PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DÒ HỎI TRONG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều tra thuỷ văn và môi trường (Trang 26 - 109)

Đây là một phương pháp rất cần thiết khi điều tra thực địa, nhất là các hiện tượng xẩy ra đã lâu ít để lại vết tích như các trận lũ lớn, lũ lịch sử gây nhiều thiệt hại to lớn về người và của cải vật chất, như các đợt hạn hán kéo dài như các đoạn sông có sự bồi lắng xói lở nhiều. Ngoài ra nhân dân địa phương cũng nắm chắc điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội nơi mình sinh sống, biết được rõ ràng các biến động của địa phương mình về các mặt trên.

Trong khi điều tra dò hỏi trong nhân dân cần lưu ý các vấn đề sau:

1) Dựa vào chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho mình đi lại, tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Phải lưu ý tới các cụ già ở địa phương để họ giúp mình

điều tra các trường hợp như lũ, hạn hán lịch sử.

2) Khi điều tra thời gian xuất hiện và duy trì các hiện tượng như lũ lịch sử, hạn hán cần gợi ý để nhân dân liên hệ với các hiện tượng lịch sử, xã hội, gia đình (như hội hè, đình đám, tế lễ của các dòng họ, các sự kiện gia đình như cưới xin, sinh đẻ,...) để điều tra thời gian xuất hiện cho chính xác.

3) Khi điều tra dò hỏi cần kết hợp với việc đi thực địa xem xét đánh giá các dấu vết để lại. Nếu có điều kiện thì tập hợp các cụ già nhiều tuổi để họ bàn bạc xác định

đúng thời điểm, thời gian và vị trí. Trong điều tra lũ lịch sử cần tránh sự lầm lẫn giữa dấu tích vết lũ của các trận khác nhau.

4) Tài liệu điều tra thu thập được trong nhân dân xuất phát từ nhiều nguồn tin, nhiều người, có khi các nguồn tin mâu thuẫn hoặc trái ngược nhau, do vậy cần phải tiến hành phân tích đánh giá mức độ tin cậy, tính hợp lý của các nguồn tin và kết hợp với việc khảo sát trên thực địa để khẳng định.

2.5 PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ GHI NHẬT KÝ THỰC ĐỊA.

2.5-1. Hiệu chỉnh bản đồ địa hình.

Khi đi điều tra khảo sát thực địa cần phải hiệu chỉnh bản đồ địa hình ngay ở

ngoài hiện trường.

Thông thường các bản đồ xuất bản đã cũ không phù hợp với hiện trạng mới nên cần phải tiến hành hiệu chỉnh để cho phù hợp.

Hiệu chỉnh bản đồ bao gồm sửa chữa số liệu không phù hợp như tên gọi, vị trí, hình dạng, hình ảnh, những biến đổi vềđịa hình, địa vật theo thời gian và đồng thời bổ

sung vào bản đồ những số liệu mới, những địa vật mới đã thu thập được khi đi điều tra khảo sát.

Tất cả những số liệu không đúng của bản đồ cần được sửa chữa lại, những đối tượng không còn tồn tại thì gạch bỏ, những đối tượng mới thiết lập thì đưa vào với những dấu hiệu quy ước, nếu có thể thì giữ nguyên tỷ lệ. Những sửa chữa bổ sung cần

được ghi chép tỷ mỉ và giải thích trên bản đồ ngoài thực địa. Những thay đổi trên thực

địa cần được ghi chép đầy đủ trong nhật ký để sau này tổng hợp viết báo cáo.

2.5-2. Ghi nhật ký thực địa.

Mỗi một cán bộđi khảo sát thực địa phải có nhật ký ghi rõ họ tên, vị trí và thời gian đi điều tra khảo sát thực địa.

Trong nhật ký hàng ngày phải ghi chép tỷ mỷ các công việc tiến hành trong ngày, các phương pháp và kỹ thuật vận dụng trong đo đạc. Nhật ký phải có hình vẽ

minh họa. Nhật ký được ghi bằng bút chì rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, các lời thuyết minh, chú giải các biểu bảng, các hình vẽ, sơ hoạ phải đánh số thứ tự, phải gắn với thực địa và bản đồđịa hình kèm theo.

Cuối nhật ký phải có chữ ký của người ghi và có xác nhận của người phụ trách. Nhật ký phải đánh số trang, nếu nhiều cuốn thì phải đánh số thứ tự.

Tốt nhất là trong nhật ký kèm theo một số ảnh chụp thực địa, nhất là các bức

ảnh chụp các kiểu thung lũng sông, những vị trí thung lũng co hẹp hoặc mở rộng, những khu vực thác ghềnh, vị trí các vết lũ điều tra và những chỗ có thay đổi về địa hình địa vật.

