Thống kê quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nowrron hỗ trợ phân tích sản xuất kinh doanh than (Trang 53 - 60)

Sử dụng dữ liệu thực tế bao gồm báo cáo thu thập mƣời năm của Công ty than Mạo Khê TKV. Đây là một công ty có quy mô trung bình ở Quảng Ninh và lợi nhuận trung bình trong 10 năm (2003 - 2012) của nó lên tới khoảng 292 tỷ. Các tài khoản đã đƣợc tham khảo để lựa chọn với sự giúp đỡ của một kiểm toán viên của Công ty.

Để bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, Công ty than Mạo Khê TKV đang từng bƣớc hoàn thiện bộ máy quản lý kết hợp với việc tuyển lựa nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt đƣợc đào tạo vào lao động nên ngày càng nâng cao chất lƣợng. Tuy nhiên, do thị trƣờng tiêu thụ than bị thu hẹp vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên sản lƣợng khai thác trong một số năm tăng rất thấp, giá cả tƣơng đối ổn định (thể hiện ở bảng sau đây):

BẢNG 3.1: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH THAN CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TKV TRONG 10 NĂM (2003 - 2012) Đơn vị 1000000đ TT Chỉ tiêu năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Sản lƣợng tiêu thụ (tấn) 1.0 1.1 1.1 1.2 1.2 1.3 1.3 1.3 1.3 1.3 2 Giá thành đơn vị 0.8 0.8 0.8 0.9 0.9 1.0 1.0 1.0 1.0 1.1 3 Tổng doanh thu 811567.0 855662.1 917565.0 1002189.0 1111165.7 1248000.0 1298475.0 1330452.0 1369108.6 1474368.0 4 Khoản giảm trừ 40.6 30.8 53.0 48.7 80.2 77.8 73.6 77.0 81.5 80.6

5 Doanh thu thuần 811526.4 855631.3 917512.0 1002140.3 1111085.5 1247922.2 1298401.4 1330375.0 1369027.1 1474287.4

6 Thu nhập bình quân 5.5 5.8 6.0 6.5 7.0 7.6 8.0 8.5 8.9 9.5

7 Lƣơng và bảo hiểm 68387.4 72376.0 73628.7 77650.1 79100.3 85354.2 90003.5 88380.0 91113.0 98976.3 8 Chi phí quản lý 35341.2 27850.5 34208.3 30655.8 52257.8 49583.3 55486.7 45658.0 70783.8 55280.9 9 Chi phí bán hàng 15329.3 20786.0 18073.1 14950.1 15554.0 22566.4 31862.5 25968.2 27766.5 33068.7 10 Định phí 52876.4 57765.5 57907.5 56923.7 66224.4 73520.5 80934.1 73730.0 72376.9 80811.2

11 Chi phí khác 65579.3 60873.5 68363.6 81869.4 89627.8 102718.3 93292.8 120089.3 91926.0 105537.6 12 Tổng chi phí 237513.5 239651.5 252181.2 262049.0 302764.3 333742.7 351579.5 353825.5 353966.3 373674.7 13 Giá vốn hàng bán ra 352576.4 387647.9 392027.9 310452.7 333456.0 423760.0 350364.0 461541.2 450548.6 475568.1 14 Lợi nhuận gộp 458950.0 467983.4 525484.1 691687.6 777629.5 824162.2 948037.4 868833.8 918478.5 998719.3 15 Lợi nhuận thuần 408279.5 419346.9 473202.8 646081.7 709817.7 752012.5 860688.3 797207.6 819928.1 910369.7 16 Nộp ngân sách NN 131754.0 132067.0 133394.0 148854.0 152500.0 166221.0 167616.0 170843.0 175575.0 180765.0 17 Lợi nhuận trƣớc thuế 574012.9 615979.8 665330.9 740091.3 808321.2 914179.5 946821.9 976549.5 1015060.8 1100612.7 18 Lợi nhuận sau thuế 442258.9 483912.8 531936.9 591237.3 655821.2 747958.5 779205.9 805706.5 839485.8 919847.7 19 Giá trị hàng tồn kho 58572.9 50226.8 30664.0 61652.9 57100.2 63255.3 106632.4 10074.3 155655.0 172853.7 20 Nợ thƣơng mại 225637.9 233786.3 239265.2 238754.9 234267.0 224296.0 240567.3 235856.3 220864.8 224063.9 21 Lợi nhuận 84867.0 118059.5 159277.7 203628.3 269054.2 357441.5 371022.6 399007.1 443046.0 515018.8

