Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nowrron hỗ trợ phân tích sản xuất kinh doanh than (Trang 42 - 74)

2.5.1. Tìm hiểu hệ thống hiện tại

Khái niệm

Việc quan sát, tìm hiểu và đánh giá hệ thống có nghĩa là xác định các lĩnh vực nào, công việc nào thì nên tin học hoá, lĩnh vực nào thì tin học hoá không có tác dụng hoặc không có tính khả thi.

Các mức của việc quan sát

Việc quan sát đƣợc chia thành 4 mức khác nhau:

Mức thao tác thừa hành: Tìm hiểu các công việc cụ thể mà ngƣời nhân viên thừa hành trên hệ tin học hiện có.

Mức điều phối quản lý: Tìm hiểu các nhu cầu thông tin cho mức này, tham khảo ý kiến của ngƣời thực hiện về khả năng cải tiến hệ thống hiện có.

Mức quyết định lãnh đạo:Tìm hiểu các nhu cầu thông tin của ban lãnh đạo, các sách lƣợc phát triển doanh nghiệp nhằm tìm đúng hƣớng đi cho hệ thống dự kiến.

Mức chuyên gia cố vấn: Tham khảo các chiến lƣợc phát triển nhằm củng

cố thêm phƣơng hƣớng phát triển hệ thống dự kiến.

Các phương pháp tiến hành tìm hiểu hệ thống hiện tại

Có bốn phƣơng pháp để tiến hành là: Quan sát, phỏng vấn, điều tra thăm dò và nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp quan sát

 Quan sát trực tiếp: Là hình thức quan sát bằng mắt, quan sát tại chỗ, quan sát tỉ mỉ từng chi tiết công việc của hệ thống cũ và của các nhân viên thừa hành.

 Quan sát gián tiếp: Là hình thức quan sát từ xa hoặc qua phƣơng tiện tổng thể của hệ thống để có đƣợc bức tranh khái quát về tổ chức và cách thức hoạt động trong tổ chức đó.

 Tác dụng của phƣơng pháp quan sát: Giúp cho ngƣời quan sát thấy đƣợc cách quản lý các hoạt động của tổ chức cần tìm hiểu.

 Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp quan sát:

- Ưu điểm: Dễ thực hiện đối với ngƣời quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của hệ thống trong thực tế.

- Nhược điểm: Kết quả mang tính chủ quan, ngƣời bị quan sát có những phản ứng nhất định do ảnh hƣởng của tâm lý, ngƣời quan sát bị động, tốn thời gian, thông tin mang tính bề ngoài, hạn chế và không thể hiện đầy đủ.

Phương pháp phỏng vấn

 Khái niệm: Là hình thức đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn để thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó.

 Những lƣu ý khi tiến hành phỏng vấn:

- Chuẩn bị rõ nội dung chủ đề cuộc phỏng vấn, các câu hỏi, các tài liệu liên quan và mục đích cần thu đƣợc là các thông tin gì sau phỏng vấn. - Chọn số ngƣời phỏng vấn, thống nhất trƣớc nội dung và chủ đề cuộc

phỏng vấn để các bên có thời gian chuẩn bị.

- Lựa chọn các câu hỏi hợp lý: Xác định rõ loại câu hỏi sẽ đƣa ra, câu hỏi mở hay câu hỏi đóng tuỳ theo yêu cầu nội dung phỏng vấn (câu hỏi mở có nhiều cách trả lời, câu hỏi đóng các câu trả lời xác định trƣớc). - Luôn giữ tinh thần thoải mái và thái độ đúng mực khi phỏng vấn.

 Tác dụng của phƣơng pháp phỏng vấn: Cho phép chúng ta nắm đƣợc nguồn thông tin chính yếu nhất về hệ thống hiện tại và hệ thống cần phát triển trong tƣơng lai.

 Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp phỏng vấn:

- Ƣu điểm: Thông tin thu thập đƣợc trực tiếp nên có độ chính xác cao, biết đƣợc khá đầy đủ các yêu cầu của ngƣời sử dụng đối với hệ thống mới. Nếu có nhiều dự án xây dựng hệ thống thông tin khác nhau đối với cùng một tổ chức thì qua việc phỏng vấn, lãnh đạo có thể xác định đƣợc quan hệ giữa các dự án để có thể tận dụng các thành quả đã có hay đảm bảo sự nhất quán cũng nhƣ tạo đƣợc các giao tiếp với hệ thống. - Nhƣợc điểm: Kết quả thu đƣợc phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách

quan nhƣ: sự thân thiện giữa ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn, các yếu tố ngoại cảnh và các yếu tố tình cảm. Nếu công tác phỏng vấn

không đƣợc chuẩn bị tốt thì dễ dẫn đến thất bại. Có thể gặp bất đồng về ngôn ngữ cũng nhƣ các khái niệm đƣợc đề cập.