Khi kết thúc thực địa, nhật ký phải nộp lại làm tài liệu lưu trữ và người ghi nhật ký phải chịu trách nhiệm về số liệu và những giải thích, minh hoạ trong nhật ký.

2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Các tài liệu thực địa về môi trường có thể phục vụ cho công việc đánh giá tác

động môi trường của các hoạt động phát triển, mặt khác các tài liệu này có thể phục vụ

cho quy hoạch môi trường. Yêu cầu về thông tin tư liệu phục vụ cho Quy hoạch môi trường rất rộng, nhiều vấn đề.

Để thu thập tài liệu phục vụ quy hoạch và đánh giá tác động môi trường cần thực hiện trong hai lĩnh vực lớn gồm:

2-6.1 Các tài liệu nghiên cứu thu thập.

Các tài liệu này cần thu thập theo số liệu thống kê ở địa phương, theo các cơ

quan quản lý của ngành ởđịa phương, trong đó:

- Các thông tin vềđặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên;

- Các thông tin về chuỗi số liệu tình hình phát triển kinh tế xã hội nhân văn trong vùng nghiên cưú;

- Các thông tin về tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản, đất, nước, sinh vật, du lịch;

- Các thông tin về phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành phục vụ khác;

- Các thông tin về cơ chế chính sách, pháp luật, các phương hướng phát triển, quy hoạch tổng thể chung của khu vực và các ngành.

- Các thông tin vềđặc điểm khí tượng thủy văn và các thiên tai do mưa bão, lốc xoáy và hạn hán gây ra;

- Các thông tin về hiện trạng môi trường và các hoạt động hiện tại, trong tương lai về quản lý môi trường. Các thông tin về sự cố môi trường đã xẩy ra , các thông tin về hiện trạng môi trường và các tai biến tự nhiên trong khu vực.

2-6.2 Các thông tin cần khảo sát, nghiên cứu lấy mẫu môi trường ngoài thực địa.

Trong các thông tin này cần điều tra thu thập bằng 4 phương pháp sau: - Khảo sát mô tả ngoài thực địa;

- Lấy mẫu ngoài thực địa;

- Kết hợp cả khảo sát điều tra và lấy mẫu;

- Kết hợp cả khảo sát điều tra với thu thập số liệu thống kê; Khảo sát điều tra ngoài thực địa tiến hành theo các vấn đề:

+ Khảo sát điều tra điều kiện địa lý tự nhiên (địa hình địa mạo, địa chất, thổ

nhưỡng, thảm phủ thực vật, khí tượng thủy văn,..);

+ Khảo sát điều tra về hiện trạng kinh tế xã hội, nhân văn;

+ Khảo sát điều tra về các vùng mẫu làm khoá giải đoán cho tư liệu viễn thám, cả về lĩnh vực tự nhiên, kinh tế và môi trường;

+ Khảo sát điều tra về hiện tượng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế tạo nên và hiện trạng quản lý môi trường trong vùng nghiên cứu, hiện trạng về vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

+ Khảo sát điều tra đánh giá tác động môi trường các thảm hoạ môi trường tự

nhiên và nhân tạo.

Các thông tin mẫu cần thu thập ngoài hiện trường:

+ Thu thập mẫu vềđiều kiện tự nhiên và tài nguyên, gồm: - Mẫu đất đá;

- Mẫu nước (nước mặt, nước ngầm các tầng, nước giếng). + Thu thập mẫu vềđiều kiện môi trường, gồm:

- Mẫu nước thải (đô thị, công nghiêp, nông thôn, bệnh viện, mỏ); - Mẫu rác thải (đô thị, công nghiệp);

- Mẫu đất (trầm tích mỏ, nông nghiệp, công nghiệp , đô thị).

2-6.3 Phương pháp điều tra khảo sát môi trường.

Điều tra khảo sát môi trường là một trong các bước tiến hành đánh giá tác động môi trường. Điêù tra khảo sát môi trường tiến hành theo các phần việc sau:

1- Nhận định chung về tính chất công việc, 2- Kế hoạch điều tra khảo sát,

3- Thống nhất tiến độđiều tra khảo sát, lấy mẫu thực địa, 4- Tổng hợp kết quảđiều tra khảo sát môi trường.

1/ Nhn định chung v tính cht công vic.

a/ Đối tượng, quy mô và các vấn đề cần khảo sát.

+ Đối tượng điều tra khảo sát: hồ chứa, khu dân cư, sông ngòi, khu công nghiệp.

