Hiệu quả sản xuất kinh doanh than

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nowrron hỗ trợ phân tích sản xuất kinh doanh than (Trang 32 - 35)

Khái niệm

Hiệu quả sản xuất kinh doanh than là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp kinh doanh than để đạt đƣợc kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí là thấp nhất.

Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Nhƣ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh than phản ánh chất lƣợng các sản phẩm than.

Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh than

Hiệu quả sản xuất kinh doanh than phản ánh mặt chất lƣợng của các sản phẩm than, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn…) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp than.

Ta có thể hiểu, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh than là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào. Kết quả đầu ra thƣờng đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu nhƣ: sản lƣợng than, doanh thu, lợi nhuận. Các yếu tố nguồn lực đầu vào bao gồm: lao động, chi phí, tài sản và vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh than, các doanh nghiệp than quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả. Dù doanh nghiệp có doanh thu lớn, sản lƣợng cao nhƣng không có hiệu quả thì doanh nghiệp vẫn không tồn tại đƣợc, vậy hiệu quả là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với lợi nhuận.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh than đạt đƣợc cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp than. Trong điều kiện xã hội ngày càng khan hiếm nguồn lực và qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp than phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Tiêu chuẩn hoá đặt ra cho hiệu quả là tối đa hoá kết quả với chi phí tối thiểu, hay tối thiểu hoá chi phí trên nguồn lực sẵn có.

Hiệu quả kinh tế có hai mặt:

Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng nỗ lực ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh doanh biểu hiện ở mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lƣợng thì ngƣời ta chỉ đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao khi nào kết

quả thu đƣợc lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than là một tế bào của xã hội, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp than phải đặt trong mối quan hệ mật thiết chung của của toàn nền kinh tế quốc dân. Phải nhìn nhận hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp không có hiệu quả về kinh tế nhƣng vẫn tồn tại bởi vì nó có hiệu quả xã hội, đó là sự ổn định việc làm cho ngƣời lao động và ổn định xã hội. Cũng có doanh nghiệp chỉ đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhƣng hiệu quả xã hội không đạt đƣợc nhƣ làm ô nhiễm môi sinh, môi trƣờng… Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo ra sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh than

Đối với nền kinh tế quốc dân

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh than là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, nâng cao trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ trong cơ chế thị trƣờng. Chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc coi trọng hàng đầu trong nền kinh tế thị trƣờng vì suy cho cùng nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xét chung trong toàn bộ nền kinh tế, phấn đấu nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn:

 Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.

 Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đi nhanh vào công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nƣớc.

 Nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, góp phần ổn định và tăng trƣởng nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.

 Đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và ngƣợc lại, sử dụng các nguồn lực hợp lý thì hiệu quả ngày càng cao.

Đối với bản thân doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp tái đầu tƣ mở rộng sản xuất, đem lại nhiều hơn cơ hội nâng cao đƣợc hiệu quả của doanh nghiệp.

Đối với người lao động

Nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, kích thích ngƣời lao động hăng say sản xuất, tiết kiệm đƣợc lao động và tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nowrron hỗ trợ phân tích sản xuất kinh doanh than (Trang 32 - 35)