Phương pháp điều tra thăm dò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khái niệm: Là phƣơng pháp rất thông dụng của thống kê học nhằm thu thập thông tin cho một mục đích nghiên cứu theo một chủ đề nào đó. Có 2 hình thức điều tra: điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu.

 Tác dụng của phƣơng pháp điều tra thăm dò: Phƣơng pháp điều tra thăm dò dùng để nắm đƣợc những thông tin có tính vĩ mô. Phƣơng pháp này thích hợp với việc điều tra tần suất trong nghiên cứu khả thi. Trong phƣơng pháp điều tra thăm dò, việc thiết kế phiếu điều tra có vai trò quyết định, một phiếu điều tra tốt phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:

- Thu thập đƣợc đầy đủ các thông tin cần thiết. - Dễ dàng cho ngƣời điều tra.

- Câu hỏi phải rõ ràng, không đa nghĩa và không gây hiểu lầm cho ngƣời đƣợc hỏi.

- Câu hỏi phải xác định và không mập mờ.

- Các câu hỏi phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc xử lý.

 Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp điều tra thăm dò:

- Ƣu điểm: Bổ sung cho 2 phƣơng pháp trên để khẳng định kết quả khảo sát, là một phƣơng pháp hiệu quả điều tra tần suất trong nghiên cứu khả thi.

- Nhƣợc điểm: Việc xây dựng bảng hỏi để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thể hiện đƣợc các thông tin cần biết là khó khăn.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Khái niệm: Nghiên cứu tài liệu về hệ thống thông tin là bƣớc đầu tiên của quá trình phân tích hệ thống và cũng là phƣơng pháp thu thập thông

tin thƣờng đƣợc áp dụng.

 Mục đích của nghiên cứu tài liệu về hệ thống: Thu nhận các thông tin tổng quát về cấu trúc tổ chức, cơ chế hoạt động và qui trình vận hành thông tin trong hệ thống. Kết quả của nghiên cứu về hệ thống sẽ cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu về đối tƣợng nghiên cứu.

 Nghiên cứu hệ thống bắt đầu từ nghiên cứu môi trƣờng của hệ thống thông tin hiện tại. Môi trƣờng của hệ thống thông tin hiện tại bao gồm: - Môi trường bên ngoài: Điều kiện cạnh tranh trên thị trƣờng, xu hƣớng

phát triển công nghệ trong lĩnh vực.

- Môi trường kỹ thuật: Phần cứng và phần mềm hiện có để xử lý thông tin, các cơ sở dữ liệu hiện đang sử dụng, đội ngũ phát triển hệ thống hiện có. - Môi trường vật lý: Qui trình tổ chức xử lý số liệu trong quản lý, độ tin

cậy trong hoạt động của hệ thống.

- Môi trường tổ chức: Chức năng của hệ thống, qui mô của hệ thống, chính sách dài hạn và ngắn hạn của cơ sở, đặc trƣng về nhân sự trong hệ thống quản lý, tình trạng tài chính của cơ sở, các dự án đầu tƣ hiện tại và tƣơng lai.

2.5.2. Phân loại, tập hợp thông tin

Sau khi áp dụng các phƣơng pháp để tiến hành tìm hiểu hệ thống hiện tại ta cần phân loại và tập hợp thông tin.

Phân loại thông tin:

Việc phân loại thông tin thƣờng đƣợc tiến hành theo những tiêu chuẩn sau:

Phân loại thông tin hiện tại và tương lai: Phân loại thông tin nào cho hệ thống hiện tại và thông tin nào cho hệ thống tƣơng lai.

Phân loại thông tin theo tính chất tĩnh - động - biến đổi:

 Thông tin tĩnh: Là thông tin ít có tính thay đổi, biểu diễn các mặt ổn định, bền vững của hệ thống nhƣ: cơ cấu, tổ chức hay khuôn dạng.

