3. Thông số sinh học
6.2 ĐIỀU TRA THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
ĐƯỜNG THỦY.
Mục đích điều thủy văn phục vụ giao thông đường thủy là lập được bản đồđi lại trên sông, trên kênh rạch và hồ chứa cho các loại thuyền bè các cỡ khác nhau, các vị trí bến đậu, bến cảng của thuyền bè.
Để phục vụ cho mục đích trên khi điều tra cần thu thập phân tích các vấn đề
sau:
1) Kích thước các loại thuyền bè đi lại trên sông, độ sâu bé nhất có thể đi lại
được, chiều rộng cần đi lại, bán kính lượn vòng (thường bán kính lượn vòng bằng 5-6 lần chiều dài thuyền bè);
2) Bình đồđịa hình đáy sông, vị trí các thác ghềnh, doi cát, chỗ nông sâu, các loại đất cát đáy sông, sự phân bố của chúng dọc sông. Kích thước và khả năng qua lại của các âu thuyền;
3) Chếđộ thủy văn khí tượng bao gồm: Tốc độ và hướng chảy trong sông (tốc
độ trung bình, tốc độ lớn nhất, bé nhất), tốc độ gió và hướng gió các mùa, số lần dông bão xẩy ra trong các thời kỳ, chếđộ sóng, mức độ và thời gian xẩy ra sương mù trong năm trên tuyến sông. Độ sâu mực nước trên sông theo mực nước thiết kế, tức là mực nước bé nhất mùa kiệt và bằng độ sâu mớn nước của thuyền bè cộng với phần dữ trử độ sâu dưới đáy thuyền bè, Độ sâu dữ trữđó phụ thuộc vào từng loại thuyền bè và chất
đất đáy sông.
Sau khi điều tra thu thập được số liệu phải lập được sơ đồ hoa tiêu tuyến giao thông phần giới hạn thuyền bè có thể đi lại được, đường mực nước sâu nhất dọc sông, các góc quay ở các đoạn sông cong, các vị trí cần đặt các hệ thống phao chỉ dẫn, các vật chuẩn định hướng khi lái thuyền (có thể là các cây cổ thụ, cột điện cao thế, nhà thờ
hoặc nhà cao tầng dọc tuyến sông). Mỗi đoạn sông phải có bản chỉ dẫn đường đi kèm theo bản đồ hoa tiêu, những chỗ cần lưu ý phải đánh dấu.