ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều tra thuỷ văn và môi trường (Trang 73 - 109)

3. Thông số sinh học

3.11ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, thu thập tính toán các vấn đề trên cần tiến hành đánh giá số liệu thu thập được và kiến nghị sử dụng quy hoạch nguồn nước. Việc

đánh giá thể hiện ở ba nội dụng sau:

3.11-1 Đánh giá mức độ tin cậy của số liệu điều tra.

Cần phải phân ra ba loại: tin cậy; đáng tin cậy và dùng để tham khảo. Với số

liệu tham khảo cần phải phân tích nguồn gốc số liệu, những vướng mắc về số liệu, phương hướng khắc phục để có được số liệu tin cậy.

3.11-2 Đánh giá trữ lượng các nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) của toàn bộ khu vực.

Để tạo điều kiện cho quy hoạch và sử dụng hợp lý có thể chia nhỏ khu vực để

tiện đánh giá; có thể dùng chỉ tiêu C của hội nghị về nước của các nước XHCN họp ở

Tiệp Khắc đểđánh giá. Theo chỉ tiêu này có thể phân ra:

C ≥ 20 thuộc khu vực bảo đảm nguồn nước tương đối cao.

C = 20 ÷ 10 thuộc khu vực đảm bảo nhưng cần có sự phân phối trong khu vực. C = 10 ÷ 5 khu vực có nguồn nước hạn chế, cần có biện pháp dẫn nước từ khu vực khác tới.

C < 5 thuộc khu vực thiếu nước nghiêm trọng, cần có biện pháp cấp bách để

dẫn nước tới cho khu vực.

Ở đây c là tỷ số giữa lượng dòng chảy trong năm của khu vực trên tổng số

lượng nước tiêu thụ tính theo tiêu chuẩn 250m3/1 đầu người trong năm.

3.11-3 Đánh giá chất lượng nguồn nước.

Căn cứ vào tài liệu thu thập được cần đánh giá tổng quát chất lượng nước của khu vực, của từng nguồn nước. Với các nguồn nước bị nhiễm bẩn cần kiến nghị biện pháp xử lý hoặc các biện pháp ngăn chặn tránh làm ô nhiễm môi trường nước.

Sau khi đánh giá được khả năng nguồn nước trên khu vực, căn cứ vào đặc điểm

địa lý tự nhiên, vào tình hình phát triển dân sinh kinh tế hiện tại và trong tương lai, cần lập kế hoạch kiến nghị sử dụng nguồn nước cho từng giai đoạn. Tiến hành lập các phương án khai thác các nguồn nước khác nhau làm thế nào hợp lý nhất và có hiệu quả nhất.

Câu hỏi chương 3:

1. Điều tra khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên là những vấn đề gỉ?

2. Điều tra lũ lịch sử (diễn biến, điều tra vết lũ, đánh giá mức độ tin cậy và tính tồn lưu lượng lũđiều tra).

3. Trình bày nội dung điều tra nước ngầm.

4. Trình bày nội dung điều tra đánh giá chất lượng nước.

Chương IV. ĐIỀU TRA THUỶ VĂN - MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤĐÁNH GIÁ VÀ XÃY DỰNG HỒ CHỨA

4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Lượng dòng chảy trong sông phân phối rất không đều theo thời gian, lượng nước chủ yếu tập trung vào các tháng mùa lũ. Mặt khác khả năng tiêu nước của sông ngòi có hạn nên sinh ra ngập lụt, có khi rất nghiêm trọng. Ngược lại trong mùa cạn, khi nước được sử dụng nhiều thì mực nước trong sông xuống thấp, lưu lựơng nhỏ

khiến cho việc lợi dụng sông ngòi trong các ngành kinh tế quốc dân bị hạn chế. Mặt khác theo không gian lượng nước cũng phân bố không đều, có vùng nguồn nước rất dồi dào như vùng ven biển Bắc miền Trung, cũng có vùng lượng nước rất khan hiêm như vùng Ninh Thuận, Bình Thuận.

Vì thế muốn lợi dụng nguồn nước một cách triệt để, có hiệu quả cần phải có biện pháp điều tiết dòng chảy trong sông. Một trong những phương pháp đơn giản và có hiệu quả nhất là xây dựng các kho nước để khống chế điều tiết nước phù hợp với yêu cầu sử dụng của các ngành kinh tế quốc dân, để phòng chống lũ lụt cho vùng hạ

lưu.