 Thông tin động: Là thông tin luôn thay đổi theo thời gian hay không gian (theo không gian: các dòng thông tin di chuyển giữa các tiến trình hay giữa các hệ thống con với nhau).

 Thông tin biến đổi: Là các quy tắc nghiệp vụ thực hiện việc biến đổi thông tin.

Tập hợp thông tin

Tập hợp thông tin để phân định rõ các thông tin nào cho hiện tại, thông tin nào cho tƣơng lai, đồng thời xem xét thông tin đã thu thập ở mức chi tiết nhất dƣới các khía cạnh: tần suất xuất hiện, độ chính xác, số lƣợng và thời gian sống của thông tin.

2.5.3. Phát hiện các yếu kém của hiện trạng và đề ra phƣơng hƣớng phát triển hệ thống tƣơng lai hệ thống tƣơng lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát hiện các yếu kém của hiện trạng

Sự yếu kém của hiện trạng thể hiện ở các mặt:

Hiệu quả thấp: Hiệu quả công việc ở một số bộ phận hay toàn bộ hệ thống không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của doanh nghiệp (phƣơng pháp xử lý không chặt chẽ, giấy tờ, tài liệu trình bày kém, sự ùn tắc, quá tải...).

Sự thiếu vắng: Chức năng xử lý, cơ cấu tổ chức hợp lý, phƣơng pháp làm việc hiệu quả...

Tổn phí cao: Do hiệu quả làm việc thấp, cơ cấu tổ chức bất hợp lý và tốc độ cạnh tranh lớn dẫn đến các chi phí cao không thể bù đắp đƣợc.

Đề ra phương hướng phát triển hệ thống tương lai

Trên cơ sở đã xác định rõ các nguyên nhân yếu kém cần đề ra các biện pháp để khắc phục các yếu kém đó. Nói chung, không thể khắc phục ngay mọi yếu kém của hệ thống trong một lần mà cần xác định một chiến lƣợc phát triển lâu dài gồm nhiều bƣớc dựa trên hai nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Thay đổi hệ thống một cách dần dần

Vừa thay đổi đƣợc hệ thống cũ nhƣng cũng không gây ra những thay đổi đột ngột trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 2: Các bước đi đầu tiên phải là nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo

Các bƣớc đi sau phải thể hiện đƣợc sự cải tiến, nâng cao so với bƣớc đi trƣớc đồng thời kế thừa đƣợc thành quả của các bƣớc đi trƣớc đó.

Trong những năm qua, ngành than Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc". Trong những năm tới, ngành than tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt những quy định của Nhà nƣớc đề ra về an toàn trong sản xuất khai thác than. Tiếp tục tìm kiếm việc làm, đảm bảo tốt và ổn định đời sống cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Cố gắng khắc phục đƣợc tình trạng trì trệ của những năm qua để nâng cao mức thu nhập cho ngƣời công nhân. Mở rộng quy mô phạm vi kinh doanh trong nƣớc, tìm kiếm các đầu ra, đầu tƣ máy móc kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

CHƢƠNG 3 : ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SOM TRONG BÀI TOÁN KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH Ở CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TKV 3.1. Một vài nét về Công ty

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Công ty than Mạo Khê TKV nằm trong tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một Công ty khai thác than hầm lò có trụ sở chính đóng tại thị trấn Mạo Khê thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Mỏ Mạo Khê có chiều dài khoảng 8km, rộng khoảng 5km, địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Chạy dọc là tuyến đƣờng sắt quốc gia Hà Nội - Hạ Long, có ga Mạo Khê là ga lớn nằm ngay sát địa phận mỏ, quốc lộ 18A cách mỏ khoảng 2km, cảng Bến Cân cách mỏ 4km do mỏ xây dựng trên dòng sông Đá Bạc chảy ra sông Bạch Đằng. Các tuyến đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng thuỷ đã hợp thành hệ thống giao thông thuận tiện cho Mỏ trong việc vận chuyển nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và trong sinh hoạt. Mỏ Mạo Khê nằm sâu trong nội địa giữa hai nhà máy nhiệt điện lớn là Uông Bí và Phả Lại, có nhà máy xi măng Hoàng Thạch cách 2km về phía nam nên vô cùng thuận lợi cho việc cung cấp than là nhiên liệu cho các nhà máy.

