3.2-1 Vị trí địa lý địa hình
Cần nêu rõ giới hạn địa lý của khu vực hay lưu vực sông. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng, miền núi hay bán sơn địa hoặc nằm trong cả ba vùng.
Về phần địa hình địa mạo cần sưu tập các tài liệu phân tích vềđịa hình địa mạo của vùng. Sự phân chia các khu vực trong lưu vực theo độ cao, chỉ rõ sự phân bố cao nguyên, núi đồi, bình nguyên, đồng bằng, hồđầm, vùng đất trũng, bãi cát. Những khu vực nào còn chưa rõ cần phải đánh dấu để tiến hành điều tra khảo sát thực địa.
Trong điều kiện cần tiến hành điều tra khảo sát địa hình địa mạo chúng ta có thể sử dụng các phương pháp trình bày trong môn trắc đạc và ở hai chương trên. Ởđây cần lưu ý các vấn đề :
1) Tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực ta có thể chọn phương pháp này hay phương pháp kia để khảo sát địa hình, song phải đảm bảo được kỹ thuật, số
liệu thu thập được phải chính xác và tiết kiệm được kinh phí.
2) Phải biết sử dụng các tài liệu trắc đạc đã có của địa phương và quy các tài liệu đó (cao độ, kinh vịđộ) về hệ thống mốc cao độ quốc gia.
3) Trong quá trình đi thực địa cần đánh dấu rõ ràng, có sơ hoạ những điểm mốc
để sau này có thể cần kiểm tra lại số liệu đã thu thập được, hoặc cần điều tra tỷ mỷ
thêm để có tài liệu cho thiết kế, quy hoạch và thi công các công trình sử dụng nguồn nước.
4) Trong khi khảo sát các dãy núi cần xác định độ cao, hướng đón gió và khuất gió để đánh giá ảnh hưởng của nó tới chếđộ mưa, chếđộ dòng chảy. Cần xác định độ
dốc các sườn núi, các vùng đồi kết hợp với nghiên cứu sự xói mòn của sườn núi, của lưu vực.
5) Khảo sát vùng địa hình đầm lầy và hồ ao cần chú ý vị trí của nó so với toàn bộ lưu vực. Xác định được hệ thống sông suối chảy vào hồ, đầm lầy.
Hiện nay trong phần khảo sát địa hình địa mạo người ta có thể dùng phương pháp trắc lượng bằng máy bay hay vệ tinh. Việc dùng phương pháp này có nhiều thuận lợi, nhất là vùng địa hình đồi núi cao đân cư thưa thớt, nó cho ta hình ảnh bao quát cả khu vực, dạng thung lũng sông, sự phân bố các bãi, đồi cát dọc sông, sự biến dạng lòng sông v.v... Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, có kinh nghiệm.
3.2-2 Mạng lưới sông ngòi kênh rạch
Mạng lưới sông ngòi kênh rạch cần được xác định rõ ràng trên bản đồ và thuyết minh đầy đủ trong phần mô tả. Cần chỉ rõ vị trí các sông chảy vào và chảy ra trên khu vực, phải xác định được chiều dài, chiều rộng bình quân các sông lớn chảy qua, xác
định mật độ lưới sông trên lưu vực và mật độ lưới sông đó thuộc loại nào trong phân cấp mật độ lưới sông. Cần nắm được các hệ thống kênh chính, kênh phụ, loại kênh (tưới, tiêu), mối quan hệ giữa hệ thống sông ngòi và kênh rạch.
Trong việc thu thập số liệu về sông ngòi kênh rạch có thể dùng tài liệu trắc lượng hàng không, ảnh viễn thám để xác định mô tả.
3.2-3 Điều tra địa chất thổ nhưỡng
Thông thường tài liệu về địa chất thổ nhưỡng được thu thập theo các báo cáo của các đoàn khảo sát địa chất. Để phục vụ cho việc phân tích đánh giá nguồn nước cần thu thập được tài liệu về sự phân bố các loại đất đá theo lãnh thổ. Đặc biệt cần lưu ý sự phân bố bề dày các lớp đất đá vì nó sẽ có ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá nguồn nước ngầm của khu vực, mặt khác nó sẽ là cơ sở để phân tích chất lượng và thành phần hoá học của nước, phù sa của sông suối.
Có thể tiến hành lấy mẫu đất để phân tích tính chất cơ lý của đất.
3.2-4 Điều tra thảm phủ thực vật
Trong phần này cần thu thập được sự phân bố các loại rừng trên khu vực, lưu vực sông. Tỷ lệ diện tích từng loại rừng so với toàn bộ diện tích khu vực. Phải nắm
được các vùng đất canh tác, các loại cây trồng và thời vụ của chúng.