Những lý do lựa chọn các tài khoản ở trên cho mô hình phân tích dữ liệu:

1) Sản lượng tiêu thụ: Là mức sản lƣợng than đủ tiêu chuẩn (đã qua tuyển lọc) để đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ. Khi xem xét các nhân tố tác động đến sản lƣợng tiêu thụ, nhà quản lý có thể đi đến quyết định dịch chuyển nhân tố nào để tối ƣu hóa quá trình sản xuất.

2) Giá thành đơn vị: Là giá tiền của một đơn vị sản phẩm (tấn than).

3) Tổng doanh thu:Là toàn bộ số tiền Công ty sẽ thu đƣợc do tiêu thụ sản phẩm (chƣa có thuế). Tổng doanh thu đƣợc xác định bằng giá thành đơn vị (giá bán) nhân với sản lƣợng tiêu thụ.

Tổng doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn.

Ý nghĩa của chỉ tiêu Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:

 Sản phẩm làm ra đƣợc khách hàng chấp nhận.

 Là nguồn tài chính quan trọng để trang trải mọi khoản chi phí.

 Là nguồn tài chính để góp phần làm tăng ngân sách Nhà nƣớc, giúp doanh nghiệp tăng trƣởng và phát triển.

 Thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:

 Khối lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

 Chất lƣợng sản phẩm.

 Giá bán sản phẩm.

 Kết cấu mặt hàng.

 Công tác tổ chức, kiểm tra và tiếp thị.

4) Khoản giảm trừ : Là chiết khấu giảm giá hàng bán, chiết khấu thƣơng mại, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền công tác phí…

5) Doanh thu thuần (doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh): Là một giá trị quan trọng để kiểm toán. Doanh thu thuần đƣợc tính bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ.

Doanh thu thuần chƣa phải là lợi nhuận. Doanh thu thuần không thể hiện việc kinh doanh lời, lỗ mà nó chỉ thể hiện kết quả bán hàng của Công ty. Lợi nhuận mới cho thấy hiệu quả kinh doanh lời, lỗ.

6) Thu nhập bình quân: Là tổng bình quân các khoản tiền/tháng mà ngƣời lao động nhận đƣợc do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động bao gồm: tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất nhƣ lƣơng. Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của ngƣời lao động đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất, vào giá thành sản phẩm nhƣ phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền điện thoại cố định, điện thoại di động tại nhà riêng, tiền công tác phí, ăn giữa ca (trƣờng hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thƣờng xuyên, không thƣờng xuyên khác cho ngƣời lao động bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật nhƣ: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).

7) Lương và bảo hiểm: Là số tiền lƣơng mà Công ty trả cho ngƣời lao động (theo số lƣợng, chất lƣợng lao động của họ đã đóng góp) và số tiền bảo hiểm Công ty đóng cho ngƣời lao động.

8) Chi phí quản lý: Là một giá trị tốt để xem xu hƣớng tổng thể của chi phí trong Công ty. Là các chi phí liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của Công ty (chi phí cho ban Giám đốc hoặc các thành viên ban điều hành đơn vị, những ngƣời khác có quyền và trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của đơn vị, các cố vấn chủ chốt…), chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng phẩm, vật liệu mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí liên quan khác…

9) Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng chủ yếu của Công ty bao gồm: chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển, chi phí nhân viên, chi phí khấu hao...