Tác dụng của kho nước trước hết là điều tiết lũ làm giảm tác hại của nó ở hạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lưu. Khi mưa lũđến, nước lũ vềđược chứa vào kho do đó làm giảm lưu lượng đỉnh lũ

xuống hạ lưu. Về mùa cạn lượng nước trong kho được điều tiết dần xuống hạ lưu, phụ

thuộc vào yêu cầu dùng nước. Như vậy kho nước có hai nhiệm vụ cơ bản là điều tiết dòng chảy làm giảm lưu lượng mùa lũ và tăng lưu lượng mùa cạn ở hạ lưu.

Ngày nay ở khắp các địa phương việc xây dựng các kho nước ngày càng nhiều và đã có đóng góp một phần không nhỏ phục vụ các ngành kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Song trong thực tế, nhiều khi việc đắp đập ngăn sông, xây dựng hồ chứa còn mang tính chất phong trào, việc quy hoạch tính toán về mặt kỹ thuật và kinh tế

còn thiếu chính xác gây nên không ít tổn thất, tốn kém. Vì vậy để đảm bảo việc xây dựng hồ chứa phục vụ có hiệu quả chúng ta cần tiến hành điều tra kho nước nhằm các mục đích:

1) Điều tiết hệ thống kho nước đã xây dựng, đánh giá so sánh khả năng phục vụ

của chúng so với tính toán thiết kế, đúc rút kinh nghiệm các mặt để phục vụ cho cho tính toán các dự án xây dựng kho nước mới.

2) Điều tra tổng hợp phục vụ cho dự án thiết kế hồ chứa mới.

3) Điều tra quy luật nguồn nước đến phục vụ cho lập quy trình vận hành kho nước sau khi đã xây dựng.

4.2 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ KHO NƯỚC ĐÃ XÂY DỰNG

4.2-1 Điều tra thực trạng các kho nước.

1. Kho nước được xây dựng từ năm nào? cho tới thời điểm điều tra tồn tại bao nhiêu năm.

2. Điều tra tình hình đập chính, công trình tràn xả lũ, cống lấy nước và hệ thống kênh mương. Nếu đập bị sạt lở, công trình xả lũ bị hư hỏng thì phải ghi rõ thời gian và nguyên nhân gây nên.

3. Điều tra quy trình vận hành kho nước trong thời gian qua.

4. Điều tra thu thập tài liệu về nhiệm vụ của kho nước, so sánh với thiết kế ở

mức độ nào: đáp ứng yêu cầu thiết kế, vượt yêu cầu và vượt bao nhiêu phần trăm, không đạt yêu cầu bao nhiêu phần trăm. Trong nhiệm vụ kho nước đặc biệt lưu ý điều tra cụ thể về nhiệm vụ phát điện và tưới, cấp nước sinh hoạt. Nếu nhiệm vụ không đạt yêu cầu thiết kế thì phải trình bày nguyên nhân.

5. Điều tra vùng ngập của lòng hồ lúc mực nước bình thường và lúc mực nước cao nhất. Điều tra tình hình bờ kho, vùng hồ nào bị sạt lở, nguyên nhân và biện pháp phòng chống.

6. Điều tra tình hình bồi lắng kho nước thông qua so sánh địa hình lòng hồ theo các tài liệu khảo sát các tuyến đo độ sâu ngang dọc cố định của kho nước. Tìm hiểu nguyên nhân chính gây bồi lắng kho nước nhưđo lượng phù sa của các sông chảy vào kho nước, do xói lở sườn dốc hay sạt lở bờ kho.

7. Điều tra về nguồn lợi nuôi trồng thủy sản.

8. Điều tra đánh giá đời sống dân cư quanh hồ như vấn đề tái định cư, về đời sống công ăn việc làm trước và sau khi có hồ.

4.2-2 Điều tra đánh giá cân bằng nước

Mục đích của điều tra đánh giá là kiểm tra lại tính hợp lý của các đặc trưng khí tượng thuỷ văn thiết kế. Việc đánh giá được tiến hành như sau:

1. Xác định lượng nước đến h cha.

- Lượng nước mưa trực tiếp rơi trên mặt kho nước. Đó chính là tích giữa lớp nước mưa với diện tích mặt hồ, ở đây cần lưu ý diện tích mặt hồ luôn biến động theo thời gian.

- Lượng dòng chảy từ các sông suối chính chảy vào hồ, tính theo tài liệu của các trạm đo đạc thuỷ văn.

- Lượng dòng chảy của các sông suối không do các trạm thuỷ văn khống chế và của phần diện tích vùng phụ cận chảy trực tiếp vào hồ. Lượng dòng chảy này tính thông qua môduyn dòng chảy trung bình của các sông suối có trạm thuỷ văn đo đạc khống chếđưọc.

