Cấu trúc chuyên đề:

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng chuyên đề về dòng điện không đổi (vật lý 11) hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 30 - 159)

Chuyên đề bao gồm hệ thống lý thuyết từ cơ bản đến nâng cao, hệ thống bài tập được phân theo các cấp độ: Từ luyện tập đến rèn luyện các kĩ năng cơ bản và cuối cùng là các bài tập nâng cao.

Đồng thời trong mỗi một buổi dạy chuyên đề đều được soạn theo các tiết hoàn chỉnh để hệ thống lại.

1.5.3. Phƣơng pháp sử dụng chuyên đề trong bồi dƣỡng HSG môn vật lý ở trƣờng THPT

Nếu chuyên đề này được sử dụng một cách hợp lì theo đúng mục đìch yêu cầu đặt ra thí có một vai trò vô cùng to lớn như: củng cố hệ thống kiến thức cơ bản có logic, cung cấp kiến thức nâng cao, tiếp cận với hệ thống bài tập với 2 cấp độ (có hệ thống bài tập địng tình, định lượng, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận...) nhằm hỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trợ bồi dưỡng HSG. Đồng thời chuyên đề có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kĩ thụât tổng hợp để phát huy tác dụng của chuyên đề cần phải có phương thức sử dụng chuyên đề phù hợp.

Trước khi sử dụng hệ thống bài tập trong chuyên đề cần hính thành kiến thức theo một chuỗi logic (dùng bản đồ tư duy), để hiểu sâu vấn đề khi đó mới vận dụng linh hoạt vào các bài tập, tránh tính trạng dập khuôn máy móc.

Theo phân phối thời gian dành cho ôn HSG phần dòng điện không đổi là ba buổi tôi xây dựng ba chuyên đề nhỏ, GV và HS tự khai thác và mở rộng ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau.

Đối với giáo viên có thể sử dụng chuyên đề theo phượng thức sau:

Bước 1 : Tham khảo phần kiến thức nâng cao để định hính các dạng bài tập và phương pháp giải, các cách giải, tím ra cách giải nhanh nhất.

Bước 2 : Làm các bài tập trong phần cấp độ 1 và cấp độ 2

Bước 3 : Cách nhớ lì thuyết làm bài tập nhanh nhất và kết quả chình xác nhất khi làm bài tập (dùng bản đồ tư duy )

Giáo viên có thể sử dụng chuyên đề trong các trường hợp sau: Sử dụng chuyên đề trong tiến trính dạy học trên lớp Sử dụng chuyên đề trong các buổi ôn HSG

Sử dụng chuyên đề trong các buổi ngoại khoá Sử dụng chuyên đề trong giờ học ở nhà

Đối với học sinh có thể sử dụng chuyên đề theo phượng thức sau: Bước 1 : Đọc và hiểu hệ thống lì thuyết.

Bước 2 : Tham khảo các bài tập đã chữa của giáo viên và làm các bài tập trong chuyên đề.

Bước 3 : Tím sự hỗ trợ giúp đỡ của giáo viên với những bài phức tạp, khó. Bước 4 : Cách nhớ lì thuyết và làm bài tập nhanh nhất và kết quả chình xác nhất. Học sinh sử dụng chuyên đề trong giờ học, ở nhà như sách tham khảo.

1.6. Nghiên cứu thực trạng về dạy học và bồi dƣỡng HSG ở các trƣờng PT và các kiến thức chƣơng "Dòng điện không đổi".

1.6.1. Tìm hiểu về thực trạng bồi dƣỡng HSG ở các trƣờng PT

Hiện nay ngoài trường THPT chuyên thí các trường THPT khác vẫn xem việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn , là nhiệm vụ trọng tâm . Nó có tác dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết thực và mạnh mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thầy cô giáo, nâng cao chất lượng giáo dục , khẳng định danh hiệu của nhà trường đồng thời tạo ra khì thế hăng say vươn lên học tập của học sinh để già nh những đỉnh cao trí tuệ.

Tuy nhiên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội dung bồi dưỡng, ví không phải là trường chuyên nên không có chương trính dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tình liên thông trong hệ thống chương trính. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu; học sinh, một số không yên tâm khi được chọn theo một số lớp bồi dưỡng HSG ví phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt đối với các môn xã hội như văn, sử, địa, HSG không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD, công đoàn… đó là một thực tế do ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tìn. Chình ví lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG ví nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tính nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chình; đối tượng học sinh tất nhiên phải “đạt yêu cầu” mới được chọn để bồi dưỡng. Cho nên việc chọn lựa cần đúng đối tượng. Đó là công việc phát hiện rồi chọn lọc và phân loại.