Cần lưu ý thực vật của lưu vực được đặc trưng theo các nhóm sau đây : rừng, bụi rậm, đồng cỏ, thảo nguyên, đồng lầy, vùng đất canh tác. Khi mô tả thực địa cần nêu các vấn đề :
- Đối với rừng: thành phần cây, loại thịnh hành, độ cao bình quân, độ tuổi, mức
độ khép tán;
- Đối với đồng cỏ: thung lũng khô, đồng lầy có nhiều loại cói với những bụi rậm riêng biệt;
- Đối với vùng đất canh tác: Cần phân biệt loại cây trồng lâu năm như chè, cà phê, dứa, hồ tiêu, cao su và các loại trồng theo thời vụ như lúa, ngô, đậu, mía v.v...
Đối với thảm phủ thực vật có thể sử dụng tư liệu ảnh hàng không, ảnh viễn thám để nghiên cứu kết hợp với điều tra thực địa.
3.2-5 Điều tra sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên tới chế độ dòng chảy
Cần thu thập đánh giá được ảnh hưởng của địa hình tới chế độ mưa và dòng chảy. Sườn đón gió đông nam, tây nam mang hơi ẩm không khí phong phú bao giờ
cũng cho lượng mưa nhiều nên lượng dòng chảy cũng dồi dào hơn so với sườn khuất gió.
Cần đánh giá được ảnh hưởng của độ dốc và độ dài sườn dốc tới quá trình tập trung nước, tập trung dòng chảy lũ và các hiện tượng xói lở.
Cần thu thập phân tích ảnh hưởng của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, thảm phủ thực vật, hồ ao, đầm lầy, hiện tượng kastơ tới sự điều tiết dòng chảy năm nói chung và dòng chảy lũ nói riêng. Ở đây cần lưu ý tới vấn đề chặt phá rừng, khai khẩn
đất đai, các dự án trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc có ý nghĩa như thế
nào đối với dòng chảy.
3.2-6 Điều tra khảo sát thung lũng sông và vùng phụ cận.
Việc khảo sát thung lũng sông và vùng phụ cận có ý nghĩa to lớn trong vấn đề
khảo sát lưu vực sông, vì cấu tạo và hình dạng thung lũng sông có ảnh hưởng rất lớn tới chế độ dòng chảy trong sông và có ý nghĩa tới vị trí xây dựng các công trình trên sông, nhất là đối với các hồ chứa nước. Khảo sát thung lũng sông bao gồm mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và hình dạng bề mặt lưu vực sông.
Khảo sát thung lũng sông bằng cách xem xét khi đi dọc theo sông và cả trên sườn dốc, trong đó có tiến hành đo đạc theo các yêu cầu đề ra. Trong thời gian khảo sát cần thực hiện đo đạc hoàn chỉnh các mặt cắt ngang thung lũng sông ở những chỗ
có thể phản ánh được dạng điển hình và biến đổi đột ngột nhất. Những mặt cắt đó đặt vuông góc với thung lũng sông (không phải với lòng sông). Số lượng mặt cắt nhiều hay ít phụ thuộc mức độ thay đổi của thung lũng sông, nhưng với mỗi khúc sông phải có ít nhất ba mặt cắt, chỉ khi khúc sông cấu tạo tương đối đồng nhất thì có thểđiều tra
đo đạc một hoặc hai mặt cắt ngang.
Trước khi đi điều tra các mặt cắt thung lũng sông được sơ bộ vạch trên bản đồ. Trong quá trình đi công tác giã ngoại những vị trí đó sẽđược chính xác hoá. Các mặt cắt cần được bố trí trong vùng có dân cư nhưng phải hết sức tuân thủ những yêu cầu
đã chỉ dẫn.
Trong quá trình điều tra thực địa cần thu thập được những tài liệu sau:
2) Sườn thung lũng: Độ cao, hình giáng bề ngoài, độ dốc, độ chia cắt, thực vật và đất đai,
3) Bậc thềm: Số lượng, độ cao, độ dốc của sườn, độ dốc của bề mặt (theo chiều dọc và ngang) chiều rộng, mức độ chia cắt thực vật và đất đai,
4) Đáy thung lũng (bãi bồi): Độ rộng, vị trí đối với sông (theo bình đồ và theo
độ cao), đặc điểm trên bề mặt, mức độ chia cắt, thực vật, đất đai và mức độ ngập nước. Trong quá trình khảo sát cần chú ý tới những vị trí đất trượt, đá lở, nón phóng vật và nơi nước ngầm xuất lộ, những con đường lớn nhỏ, đường mòn đi qua sườn và
đáy thung lũng, cần xác định khả năng đi lại trên sườn dốc và đáy thung lũng sông không kểđường sá.