2. Xác định lượng nước t h cha chy ra.

- Lượng nước bố hơi từ mặt hồ. Ởđây cũng cần lưu ý diện tích mặt hồ thay đổi theo mực nước và theo thời gian;

a) b) c)

TuyÕn ®Ëp TuyÕn ®Ëp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TuyÕn ®Ëp

Hình 4.1 Các trường hợp thấm từ kho nước

- Lượng nước điều tiết qua công trình chảy xuống hạ lưu phục vụ cho phát điện, tưới, cho sinh hoạt hoặc cho thuyền bè qua lại ở âu thuyền;

- Lượng nước chảy qua công trình xả lũ trong mùa lũ. Nếu công trình xả lũ bị

hư hỏng thì phải tiến hành điều tra giống như phần điều tra tính toán lũ lịch sử trong chương ba để xác định được lưu lượng nước chảy xuống hạ lưu;

- Lượng nước thẩm lậu qua công trình và qua các tầng đất đá thấm ra khỏi kho nước. Hiện tượng thẩm lậu có thể gặp các trường hợp sau:

+ Dòng sông bị bẻ gẫy gập lại (hình 4.1a) hoặc góc giao tiếp giữa sông nhánh và sông chính (hình 4.1b) hoặc do các sông nhánh quá gần nhau tạo nên một khu phân nước quá mỏng, nước dễ thấm qua.

+ Mực nước trong khu phân thủy thấp hơn mực nước bình thường trong kho nước và có tầng thấm nước khá mạnh hoặc có hiện tượng castơ trong khu vực (hình 4.2).

HTB

Hình 4.2 Thẩm lậu qua khu phân thủy

+ Lòng sông đang bị hiện tượng castơ hóa, có các hang ngầm về hạ lưu đập hoặc thấm quanh thân đập.

Khi khảo sát, trước tiên cần nhận xét sơ bộ tình hình địa hình, địa chất, hướng các tầng nham thạch, cách sắp xếp, các chỗ phát hiện có nước mạch chảy ra ở cao độ

đến công tác để xác định mức độ, phạm vi của khu vực thấm, tính toán và đề ra biện pháp chống thẩm lậu.

Sau khi xác định được lượng nước đến và lượng đi ra khỏi kho nước trong từng thời kỳ, cần tiến hành đánh giá sự cân bằng nước. Nếu trường hợp tính toán không cân bằng thì cần tiến hành phân tích từng yếu tố. Các đặc trưng thiết kế như: mưa năm, dòng chảy năm tính toán đã hợp lý chưa, các hệ số dòng chảy lấy thiên lớn hay thiên bé. Nếu sau khi xem xét các vấn đề trên không có gì sai sót thì cần tiến hành điều tra lại thật tỷ mỉ các thành phần cần bằng.

4.2-3 Điều tra đánh giá tác động môi trường của kho nước sau một thời gian hoạt động.

Thông thường trước đây khi xây dựng các hồ chứa người ta ít quan tâm tới tác

động môi trường của nó, vì vậy trong các hồ sơ thiết kế thiếu phần đánh giá tác động môi trường. Để phục vụ cho thiết kế các hồ chứa mới hoạt động có hiệu quả ta tiến hành điều tra khảo sát đánh giá tác động môi trường các hồ chứa đã đi vào hoạt động.

Đánh giá tác động môi trường của hồ chứa đã đi vào hoạt động gồm các vấn đề

sau:

1- Hiệu quả hoạt động kinh tế của hồ:

- Tưới được bao nhiêu diện tích canh tác mỗi vụ sản xuất;

- Tỷ lệ phần trăn so với thiết kế, nguyên nhân tưới vợt hay không được như

thiết kế;

- Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản hàng năm; - Hiệu quả giao thông đường thủy;

- Hiệu quả về vui chơi du lịch, thể thao.

2- Đánh giá ảnh hưởng của hồ tới môi trường khí hậu khu vực quanh hồ;

3- Đánh giá ảnh hưởng của hồ tới chế độ thủy văn như phân phối dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy bùn cát, diễn biến lòng sông vùng hạ lưu sau hồ;

4- Đánh giá tình hình bồi lắng hồ thời gian qua;

5- Đánh giá chất lượng nước hồ, diễn biến chất lượng nước hồ theo chiều sâu, chiều dài hồ. Nếu có tài liệu chất lượng nước hồ qua các thời kỳ thì tiến hành phân tích diễn biến chất lượng nước hồ theo thời gian;

6- Đánh giá tình hình xói lở bờ hồ, hạ lưu sông sau khi có hồ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7- Đối với hồ có nhiệm vụ phát điện cần đánh giá tình hình sản xuất điện của nhà máy.