Theo nghiên cứu địa chất, than Mạo Khê là than trầm tích chạy theo hƣớng Đông - Tây chia làm 2 cánh Bắc và Nam, có 54 vỉa, chiều dày 271,74m trong đó có 37 vỉa có giá trị khai thác.

3.1.2. Sự hình thành và phát triển

Mỏ Mạo Khê đƣợc phát hiện và chính thức khai thác từ thời Tự Đức (1846- 1884).

Công ty than Mạo Khê TKV tiền thân là mỏ Mạo Khê đƣợc thành lập vào ngày 15/11/1954 thuộc tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.

Công ty từ ngày đầu đƣợc tiếp quản đã dần dần từng bƣớc đi lên trong khó khăn của nền kinh tế đất nƣớc nói chung và ngành mỏ nói riêng. Công ty có lịch sử

Khai thác than hầm lò hầm lò Đào lò kiến thiết CBSX

Khai thác than

Vận chuyển than ra ngoài qua hệ thống máng cào

Hệ thống quang lật Hệ thống băng tải

Khai thác than lộ thiên

Vận chuyển than bằng máng cào

Nhà sàng (sàng tuyển)

Than thành phẩm khai thác trên 160 năm. So với các mỏ than hầm lò hiện nay, mỏ Mạo Khê có trữ lƣợng và qui mô khai thác lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm than của Công ty than Mạo Khê TKV TKV

Công ty là một doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm là than sạch bao gồm: than cục, than cám và than bùn (trong đó than cám là sản phẩm chủ yếu). Với điều kiện đặc biệt của địa chất nên Công ty áp dụng hệ thống công nghệ khai thác Lò Chợ (đào chống lò kết hợp với khoan bắn mìn). Than hầm lò đƣợc khai thác và vận chuyển ra ngoài bằng hệ thống máng cào, xe goòng, tời, hệ thống băng tải và hệ thống quang lật tới nhà sàng. Tại nhà sàng than nguyên khai đƣợc sàng lọc, tuyển chọn, loại bỏ đất đá và sau đó qua hệ thống băng tải chuyển đến kho bãi.

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm than

Xét về cơ giới hoá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thì Công ty than Mạo Khê TKV có trình độ cơ giới hoá cao trong toàn ngành mỏ, các khâu công nghệ trong dây truyền sản xuất đều đƣợc cơ giới hoá từ khâu đào lò đến khâu vận tải.

3.1.4. Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Các lĩnh vực kinh doanh, các loại hàng hoá dịch vụ của Công ty

Công ty than Mạo Khê TKV là một doanh nghiệp chuyên khai thác than, vì vậy mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là than. Than sau khi đƣợc khai thác lên sẽ đƣợc phân ra làm nhiều loại rồi đƣợc vận chuyển đến điểm bán.

Cụ thể: Than cám 4, 5, 6 Công ty chủ yếu cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhà máy điện Mạo khê; than củ 4-6, 7-10 có chất lƣợng kém hơn thì bạn hàng chủ yếu của Công ty là nhà máy phân đạm Hà Bắc. Ngoài ra Công ty còn cung cấp cho một số đơn vị và các cá nhân nhỏ bên ngoài nhƣ nhà máy xi măng, các lò sản xuất vôi …

Hình thức tổ chức quản lý của Công ty

Từ khi Công ty than Mạo Khê TKV do tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam cho phép trở thành thành viên sản xuất hạch toán độc lập và sau khi sát nhập Xí nghiệp than Tràng Bạch vào Công ty, Công ty đã phải thiết lập lại bộ máy tổ chức sản xuất để đáp ứng tình hình sản xuất thực tại.

Công ty có 42 đơn vị từ cấp phòng ban đến cấp phân xƣởng, trong đó có 23 phân xƣởng là đơn vị sản xuất chính còn lại là phân xƣởng phục vụ, phụ trợ khác. Đơn vị trực thuộc là Trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê.

Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng của một doanh nghiệp hoàn chỉnh với 3 cấp quản lý. Đứng đầu là Giám đốc với 5 phó Giám đốc giúp việc theo chuyên môn. Cấp quản lý thứ 2 là Quản đốc phân xƣởng có các phó Quản đốc phục vụ cho Quản đốc. Cấp quản lý thứ 3 là tổ trƣởng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nowrron hỗ trợ phân tích sản xuất kinh doanh than (Trang 42 - 74)