Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng chuyên đề về dòng điện không đổi (vật lý 11) hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 25 - 27)

Khái niệm

Học tập hợp tác theo nhóm được đánh giá là hính thức tổ chức dạy học có hiệu quả cao được nhiều nước phát triển áp dụng và được nhiều nhà lì luận dạy học nghiên cứu như kurt Lrvin, Morton Deutsch đề xuất, khởi sướng được phát triển bởi các nhà khoa học: E.Aronson, R.Slavin, S.Kagan, D.W.Johnson.

Học tập hợp tác từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau, song nhín chung chúng được hiểu là phương pháp học trong đó HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên phối hợp cùng nhau trong những nhóm nhỏ dể hoàn thành mục đích chung của nhóm đã đặt ra [32].

Những nét đặc thù của học hợp tác.

Học hợp tác trong nhóm có những đặc thù sau:

Hoạt động xây dựng nhóm: Đòi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân (nhóm thường giới hạn 4 - 5 thành viên do giáo viên phân công, trong đó có tình đến tỉ lệ cân đối về sức học, giới tình, thành phần bản thân học sinh … hoặc có thể cho học sinh tự chọn). Các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo nhóm, trực tiếp trao đổi với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tìch cực: HS hợp tác với nhau trong nhóm nhỏ. Trong đó từng cá nhân phải nỗ lực hoàn thành phần việc của mính để đạt được mục tiêu của nhóm. Thành công của cá nhân này chỉ mang ý nghĩa góp phần tạo nên sự thành công của nhóm.

Ràng buộc trách nhiệm cá nhân - trách nhiệm nhóm: cá nhân thể hiện trách nghiệm đối bản thân và đối với các thành viên của nhóm. Cùng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung đặt ra. Mỗi cá nhân cần có sự nỗ lực cá nhân trong sự ràng buộc trách nhiệm của các cá nhân trong nhóm.

Quá trính hoạt động nhóm: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các kĩ năng học hợp tác. Tự đánh giá được mức độ kết quả đạt công việc của họ trong nhóm cũng như tạo ra những bước cần thiết để đạt được nhiệm vụ chung một cách tốt nhất.

Kĩ năng hợp tác: Trong học hợp tác, HS không chỉ lĩnh hội những kiến thức có liên quan nội dung - chương trính môn học mà được học, thực hành và được thể hiện, củng cố các kĩ năng xã hội (ví dụ như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hỏi - trả lời bạn, kĩ năng sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp …) đây là yếu tố cần thiết cho học tập hợp tác theo nhóm nhỏ mang lại kết quả.

Ưu nhược điểm của dạy học hợp tác.

Ưu điểm: Dạy học hợp tác đã chú ý dành một thời lượng lớn cho học sinh giải quyết vấn đề trong quá trính học tập của mính.

Kiểu dạy này giúp GV giảm thiểu thuyết trính, đưa học sinh vào thế chủ động tím tòi kiến thức, giúp học sinh được hoạt động, phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân kết hợp với sự hợp tác của nhóm để giải quyết vấn đề.

Tạo không khì lớp học sôi nổi ví học sinh được tranh luận thảo luận tiếp thu kiến thức. Phát triển được nhiều kĩ năng của học sinh như giao tiếp, trính bày một vấn đề, lãnh đạo nhóm.

Có thái độ trách nhiệm cao trong việc giúp đỡ bạn, hính thành nhóm học tập đoàn kết. Đồng thời giúp học sinh hính thành các phẩm chất và nhân cách rất quý trong cuộc sống hiện đại đó là tình hợp tác, thói quen tự học và nghiên cứu suốt đời.

Nhược điểm:

Trong quá trình hoạt động nhóm, các học sinh khá giỏi sẽ quyết định kết quả và quá trính thảo luận do đó trong hợp tác chưa đề cao tình bính đẳng và tầm quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng của từng thành viên trong nhóm từ đó sẽ nảy sinh các hiện tượng ỷ lại, ăn theo, chi phối, tách nhóm và chưa chú trọng sự đóng góp của các học sinh yếu kém.

Kiểm tra đánh giá cho mỗi nhóm chưa thấy rõ sự nỗ lực của mối cá nhân và chưa có sự công bằng về điểm số cho mỗi thành viên [33].

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng chuyên đề về dòng điện không đổi (vật lý 11) hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 25 - 27)