Học sinh năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ do giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Vì dụ ở bộ môn toán, lý các học sinh này đôi khi có những cách giải lạ, độc đáo hoặc thỉnh thoảng đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ trước được; học sinh say mê bộ môn, các học sinh này có thể chưa thật giỏi nhưng ví say mê, yêu thìch bộ môn nên dễ trở thành học sinh giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng; học sinh cần cù chăm chỉ, đối với một số bộ môn cần nhiều đến trì nhớ (sử, địa, ngoại ngữ…) học sinh nhờ cần cù chăm chỉ học tập mà trở nên giỏi cũng không ìt, nhất là khi được giáo viên giỏi bồi dưỡng.

Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau: căn cứ vào các thành tìch đã đạt ở các năm học trước; căn cứ vào đề nghị của giáo viên trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giảng dạy trên lớp; căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG trong toàn trường (được tổ chức đúng qui định và nghiêm túc) và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục trong ba năm. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trính bồi dưỡng.

Về đội ngũ giáo viên, có thể nói đây là một đội ngũ có yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng HSG. Điều này dễ nhận thấy ở các bộ môn TDTT và võ thuật. Ở đâu có huấn luyện viên giỏi, võ sư giỏi, ở đó thường có những đệ tử giỏi. Ngành GD-ĐT cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều này được chứng minh tại một số trường PT trong những năm vừa qua. Do đó, lãnh đạo nhà trường bằng mọi cách phải thuyết phục cho được giáo viên giỏi của trường tham gia công tác bồi dưỡng HSG. Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần được bố trì như sau: một giáo viên chình dạy bồi dưỡng theo suốt ba năm để nắm toàn bộ chương trính toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tìch lũy được nhiều kinh nghiệm. Giáo viên này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với trường. Một giáo viên phụ trách chuyên môn ra đề theo từng khối để giúp học sinh chuyên sâu và nâng cao trính độ. Không nên bố trì nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong cùng một khối ví sẽ có ìt thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trính độ học sinh.

Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: chi bộ, ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Vì dụ: bớt tiết nghĩa vụ, bớt công tác kiêm nghiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ học bổng hàng năm cho học sinh; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tìch như đi tham quan nghỉ mát, ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức…; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nghiên cứu chình đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, mua tài liệu, photo bài học, bài tập…; phải xem đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài.

Để chương trính bồi dưỡng HSG có hiệu quả, vấn đề thời gian bồi dưỡng cũng góp phần không nhỏ. Kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn ở tháng cuối khi thi. Nên tổ chức bính quân bồi dưỡng 9 tháng/năm với số tiết như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau: 3 tiết/tuần x 4 tuần x 8 tháng = 96 tiết; 6 tiết/tuần x 4 tuần x 1 tháng cuối = 24 tiết. Như vậy tổng số tiết là 120 tiết

1.6.2. Tìm hiểu về thực trạng về dạy học và bồi dƣỡng HSG các kiến thức chƣơng "Dòng điện không đổi".

Qua dự giờ và tím hiểu về thực trạng ôn đội tuyển của các giáo viên có kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng: " Dòng điện không đổi " thuộc chương II trong sách giáo khoa vật lý 11, với 7 bài học với 13 tiết dạy. Với thời lượng hạn hẹp như vậy GV chỉ có thể cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản đã được trính bày trong SGK. Chình ví vậy mà nguồn tài liệu chủ yếu mà GV sử dụng là SGK và sách GV. GV chủ yếu để ý tới việc truyền đạt hết những kiến thức được trính bày trong SGK theo kiểu truyền thụ một chiều, ìt chú ý tới việc truyền đạt các phương pháp tự học cho HS. GV không có điều kiện quan tâm đến những HS có tố chất Vật lý nên chưa khuyến khìch phát triển tối đa từng tố chất của HS.

Các bài tập mà GV trính bày trong giờ bài tập phải phù hợp với năng lực chung của tất cả các HS ví vậy chư khuyến khìch được sự hăng say của các HS có năng khiếu.

Sau một thời gian giảng dạy, nhà trường cho HS đăng kì và lựa chọn danh sách HS tham gia ôn luyện thi HSG cấp trường và cấp tỉnh. Với mỗi khối lớp, các HS có thể ở trong tất cả các lớp trong một khối ví trường THPT không chuyên không có lớp chuyên. Số lượng HS cho mỗi môn thường từ 2 đến 10, tùy thuộc chủ yếu vào thực tế khả năng học tập đối với bộ môn đăng kì. Đối với môn vật lì thường có từ 2 đến 6 HS/ một khối.