Tất cả những vấn đề đó cần được ghi đầy đủ vào sổ nhật ký thực địa, có sơ hoạ
kèm theo và có ghi rõ các vật định hướng (tên làng, xã, nhánh sông, cầu giao thông, công trình thủy lợi,...) có trên khu vực và có trên bản đồ.
Khi khảo sát cần ghi chú những chỗ thung lũng đặc biệt (ví dụ như co hẹp hay mở rộng, vì nó sẽ có ý nghĩa thực tế đối với các công trình thủy công). Đối với các vị
trí đó cần vẽ mặt cắt ngang thung lũng và lòng sông, lập bản mô tả tỷ mỷ thực địa theo những vấn đề ghi trong đề cương.
Trong quá trình khảo sát thung lũng sông cần kết hợp khảo sát vùng phụ cận của nó. Mục đích việc khảo sát này nhằm thu thập tài liệu đặc trưng vềđịa hình, thảm thực vật, đất đai, hệ thống đường sá (dẫn đến thung lũng và dọc thung lũng) và những khó khăn chính vềđi lại khi không theo đường đã có trên khu vực.
Việc khảo sát tiến hành ở khu vưc từ ranh giới thung lũng sông trong phạm vi có thể thấy được. Nếu bị che khuất (do rừng) Thì có thể quan sát theo tuyến ngang, trong những trường hợp riêng thì theo tuyến dọc (theo đường ô tô, đường mòn xuyên rừng) nằm trong giải dọc theo hai bên đường viền thung lũng với mỗi bên rộng khoảng bằng hay hơn 0.5 km.
Tài liệu thu được ngoài thực địa cần phải đảm bảo đặc trưng, điểm hình của cảnh quan mà trong đó con sông chảy qua. Trong trường hợp khu vực bên tả và bên hữu khác nhau rõ rệt thì việc mô tả làm riêng cho mỗi bên.
Về địa hình, tài liệu thu thập được phải phản ánh rõ đặc trưng chung, ngoài ra phải nêu chi tiết sự cấu tạo trên bề mặt khu vực bằng cách khảo sát về mức độ phổ
biến hình dạng, kích thước và sự bố trí các dạng địa hình.
Đối với vùng đồng bằng nêu rõ cao độ, độ nghiêng, độ lõm, độ lượn sóng, từng loại vùng trũng (miền lòng đĩa, vùng trũng nông, mương xói,...) và các chỗ cao (đồi, dãy đồi,...) độ sâu hoặc độ cao của chúng so với chỗ bằng phẳng, độ dài, độ rỗng, sự
phân bố so với dòng sông (hướng vuông góc, song song, hướng đa dạng).
Đối với vùng đồi cần nêu lên được đặc điểm của đồi (đồi nhỏ, trung bình, lớn), sự bố trí các dãy đồi, quảđồi, độ cao, hình dáng dạng sườn dốc. Mô tả vùng trũng giữa các quảđồi, chú ý sự xuất hiện của hồ ao đầm lầy.
Đối với vùng núi ghi rõ đặc điểm dãy núi và mạch núi, hướng nui, độ cao, hình dạng, độ dốc của sườn núi, độ chia cắt.
3.2-7 Điều tra lòng sông.
Khi khảo sát lòng sông dùng thuyền đi xuôi dòng nước. Những dòng sông nông và bé có thểđi trên bờ. Mục đích của khảo sát là xác định những đặc trưng cơ bản của lòng sông như : độ rộng, độ sâu, đáy sông, bờ sông, đường viền bờ, độ cao của bờ, độ
rộng của lòng sông, độ uốn khúc và diễn biến của dòng sông.
Khi khảo sát nguồn sông cần xác định ví trí của nó. Thường lấy chỗ lầy mà từ đó dòng chảy được hình thành làm nguồn sông. Với những sông ở thượng lưu bị khô trong mùa cạn thì lấy vị trí mà lòng sông xuất hiện rõ rệt làm nguồn sông.
Khi xác định cửa sông do hai nhánh sông cùng chảy vào một sông, hồ hoặc biển thì lấy nguồn sông của nhánh lớn.
Trong nhật ký thực địa cần mô tả tỷ mỷ nguồn sông và cửa sông. Đặc trưng
đoạn cửa sông chịu ảnh hưởng của biển hoặc hồ lớn cần đặc biệt mô tả tỷ mỷ khu vực sông chảy qua, sự phân dòng ra các nhánh, sự chảy và chế độ nước, đồng thời nêu những tài liệu về cồn ngầm (sự phân bố và kích thước).