Khi nói đến chi phí kinh doanh thì chi phí bán hàngchi phí quản lýlà 2 yếu tố không thể thiếu và nó có vai trò quan trọng trong Công ty. Chi phí này đƣợc xem là chi phí thời kỳ, làm giảm trực tiếp lợi nhuận trong kỳ và ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10) Định phí (chi phí bất biến): Là những khoản chi phí không đổi theo sản lƣợng,

dịch vụ mà nó cố định. Nếu không sản xuất trong tháng thì Công ty vẫn phải chi ra nhƣ tiền thuê nhà xƣởng, thiết bị, khấu hao tài sản cố định, tiền lƣơng trả theo tháng của nhân viên bán hàng, cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu...

Có 2 loại định phí:

 Định phí bắt buộc: Là những chi phí có bản chất sử dụng lâu dài và không thể giảm bớt đến số 0 trong một thời gian ngắn.

 Định phí tuỳ ý: Là các định phí có thể đƣợc thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị Công ty (chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu...).

11) Chi phí khác: Là các chi phí phát sinh bao gồm: Chi phí thanh lý, nhƣợng bán

tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhƣợng bán (nếu có). Chi phí khác phản ánh các loại chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của Công ty.

12) Tổng chi phí: Là tất cả các chi phí của Công ty trong năm.

Tổng chi phí = Lƣơng và bảo hiểm + Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng +

Định phí + Chi phí khác.

13) Giá vốn hàng bán ra: Là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó là toàn bộ các chi phí đầu vào của Công ty để sản xuất ra sản phẩm, là các chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng nhƣ: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhiên liệu, máy móc, trị giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, nhân công

Giá vốn hàng bán ra đƣợc sử dụng để xác định kết quả kinh doanh. 14) Lợi nhuân gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán.

15) Lợi nhuận thuần: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – [Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp].

Hay: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

16) Nộp ngân sách NN: Là các khoản thuế mà Công ty phải nộp và đã nộp vào ngân sách Nhà nƣớc trong năm bao gồm: Thuế GTGT hàng bán nội địa, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế hàng hoá nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp… và các khoản phải nộp khác nhƣ: các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp ngoài thuế mà Công ty phải nộp trong năm theo qui định của Nhà nƣớc.

17) Lợi nhuận trước thuế đƣợc tính bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí (lƣơng và bảo hiểm, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, định phí, chi phí khác). 18) Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế tính bằng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi

số thuế thu nhập Công ty phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc trong kỳ. - Nếu lợi nhuận sau thuế > 0 thì Công ty lãi.

- Nếu lợi nhuận sau thuế < 0 thì Công ty lỗ.

19) Giá trị hàng tồn kho: Là giá trị sản phẩm của Công ty đang trong quá trình sản xuất hoặc sản xuất ra nhƣng chƣa tiêu thụ hay tiêu thụ chƣa hết còn tồn lại kho. Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lƣu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lƣu thông của Công ty…

20) Nợ thương mại: Là nghĩa vụ hiện tại của Công ty phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán nghĩa vụ này sẽ làm giảm sút các nguồn lợi ích kinh tế của Công ty. Nó là khoản tiền trong tƣơng lai Công ty phải trả cho các đối tác làm ăn vì một lý do nào đó.

21) Lợi nhuận: Là vốn mới đƣợc sinh ra từ vốn cũ. Việc xác định lợi nhuận là rất quan trọng để cho thấy các hoạt động của Công ty có mang lại lợi nhuận trong

diễn ra vào cuối tháng, cuối quý và tổng hợp lại kết quả kinh doanh cho cả năm.

Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận:

 Là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của Công ty đƣợc ổn định, vững chắc.

 Là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách Nhà nƣớc dƣới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.

Biện pháp tăng lợi nhuận:

 Phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm - hàng hóa dịch vụ.

 Tăng thêm sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm (tăng doanh thu). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nowrron hỗ trợ phân tích sản xuất kinh doanh than (Trang 53 - 60)