8- Đánh giá khả năng cts lũ cho hạ du đối với những trận lũ lớn, lũ lịch sử (ví dụ lũ 1971 hồ Thác Bà cắt lũ làm giảm mực nước Hà Nội khoảng 0.10 mét)

9- Đánh giá tình hình đời sống kinh tế, xã hội của người dân di chuyển tới nơi ở

mới khi xây dựng hồ như thời gian cuộc sống đi vào ổn định sau khi đến nơi ở mới, sự

4.2-4 Kiến nghị sử dụng các kho nước đã xây dựng

Trên cơ sở điều tra đánh giá lại việc tính toán các đặc trưng thuỷ văn khí tượng,

đánh gía sự cân bằng lượng nước và so sánh với nhiệm vụ thiết kế cũng như kết quả sử

dụng kho nước trong các năm vừa qua cần tiến hành đánh giá tổng quát và kiến nghị

sử dụng các kho nước đã xây dựng. Có thể phân ra ba trường hợp sau:

1. Kho nước xây dựng thỏa mãn nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo cung cấp nước đầy

đủ trong các năm vừa qua và khả năng đầy đủ trong những năm tới.

2. Kho nước thiết kế quá nhỏ, lượng nước đến dư thừa, kho nước đảm bảo nhu cầu dùng nước đáp ứng với thiết kế song còn lãng phí vì còn có khả năng khai thác nguồn nước.

3. Kho nước thiết kế quá lớn, lượng nước đến không đủ chứa và nước dùng không đảm bảo yêu cầu thiết kế.

4. Qua điều tra nghiên cứu chế độ vận hành kho nước có thể đề xuất quy trình vận hành mới phù hợp với điều kiện mới.

5. Cần đúc kết kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị sử dụng các phương pháp tính toán các đặc trưng thiết kế mưa năm, dòng chảy năm, dòng chảy lũ, chọn các hệ số

dòng chảy năm, dòng chảy lũ, phương pháp tính bồi lắng kho nước cho từng cấp hồ

chứa, cho từng trường hợp tài liệu khí tượng thủy văn khác nhau.

4.3 ĐIỀU TRA PHỤC VỤ LẬP DỰ ÁN THIẾT KẾ KHO NƯỚC.

Điều tra phục vụ lập dự án thiết kế kho nước là điều tra tổng hợp nhiều vấn đề, bao gồm: điều tra thuỷ văn khí tượng phục vụ cho tính toán thiết kế dung tích hồ chứa và tính toán điều tiết, điều tra địa hình địa chất tuyến đập chính, đập tràn, địa hình, địa chất lòng hồ.

4.3-1 Khảo sát chế độ thuỷ văn khí tượng

1. Chếđộ khí tượng

Khảo sát khí tượng bao gồm các vấn đề:

a) Chế độ mưa

Thu thập số liệu về mưa năm, mưa lũ và nghiên cứu tính toán tiến hành nhưở

chương III.

Nếu trên lưu vực hồ không có trạm đo mưa thì có thể lập trạm quan trắc tạm thời để quan trắc các yếu khí tượng (chủ yếu là mưa) song song với trạm gần nhất để

so sánh đánh giá kết quả vận dụng tính toán.

b) Bốc hơi

Thu thập tài liệu bốc hơi, đặc biệt là bốc hơi mặt nước và tiến hành nghiên cứu tính toán như trình bày ở chương III.

Nếu trong vùng chưa có quan trắc bốc hơi mặt nước thì có thể tiến hành quan trắc mực nước ở vị trí lòng hồ sau này. Nếu điều kiện quan trắc không giống với điều kiện bốc hơi thực tế sau này của kho nước thì cần tiến hành nghiên cứu đặc biệt để tìm ra phương pháp và hệ số hiệu chỉnh sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gió không những làm tăng lượng bốc hơi mặt nước mà còn làm tăng mức phá hoại của sóng hồđối với đập và vùng bờ của kho nước. Vì vậy cần nghiên cứu điều tra thu thập tài liệu về gió gồm hướng gió thịnh hành các mùa, cấp gió, tốc độ gió lớn nhất.

d) Các yếu tố khí tượng khác.

Các yếu tố khí tượng khác cần điều tra thu thập tính toán là độ ẩm, nhiệt độ

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều tra thuỷ văn và môi trường (Trang 73 - 109)