Phân loại các dạng bài tập

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng chuyên đề về dòng điện không đổi (vật lý 11) hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 57 - 59)

( ) ( ) ( ) p p BA BA p AB p p AB AB p It I Rt I rt It I r t U It U I t R r r U I R r r                      

Đây chình là biểu thức định luật Ôm cho các loại đoạn mạch.

Vậy PP vận dụng các định luật bảo toàn trong việc giải bài tập điện một chiều có thể thông qua việc áp dụng các định luật đã được đề cập ở trên.

2.2.2. Phần bài tập

2.2.2.1. Phân loại các dạng bài tập

Phần "Dòng điện không đổi" luôn chiếm tỉ lệ đáng kể trong các đề thi HSG. Theo phân phối chương trính số tiết dành cho phần này lại không nhiều thí việc lĩnh hội kiến thức lý thuyết và làm chủ cách giải các dạng toán quả là một vấn đề không dễ, đòi hỏi người thầy phải chủ động kiến thức, có phương pháp giải bài tập ngắn gọn, dễ nhớ mới có thể giúp học sinh đáp ứng được yêu cầu.

Có nhiều cách phân loại bài tập vật lì: theo nội dung, theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải, theo yêu cầu định tình hay định lượng của việc nghiên cứu vấn đề, theo yêu cầu luyện tập kỹ năng hay yêu cầu phát triển tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trính dạy học…Với mục đìch là xây dựng và sử dụng chuyên đề về “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT tôi đã phân loại bài tập vật lý như sau: Căn cứ vào phương thức cho điều kiện và phương thức giải :

Bài tập định tình Bài tập định lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài tập đồ thị Bài tập thì nghiệm Căn cứ theo yêu cầu mức độ phát triển tư duy: Bài tập luyện tập Bài tập sáng tạo

Bài tập định tính: Loại bài tập này nhấn mạnh mặt định tình của các hiện tượng đang được khảo sát, việc giải chủ yếu dựa vaò các suy luận logic mà không cần tình toán phức tạp.

Loại bài tập này dùng để vận dụng kiến thức vào đời sống, sản xuất. Nó thường được dùng làm bài tập mở đầu nghiên cứu tài liệu mới, giúp học sinh nắm vững bản chất Vật lý của các hiện tượng, tạo mê say, hứng thú hoặc cho học sinh, rèn cho họ tư duy logic, khả năng phán đoán, biết cách phân tìch bản chất vật lì của các hiện tượng. Khi giải loại bài tập này đòi hỏi học sinh phải xác lập được mối liên hệ phụ thuộc về bản chất giữa các đại lượng vật lì. Bài tập này thương đưa ra yêu cầu dưới dạng câu hỏi “ví sao” , “tại sao”

Nếu giáo viên biết vận dụng khéo léo các bài tập định tình sẽ nâng cao hứng thú của người học và giúp họ tìch cực tiếp thu kiến thức vật lì

Bài tập định lƣợng: Là loại bài tập có dữ liệu là các số cụ thể, học sinh phải giải chúng bằng các phép tình toán, sử dụng công thức để xác lập mối quan hệ phụ thuộc định lượng giữa các đại lượng phải tím và nhận được kết quả dưới dạng một công thức hoặc một giái trị bằng số.

Bài tập đồ thị: Dạng bài tập này rất phong phú. Có thể từ đồ thị đã cho, học sinh phải đi tím một yếu tố nào đó hoặc từ các dữ liệu đã biết đi xây dựng đồ thị. Loại bài tập này giúp học sinh thấy được một cách trực quan mối quan hệ giữa các đại lượng vật lì.

Bài tập thí nghiệm: Là loại bài tập khi giải bài tập phải sử dụng thì nghiệm để đi tới mục đìch đặt ra, có khi phải tiến hành thì nghiệm để đi tới kết quả phải tím hoặc làm thì nghiệm để lấy số liệu làm bài tập.

Bài tập luyện tập: Là những bài tập mà hiện tượng xảy ra chỉ tuân theo một qui tắc, một định luật vật lì đã biết, muốn giải chỉ cần thực hiện một lập luận đơn giản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay áp dụng công thức đã biết. Loại bài tập này dùng để củng cố kiến thức lì thuyết cơ bản đã học, hoặc sau khi học một kiến thức vật lì mới (một khái niệm, một định luật hay một qui tắc vật lì nào đó) giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, định luật vật lì mới nghiên cứu, nắm vững cách giải đối với một loại bài tập nhất định đã được chỉ dẫn cách thức giải. Loại bài tập này không đòi hỏi tư duy sáng tạo của người học bởi ví trong các bài tập loại này các điều kiện cho trong bài thường đã chỉ rõ hành động cần thực hiện.

Bài tập sáng tạo: Loại bài tập này đòi hỏi học sinh phải có đầu óc tư duy và sáng tạo, có khả năng phân tìch đề bài , vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra. Loại bài tập này đôi khi yêu cầu học sinh có đầu óc tưởng tượng, biết cách suy diễn và lập luận chắc chắn để thiết lập các mối quan hệ cần thiết lập một cách chặt chẽ và có logìc. Bài tập sáng tạo có hai loại

Bài tập nghiên cứu : Là loại bài tập cần phải giải thìch một hiện tượng chưa biết trên cơ sở mô hính trùu tuợng thìch hợp rút ra từ lì thuyết vật lì.

Bài tập thiết kế: Là loại bài tập vận dụng các kiến thức lì thuyết đã biết để đưa ra mô hính mới phù hợp với mô hính trừu tượng [29]

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng chuyên đề về dòng điện không đổi (vật lý 11) hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)