+ Quy mô, vị trí điều tra khảo sát: loại hồ hay sông suối lớn nhỏ, khu dân cư

sầm uất hay tiểu khu, cả khu công nghiệp hay từng xí nghiệp nhà máy riêng lẻ...

+ Những vấn đề cần điều tra khảo sát thu thập tài liệu: nước thải, nước sinh hoạt, nguồn nước tự nhiên, không khí, hệ sịnh thái.

b/ Công việc cần tiến hành.

+ Phân định rõ phạm vi điều tra khảo sát, gồm khu vực nào, đối tượng điều tra khảo sát, điểm xuất phát và kết thúc;

+ Thứ tựưu tiên khi tiến hành điều tra: nước, đất, không khí,..

+ Công việc được tiến hành theo thứ tự nào? Ví dụ như nước bắt đầu từ nước thải, nước sinh hoạt, nước ngầm, nước sông... Không khí: không khí chung quanh, bụi lắng, khí thải công nghiệp, khói đen...

2/ Kế hoch điu tra kho sát,

a/ Phân định chu kỳ quan sát, quan trắc:

- Chu kỳ quan trắc có thể theo năm, mùa, tháng, theo ca, theo tính năng hoạt

động của xí nghiệp, nhà máy. Ví dụ quy định ngày 15 hàng tháng lấy mẫu nước để

phân tích.

- Lấy mẫu vào thời điểm xả của nhà máy thủy điện, - Lấy mẫu vào mùa mưa, mùa khô...

- Chu kỳ của việc quan trắc cố định và quan trắc di động, quan trắc tăng cường,..

Chú ý: Thường trạm cố định có thể đặt trên hệ thống sông hoặc hồđầm. Với các trạm cố định cần quan trắc: Th nht các yếu tố khí tượng, thủy văn, môi trường theo tuyến, thủy trực cố định và thống nhất phương pháp, thời gian lấy mẫu cũng như

phương pháp xử lý mẫu. Th hai quan sát các hiện tượng môi trường xẩy ra theo thời gian như rong rêu, mùi vị,...

- Chu kỳ quan trắc các yếu tố, các đặc trưng có thể là khác nhau.

b/ Bố trí nhân lực .

Tuỳ theo công việc, khối lượng mà bố trí nhân công hợp lý không để xẩy ra tình trạng lảng phí nhưng đảm bảo đo đạc, quan trắc thu thập được các chỉ tiêu đề ra.

c/ Lên mạng lưới, sơ đồ quan trắc .

+ Mạng lưới quan trắc các yếu tố, bao nhiêu điểm, vị trí từng điểm trên sơđồ. + Bao nhiêu tuyến khảo sát, tuyến đi qua những đâu. Mặt cắt dọc ngang tuyến. Cần lưu ý là các trạm đo, điểm đo cố định phải là nơi đặc trưng các yếu tố cần xác định. Ví dụ điểm đo nước thải phải là nơi tập trung nước thải của xí nghiệp nhà máy thải ra; điểm đo vết khói - khí thải phải theo hướng gió đặc trưng.

Việc bố trí điểm đo phải đồng đều, có tính đại biểu. Ví dụ khi lấy mẫu đất phải

đại diện cho đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất hoang hoá hay đất bị ô nhiễm nặng, vừa, ô nhiễm nhẹ.

Khi lấy mẫu hoá nước hay mẫu vi sinh ở sông, hồ có độ sâu lớn thì các điểm lấy mẫu phải đại diện cho các tầng nước khác nhau.

Các tuyến, mặt cắt dọc, ngang phải xác định đúng để bố trí điểm đo, điểm lấy mẫu theo hướng đã xác định.

d/ Chuẩn bị dụng cụ khảo sát lấy mẫu.

- Tuỳ theo nhiệm vụ điều tra khảo sát mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp như:

+ Chai lọđựng mẫu;

+ Hoá chất cốđịnh mẫu, thùng đựng mẫu; + Túi Polietylen;

+ Máy đo các yếu tố hiện trường (thí dụ máy FOX, máy TOA với các dụng cụ đi kèm để có thể xác định được nhiều chỉ tiêu trên hiện trường);

+ Nhãm ghi các loại mẫu; + Biểu mẫu, sổ sách; + Thiết bịđể lấy mẫu;

+ Phương tiện lấy mẫu như thuyền, thước đo, la bàn và các dụng cụ cần thiết khác.

- Bình chứa mẫu.