Khi khảo sát sự cấu thành của lòng sông tiến hành quan sát trực tiếp kết hợp tiến hành đo đạc. Đối với chỗ sâu, chỗ nông, chỗ ghềnh thác phải thu thập tài liệu về đặc điểm sự phân bố của chúng theo dọc sông. Khi thu thập cần phải nêu tên chỗ
nông, sâu, ghềnh, thác vị trí tương đối của chúng so với các vật định hướng. Phải xác
định độ dài, rộng (nhỏ nhất trên suốt chỗ nông ghềnh), tốc độ chảy lớn nhất, chất đất
đáy sông, đồng thời chỗ nông phải ghi độ dốc mặt nước, chỗ ghềnh phải ghi độ hạ (khi có đánh thăng bằng). Đối với tất cả các thác trên sông đều phải ghi độ cao nước hạ
xuống.
Đối với các bãi cát, bãi cát nông và doi đất, bãi cát dọc bờ phải ghi số liệu về sự
phân bố của chúng. Đối với loại lớn thì nêu những đặc trưng tỷ mỉ về kích thước.
Ở những vị trí của mặt cắt ngang thung lũng ta tiến hành đo sâu lòng sông theo chiều ngang. Khoảng cách giữa các điểm đo sâu phải tương ứng với độ rộng sông. Nếu độ rộng sông dưới 10, 20, 50, 100, 200 và 500 mét thì lấy khoảng cách giữa các
điểm đo tương ứng là 1, 2 , 5, 10, 20 và 50 mét.
Đối với đoạn sông khô kiệt cần thu thập tài liệu về độ rộng lòng sông, tức là khoảng cách giữa các mép bờ.
Đối với các sông miền núi, khi nước thấp, nếu chúng do nhiều lòng nhỏ riêng biệt chảy giữa đáy bằng phẳng thì chiều rộng sông là khoảng cách giữa các mép nước của dòng nước ngoài cùng.
Đối với khúc sông chảy theo đầm lầy, nước tràn và mất hình dạng lòng sông (nước chảy rất yếu) độ rộng sông không được xác định, chỉ ghi kích thước đoạn bị
ngập (độ rộng, độ dài).
Bằng cách quan trắc trực tiếp và điều tra trong nhân dân địa phương khi khảo sát sông ngòi phải nêu rõ hiện tượng nước dâng do sông nhánh, công trình và cả hiện tượng nước dâng do ảnh hưởng của gió và triều biển, xác định ranh giới, phạm vi nước dâng.
Khi quan trắc lòng sông phải thu thập tài liệu về hiện tượng cỏ mọc, rong rêu và rác bẩn.
Khi khảo sát địa hình đáy sông cần phải ghi chép rõ ràng. Mặt đáy sông được
đánh giá là bằng phẳng khi độ sâu thay đổi đều; không bằng phẳng khi thường có hố
sâu, bãi nông, đống đá, bãi đá. Những trường hợp đáy sông biến dạng nghiêm trọng ( xói lở hoặc tích tụ phù sa) xẩy ra trong mùa lũ thì phải dặc biệt chú ý khảo sát và ghi chép tỷ mỉ bằng cách điều tra trong nhân dân địa phương. Cần thu thập tài liệu về
những đoạn sông và vị trí có những hiện tượng đó xẩy ra nhiều và thường xuyên. Vềđất đáy sông khi khảo sát cần lưu ý theo phân loại sau: bùn, bùn cát, sét, cát, cát - cuội, cát - đá dăm, đá dăm, đá dăm - đá, đá (đá có kích thước trung bình đường kính 0,2m) đá hoặc đá tảng (kích thước từng hòn trên 1 mét).
Khi khảo sát bờ sông cần nêu được các đặc trưng độ cao, độ dốc, chất đất thực vật và sự phá hoại bờ sông.
Độ uốn khúc của sông ( mức độ thay đổi hướng của nó) và sự phân dòng ( sự
tách ra các nhánh sông và dòng phụ) được xác định trên bản đồ, theo tài liệu trắc lượng hàng không kết hợp với khảo sát thực địa để xác minh.
Đối với sông uốn khúc thì hình dáng trên mặt bằng thường thay đổi. Theo đặc
điểm uốn khúc có thể phân ra 3 loại:
a) Uốn khúc vừa phải - Uốn khúc vừa phải là khúc sông cong có hình dáng dịu dàng và tương đối ít cong.
b) Uốn khúc - Uốn khúc thường có các khúc sông cong nhưng chúng không ngược lại đối với hướng dòng sông.
c) Uốn khúc mạnh - Uốn khúc mạnh là các khúc cong liên tiếp nhau và nhiều