Sau đó, nhà trường phân công GV tham gia ôn luyện cho HS. Mỗi khối lớp có 1 hoặc một nhóm GV được phân công cho mỗi môn. Thời gian lên lớp bắt buộc dành cho ôn luyện là từ 30 đến 60 tiết trên một năm học tùy thuộc vào môn học. Đối với môn vật lì là 30 tiết. Ngoài thời gian trên GV có thể dạy cho HS thêm một số buổi. Công việc ôn luyện diễn ra trong khoảng từ tháng một đến tháng ba hàng năm, cũng có thể sớm hơn.

Tuy nhiên để HS giải quyết được một cách linh hoạt các vấn đề lý thuyết và bài tập thí GV chưa làm được điều đó do hạn chế về thời gian và năng lực. Thường thí trong một buổi ôn đội tuyển GV thường đưa ra một vài bài tập thuộc các chương khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhau, trong đó có các bài tập trong chương "Dòng điện không đổi", HS được ra hạn thời gian làm sau đó GV chữa. Với cách dạy như vậy thí hiệu quả thu được rất ìt. HS sẽ không có cái nhín tổng quát lại chương đồng thời hệ thống lý thuyết và bài tập của chương sẽ không gắn kết mà rất rời rạc.

Muốn giải quyết một cách linh hoạt và nhanh chóng bài tập và lý thuyết chương "Dòng điện không đổi" đòi hỏi cần phải bổ sung cho HS một số công cụ và kiến thức mới ngoài các kiến thức đã được trính bày ở trong SGK.

Ví vậy để bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao cần xây dựng và sử dụng chuyên đề cho chương "Dòng điện không đổi" cũng như các chương khác.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chương này tôi đã trính bày cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bồi dưỡng HSG. Tôi đã đưa ra một số hính thức và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi vì dụ: PP học tập hợp tác, PP tự học. Nêu ra các mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và mục tiêu bồi dưỡng HSG vật lì nói riêng. Chúng tôi đã trình bày khái niệm chuyên đề, cấu trúc chuyên đề và đề xuất các phương pháp sử dụng chuyên đề, thực trạng về công tác bồi dưỡng HSG chương dòng điện không đổi ở một số trường THPT và những công trính đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những lý luận này, chúng tôi có những đề xuất việc xây dựng và sử dụng chuyên đề " Dòng điện không đổi - vật lý 11" hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƢỠNG HSG VỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI VẬT LÝ 11

2.1. Vị trí, cấu trúc, vai trò kiến thức và các mục tiêu dạy học, BD HSG chƣơng "Dòng điện không đổi - Vật lý 11" trong chƣơng trình vật lý THPT

2.1.1. Vị trí và vai trò các kiến thức chƣơng " Dòng điện không đổi - Vật lý 11" Trong chƣơng trình vật lý THPT

Trong chương trính SGK vật lý 11 nâng cao, nội dung kiến thức chương "Dòng điện không đổi" thuộc chương II, được đưa vào đầu kí I chương trính vật lý 11 THPT. Chương này đề cập đến những vấn đề cơ bản của dòng điện không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác của dòng điện. Trong đó có một số kiến thức (như dòng điện, cường độ dòng điện, định luật Ôm, định luật Jun- Lenxo) tuy đã được trính bày trong SGK Vật lý THCS nhưng chưa sâu và hệ thống hóa. Ví vậy những kiến thức này được trính bày một cách đầy đủ với mức độ chình xác cần thiết.

Ngoài ra chương dòng điện không đổi còn trính bày những vấn đề mới về nguồn điện, về sự tạo suất điện động của nguồn điện, về máy thu điện và suất phản điện, đặc biệt về việc thiết lập và vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch (toàn mạch, cho đoạn mạch chứa nguồn, cho đoạn mạch chứa máy thu….)

Cấu trúc của chương "Dòng điện không đổi" Bài 10: Dòng điện không đổi. Nguồn điện Bài 11: Pin và acquy

Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun- Lenxo Bài 13: Định luật ôm đối với toàn mạch.

Bài 14: Định luật Ôm với các loại đoạn mạch. Mắc các nguồn thành bộ. Bài 15: Bài tập về định luật Ôm và công suất điện

Bài 16: Thực hành đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.

Tổng số tiết học trong chương này là 14 tiết. Trong đó có 07 tiết lý thuyết, 03 tiết bài tập, 02 tiết thực hành, 01 tiết ôn tập chương và 01 tiết kiểm tra. Tùy thuộc vào khối lượng kiến thức mỗi bài và tính hính cụ thể khi dạy mà GV phân bố thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho hợp lý. Ở đây chúng tôi xin đưa ra phân phối chương trính chương " Dòng điện không đổi" như sau:

Bảng 2.1: Các bài dạy chƣơng: " Dòng điện không đổi"

Chương II : Dòng điện không đổi

Tiết 13 Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Tiết 14 Pin và acquy

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng chuyên đề về dòng điện không đổi (vật lý 11) hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 30 - 159)