Bình chứa mẫu cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thường dùng các loại bằng polyetylen và thủy tinh để cho các mẫu thông thường. Các bình làm bằng vật liệu trơ về mặt hoá học là tốt nhất;

+ Bình chứa mẫu phải được rửa sạch bằng nước cất;

+ Bình chứa mẫu phải giữ cho thành phần mẫu không bị mất do hấp thụ, bay hơi hoặc bị nhiễm bẩn bởi các chất lạ;

+ Bình lấy mẫu cần được chọn lựa trên cơ sở nhưđộ bền nhiệt, khó vỡ, dễđóng mở, có kích thước, dạng và khối lượng thích hợp;

+ Bình bằng thủy tinh thích hợp cho các mẫu cần phân tích các chỉ tiêu về chất hữu cơ và sinh học;

+ Bình bằng chất dẻo thích hợp cho các mẫu phóng xạ và các chỉ tiêu ít biến

động;

+ Các chỉ tiêu có độ nhạy với ánh sáng cao cần dùng loại bình cản ánh sáng; + Bình bằng thép không rỉ dùng cho những mẫu có nhiệt độ và áp suất cao; + Đặc biệt khi phân tích mẫu có các chất có khả năng hấp thụ bình phái trơ về

hóa học và sinh học để tránh sai số, chẳng hạn như thuốc trừ sâu có thể hấp thụ lên thành các loại bình thông thường.

- Thiết bị lấy mẫu.

Thiết bị lấy mẫu cần đảm bảo các chỉ tiêu sau: + Thời gian tiếp xúc giữa mẫu và thiết bị là tối thiểu; + Thiết bịđược làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm mẫu; + Cấu tạo đơn giản, dễ làm sạch;

+ Phù hợp với mẫu cần lấy: mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu hoá học, mẫu sinh học,...

- Các nhãn, biểu, sổ sách.

Những thông tin này cần được tiến hành vào thời gian lấy mẫu. Các nhãn, biểu, sổ sách ghi kết quả lấy mẫu phân tích tại chỗ ít nhất phải có những thông tin sau:

+ Địa điểm lấy mẫu (toạđộ, địa danh); + Mô tả chi tiết vềđiểm lấy mẫu; + Ngày tháng lấy mẫu; + Phương pháp lấy mẫu; + Thời gian lấy mẫu, bắt đầu và kết thúc; + Người lấy mẫu;

+ Cách xử lý trước (như độ đục, độ pH, mazê lắng đọng, như cho thêm chất cloruafocs để tránh bối mùi hôi thối,...);

+ Điều kiện thời tiết lúc lấy mẫu;

+ Chất bảo quản hoặc chất ổn định đã được đưa thêm vào mẫu; + Các dự liệu khác thu thập tại hiện trường.

3/ Thng nht phương pháp điu tra kho sát và ly mu.

a/ Thống nhất kế hoạch lấy mẫu.

- Thng nht thi gian quan trc ly mu.

+ Các yếu tố cần đo đạc quan trắc được tiến hành thống nhất vào cùng mội thời

điểm nhất định tại các trạm, các điểm trong khu vực điều tra. Ví dụ các yếu tố khí tượng thủy văn được đo theo các ốp 7h, 10h, 13h,16h,....

+ Khoảng cách giữa các lần đo, lấy mẫu được chọn tối thiểu nhưng đánh giá

được bản chất quy luật thay đổi của các yếu tố;

- Lượng mu cn thiết phi ly.

+ Tuỳ theo yêu cầu phân tích các chỉ tiêu mà mẫu được lấy với số lượng nhiều hay ít;

+ Dựa vào nồng độ các chất có trong môi trường điều tra mà định ra lượng mẫu cần lấy. Ví dụ khi lấy mẫu xác định phù sa lơ lửng thì lượng mẫu lấy về sao cho lượng chất rắn thu được không nhỏ hơn 1000mg.

- Nhng ch tiêu yếu t cn ly mu.

Những chỉ tiêu cần lấy mẫu phụ thuộc vào hai điều kiện sau:

+ Tuỳ thuộc vào đối tượng môi trường điều tra như nước, đất, không khí,.. +Tuỳ thuộc yêu cầu của tính chất công việc mà ấn định số chỉ tiêu cần lấy mẫu. Ví dụ khi điều tra môi trường nước hồ chứa ta cần lấy các mẫu sau:

* Mẫu dầu (lấy tầng mặt); * Mẫu vi sinh (lấy phân tầng); * Mẫu trầm tích đáy; * Mẫu nước (phân tầng); * Mẫu khí hoà tan. - Nhng ch tiêu yếu t cn đo đạc xác định ti hin trường.

+ Khi lấy mẫu cần phải ghi chép, đo đạc một số thông tin cần thiết. Ví dụ khi

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều tra thuỷ văn và môi trường (Trang 26 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)