, đinh và các vật sắc nhọn, que hàn... e.Các hoạt động dịch vụ đô thị Quét dọn đường phố, công viên và các công trình công cộng khác, vệ sinh bến tàu, công viên, bãi biển và các khu vui chơi giải trí.
Rác quét dọn đường phố, công viên và các nơi công cộng khác, CTR loại đặc biệt.
f. CTR từ các khu xử lý Nhà máy xử lý nước cấp, trạm xử lý nước thải, khu xử lý, tái chế CTR
Rác thải từ các song chắn rác, bùn, đất, cát phát sinh từ các công trình xử lý.
CTR y tế
Các cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám đa khoa và các chuyên khoa trung tâm nghiên cứu; các phòng thí nghiệm, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm; Trung tâm y tế cấp huyện, quận; các cơ sở sản xuất thuốc, dược liệu, thuốc men…)
- Loại thông thường như chất thải rắn đô thị.
- CTR y tế nguy hại:
+ Các loại bông, băng, gạc dính máu, mủ bị loại bỏ sau khi dùng cho mục đích: khám, chữa bệnh, điều trị, phẫu thuật…
+ Chất thải lâm sàng: Các bộ phận, các tổ chức mô bị cắt bỏ sau phẫu thuật....
+ Thuốc men, dược phẩm quá hạn sử dụng. + Các vật sắc nhọn: dao, kéo, kim tiêm, ống tiêm, búa, đinh, cưa..
+ Chất thải có chứa các chất: chì, thủy ngân, cadimin, asen, xianua..
.+ Chất thải phóng xạ: Chất thải từ khoa X - quang; Trung tâm y học hạt nhân...
2. CTR công nghiệp
Nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất khu công nghiệp,cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất khác với quy mô khác nhau
- Các phế thải từ vật liệu trong sản xuất công nghiệp.
- Phế thải từ nhiên liệu phục vụ sản xuất tro, xỉ trong các nhà máy, nhiệt điện.
- Các phế thải loại thông thường và loại nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất và công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
- CTR sinh hoạt phát sinh từ khu bếp, nhà ăn của các nhà máy, xí nghiệp; tro xỉ... - CTR xây dựng do xây dựng mới, cải tạo (như mục d) 3. CTR làng nghề Chế biến lương thực thực phẩm; tái chế giấy bìa carton; tái chế nhựa, kim loại…
b. Chất thải rắn loại hữu cơ, vô cơ
- Chất thải rắn loại hữu cơ, vô cơ cũng được phân loại theo khả năng phân hủy: loại dễ phân hủy và loại khó phân hủy;
- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như cuống rau, hoa quả hỏng, mẩu thịt, đầu cá và các loại chất thải phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm; các loại thức ăn thừa… các loại thức ăn này nhanh phân hủy, dễ tạo mùi và thu hút côn trùng (ruồi, nhặng, muỗi, gián và các loại côn trùng khác).
- Chất thải hữu cơ khó phân hủy như: nilon, nhựa. Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn tần suất thu gom, trang thiết bị lưu chứa, vận chuyển CTR; xem xét khả năng sản xuất phân compost từ CTR loại hữu cơ dễ phân hủy.
- Chất thải rắn vô cơ: thủy tinh, sành, sứ, can thiếc, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt, đất đá và bụi đất.
c. Theo khả năng tái chế và thu hồi
Có thể tận dụng nhiều loại phế thải làm nguồn vật liệu thô như: giấy, bìa carton, cao su, chất dẻo, vải vụn, thủy tinh, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt. Giấy cũng có nhiều loại, theo phân loại có đến 40 loại giấy khác nhau các loại giấy thải điển hình là: giấy báo, sách vở, tạp chí, giấy văn phòng, bìa carton, bìa carton bao bì, giấy vệ sinh, giấy ăn; ngoại trừ giấy vệ sinh và giấy ăn các loại giấy, bìa carton còn lại đều có thể thu hồi, tái chế [22] .
Nhựa cũng có rất nhiều loại, trong thực tế thường có 7 loại nhựa, chất dẻo sau đây: - Polyethylene terephthalate (PETE/1)
- High – density Polyethylene (HDPE/2) - Polyvinyl chloride (PVC/3)
- Low – density Polyethylene (LDPE/4) - Polypropylene (PP/5)
- Các vật liệu dẻo loại khác (7)
Những loại CTR không thể tái chế, thu hồi mới đem đi chôn lấp.
d. Theo khả năng cháy đƣợc và không cháy đƣợc
- Các loại chất thải hữu cơ cháy được như: giấy, bìa carton, nhựa và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, vải, cao su, da, gỗ, cành cây và chất thải thực phẩm như mỡ, thịt thải bỏ…Người ta tận dụng các loại chất thải hữu cơ loại cháy được, có năng lượng tỏa nhiệt cao đem đốt để thu hồi nhiệt.
- Các loại chất thải không cháy được thường là chất thải rắn vô cơ như thủy tinh, kim loại, bụi, tro, gạch…
e. Theo mức độ nguy hại và không nguy hại
Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn đô thị có hai loại: - Chất thải rắn đô thị loại thông thường;
- Chất thải rắn đô thị loại nguy hại
Chất thải rắn đô thị loại thông thường chủ yếu là chất thải sinh hoạt.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có 1 trong 7 đặc tính sau đây: dễ cháy, gây ăn mòn, dễ nổ, dễ bị ôxi hóa, gây độc cho người và sinh vật, độc hại cho hệ sinh thái, lây nhiễm bệnh. Các loại chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, y tế, làng nghề… Cũng có một số lượng nhỏ chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt.
f. Chất thải rắn loại đặc biệt
Chất thải rắn loại này phát sinh từ các khu dân cư, thương mại bao gồm chất thải cồng kềnh, đồ điện gia dụng, thùng sắt tây, pin, dầu mỡ, lốp xe. Các loại CTR này cần được thu gom và xử lý riêng.
g. Bùn, rác do nạo vét cống và bùn, rác rác từ khu xử lý chất thải
Các loại chất thải này thường ở thể bán lỏng như bùn, rác cống thoát nước; bùn, rác ở trạm xử lý nước thải. Bùn cũng khác nhau, phụ thuộc vào dây chuyền
công nghệ của quá trình xử lý. Thu gom và xử lý bùn, cặn từ trạm xử lý lại không thuộc trách nhiệm của công ty môi trường đô thị; tuy nhiên bùn, cặn từ trạm xử lý được xử lý và sử dụng làm phân compost hoặc chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh [11] [7].
1.6. Các công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải rắn trên Thế giới và ở Việt Nam1.6.1. Xử lý và tái sử dụng chất thải rắn ở các nƣớc trên Thế giới 1.6.1. Xử lý và tái sử dụng chất thải rắn ở các nƣớc trên Thế giới
Xuất phát từ vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý và xử lý phế thải đang được cả thế giới quan tâm. Xu hướng chung là áp dụng các công nghệ giảm thiểu chất thải, tạo ra ít nhất các chất gây ô nhiễm, sử dụng ít năng lượng và nguyên liệu. Các công nghệ tái chế phế thải ngoài mục đích tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành