3.14.Con lắc đơn

Một phần của tài liệu Tài liệu Ứng dụng CNTT và Thông tin vào dạy học (Trang 103 - 121)

3.Tạo tư liệu giáo dục minh họa với Flash

3.14.Con lắc đơn

Chọn Frame 1, nhấn phím F9 để mở cửa sổ Action – Frame rồi nhập vào đó các lệnh sau:

f = 1; // tần số A = 10; //biên độ onEnterFrame=function(){ var t = getTimer()/1000.0; var w = 2*Math.PI*f; _rotation= A*Math.sin(w*t); }

Hình 3-121

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một con lắc đơn đang dao động.

Bài tập:

Bài tập: Vẽ hình một con mèo ngồi có tay giơ lên vẫy vẫy. Tay con mèo là chuyển động của con lắc đơn.

BÀI 5: KHAI THÁC VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN QUA MẠNG INTERNET

1. Tham gia và các địa chỉ web cho mạng giáo dục Việt Nam

Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT, địa chỉ http://edu.net.vn/forums, trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT.

Hình 2-122: Diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT

- Thư viện trực tuyến cho giáo viên điện tử: địa chỉ http:// violet .vn, là thư viện chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học.

Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình. Ở các nước châu Âu, các giáo viên sử dụng rất nhiều blog phục vụ cho công việc của mình.

Blog hiện nay đang được giới trẻ ưa chuộng, thực tế thì cũng có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao, mà đặc biệt nếu các giáo viên biết sử dụng để làm tốt hơn cho công việc giảng dạy của mình.

2. Giao lưu, trao đổi thông tin qua Internet 2.1. Lập trang web cá nhân

2.1.1. Giới thiệu chung

Tạo trang web cá nhân miễn phí tại địa chỉ: http://violet.vn. Tại đây, ngoài 9 trang web chia sẻ những nội dung về bài giảng, giáo án, đề thi, đào tạo trực tuyến… cho giáo dục, trang web còn cung cấp “Khả năng địa phương hóa, đơn vị hóa và cá nhân hóa” mà ở đó: các đơn vị, cá nhân có thể tạo cho mình các trang web riêng với đặc điểm như sau:

• Mỗi trang riêng là một trang web hoàn chỉnh, gồm các chức năng gửi tin, gửi bài giảng, giáo án, đề thi, tư liệu, quản lý, đánh giá dữ liệu.

• Mỗi trang riêng có hệ thống thư mục riêng dựa trên hệ thống phân loại tài liệu chung. • Mỗi trang riêng có thể chỉnh sửa giao diện, cấu trúc hiển thị.

• Giữa các trang có phân cấp, tư liệu gửi lên trang con sẽ được đưa cả vào các trang cấp trên.

Hệ thống trang riêng của thư viện ViOLET được phân chia theo các hệ thống tổ chức như sau:

• Hệ thống trang của các Sở. • Hệ thống trang các Phòng.

• Hệ thống trang các Trường. • Hệ thống trang cá nhân. Các bạn có thể vào tham khảo các website của các đơn vị dưới đây:

a. Cấp Sở giáo dục và Dự án:

- Sở giáo dục thành phố Đà Nẵng: http://violet.vn/danang/

- Sở giáo dục tỉnh Quảng Trị: http://violet.vn/quangtri/

- Dự án phát triển Giáo dục THPT: http://violet.vn/da-thpt

- Dự án phát triển giáo dục THCS II: http://violet.vn/da-thcs2

- Dự án Phát triển GVTH: http://violet.vn/da-gvth

- …

b. Cấp Phòng giáo dục:

- Phòng giáo dục huyện Đông Triều: http://violet.vn/dongtrieu

- Phòng giáo dục huyện Yên Châu: http://violet.vn/yenchau

c. Cấp trường THPT:

- Trường THPT Dân lập Ngôi Sao: http://violet.vn/ngoisao

- Trường THPT Võ Thị Sáu: http://violet.vn/thpt-vothisau-brvt

- ...

d. Cấp trường THCS:

- Trường THCS Hai Bà Trưng: http://violet.vn/thcs-haibatrung-hanoi/

- Trường THCS Lê Ngọc Hân: http://violet.vn/thcs-lengochan-hanoi

- Trường THCS Nguyễn Văn Nghi: http://violet.vn/thcs-nguyenvannghi-tphcm

- …

e. Cấp trường Tiểu học và Mầm non:

- Trường Tiểu học Bế Văn Đàn: http://violet.vn/th-bevandan-danang

- Trường Tiểu học An Sinh: http://violet.vn/th-ansinh-dongtrieu-quangninh

- …

f. Các trang cá nhân của các thành viên thư viện

- Thầy Nguyễn Tuấn Cường, trường THCS Thái Sơn- An Lão- Hải Phòng:

http://violet.vn/tuancuonghp

- Thầy Nguyễn Lê Quang Duy, trường THPT Nguyễn Trãi- Đà Nẵng:

http://violet.vn/Quangduy2011/

2.1.2. Cách thức tạo website đơn vị tương tự như Thư viện Violet.

Để tạo một website đơn vị (cấp Sở GD, Phòng GD, Trường) các bạn cần có điều kiện sau: - Là thành viên của trang Thư viện Violet.

- Thông tin cá nhân của bạn đã được xác thực (có 2 thành viên xác thực cho bạn)

- Được sự ủy quyền của lãnh đạo cấp trên (GĐ Sở, Trưởng phòng GD, Hiệu trưởng) để tạo website cho đơn vị.

2.1.3. Đăng nhập và chỉnh sửa thông tin cá nhân

Khi bạn đã là thành viên của thư viện violet hãy đăng nhập vào trang http://violet.vn sau đó vào Trang cá nhân\Thông tin của tôi

Các bạn click chuột vào dòng chữ “Nhấn vào đây” để bắt đầu việc chỉnh sửa thông tin cá nhân của mình:

Phần thông tin cá nhân bạn phải khai báo đầy đủ thông tin cá nhân của mình một cách chính xác như: (Những dòng có dấu * là bắt buộc phải nhập vào).

o Họ tên: Trần Hùng Cường

o Giới tính: Nam

o Ngày sinh: 27/01/1965

o Số CMND: 0122669789

o ĐT: 0986666999

o Giới thiệu, thành tích: Giáo viên dạy giỏi cấp TP. Chiến sĩ thi đua.

Chức vụ - nơi công tác: bạn khai báo chính xác, vì nó ảnh hưởng đến địa chỉ trang web mà bạn sẽ tạo ra, ví dụ:

o Chức vụ: Giáo viên Trung học

o Tỉnh/thành: Hà Nội

o Quận huyện: Quận Hai Bà Trưng

Sau khi đã chỉnh sửa thông tin xong, các bạn chọn “Lưu lại nhờ xác thực” để hoàn tất việc khai báo thông tin của mình trên thư viện.

2.1.4. Nhờ xác thực thông tin

Sau khi chỉnh sửa thông tin của mình

• Tại cửa sổ nhờ xác thực hãy nhờ 2 thành viên cùng đơn vị và biết bạn sẽ xác thực thông tin giúp cho bạn bằng cách gõ vào tên truy nhập của người đó trên thư viện và chọn Tìm kiếm

Tên thành viên đó sẽ xuất hiện và có chữ nhờ xác thực. Bạn click chọn “Nhờ xác thực” để mời thành viên đó xác thực giúp cho bạn.

• Trong trường hợp không có ai xác thực, hãy tải đơn đề nghị xác thực về để khai báo thông tin, xin dấu xác nhận của cơ quan mình rồi gửi tới địa chỉ: Công ty cổ phần Tin học Bạch Kim- Tầng 5- Tòa nhà HKC 285 Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội. Tiếp đó, gửi ảnh chụp CMT của bạn vào địa chỉ email:

chinhnv@bachkim.vn, sau đó nhờ thành viên ban quản trị: ngochinhhn xác thực giúp cho bạn.

Chú ý : Nếu có khó khăn, xin hãy gọi điện cho thầy Ngô Văn Chinh theo số 0983460604 để được trợ giúp thêm.

Sau khi nhờ xác thực thành công, bạn phải chờ người bạn nhờ xác thực cho bạn. Hãy liên lạc với họ để yêu cầu họ xác thực cho bạn. Với những người được nhờ xác thực, họ đăng nhập vào trang web sau đó chọn

Trang cá nhân\Thông tin cá nhân

Hình 3-123

Thành viên đó sẽ click vào chữ “Xem xét” rồi kiểm tra thông tin trong bảng hiện ra xem bạn đã khai báo đúng thông tin hay không và xác thực:

2.1.5. Tạo trang web

Khi đã được xác thực thông tin, các bạn vào menu “Trang cá nhân” một link “Tạo trang web cá nhân” cho phép bạn bắt đầu tạo trang riêng cho cá nhân hay đơn vị mình.

Tùy vào thông tin cá nhân của bạn thuộc đơn vị nào, cấp nào mà mẫu trang riêng sẽ hiển thị tương ứng cho phép bạn chọn.

Ví dụ: một thành viên là giáo viên trường THCS Hai Bà Trưng khi tạo trang riêng sẽ thấy cửa sổ sau:

- Sau khi chọn mẫu, địa chỉ truy cập trang riêng sắp tạo sẽ được đặt mặc định dự vào thông tin cá nhân của người tạo và khai báo và không cho phép các bạn thay đổi.

o Ví dụ: http://violet.vn/thcs-haibatrung-hanoi

- Các bạn có quyền thay đổi tiêu đề trang web của mình.

Nhấn vào nút “Tạo trang riêng” để thực hiện. Quá trình tạo trang web thành công khi bạn nhận được thông báo “………”. Khi đó bạn đã có trang web riêng của mình theo địa chỉ mà mình đã được cấp.

Sau khi tạo xong địa chỉ website, các bạn có thể truy cập ngay vào trang của đó bằng cách nhấn vào dòng chữ “Chuyển sang trang riêng” hoặc mở trình duyệt web và vào theo địa chỉ đã được cấp.

Công việc tiếp theo của chúng ta là tạo giao diện, menu, thư mục,… cho website của mình. 2.1.6. Sử dụng các chức năng quản trị website

Khi đăng nhập vào trang vừa tạo, nếu bạn có quyền quản lý (admin), một menu “Quản trị” xuất hiện, click chuột chọn nó để thực hiện chức năng quản trị:

a. Tạo giao diện cơ bản

Chức năng này cho phép các bạn tạo nền, baner và cung cấp một số thông tin cho trang web của mình.

+ Phần tiêu đề thư viện: dùng để đặt tiêu đề cho trang web khi mở, nó sẽ hiển thị nội dung đó.

+ Phần baner và hình nền: cho phép bạn chọn ảnh để làm baner và nền cho trang web. Phần này xin xem hướng dẫn mục “Sử dụng Photoshop và Flash để tạo banner”. Click chọn nút Browse và tìm đến file ảnh trên máy tính của mình để tạo baner, hình nền.

- Click chuột chọn “Thiết lập cách hiển thị hình nền”. Tại đây cho phép bạn chọn 3 cách hiển thị của hình nền:

Lặp ảnh để phủ kín hình nền: Đối với những ảnh có kích thước nhỏ và hoa văn, họa tiết giống nhau, bạn nên chọn tùy chọn này để nền web của bạn được phủ kín dù thông tin trên trang quá dài và xem ở chế độ phân giải màn hình nào cũng được. Tuy nhiên, nếu chọn ảnh không khéo, việc lặp lại hình sẽ không được đẹp mắt.

Cố định hình nền khi cuộn trang web: Nếu bạn có những bức ảnh lớn (>1280x900px) bạn có thể chọn tùy chọn này. Việc đặt cố định, nền web của bạn sẽ phụ thuộc vào độ phân giải màn hình khi xem. Bức ảnh của bạn làm nền có kích thước nhỏ (ví dụ 600x800px) khi xem ở chế độ phân giải cao (1280x800px) bức ảnh sẽ không phủ hết nền web.

Không sử dụng hình nền nữa: Nếu bạn đã chán với những mảng màu, hoặc đã đổi một cái nền mà nó hiển thị không ưng ý, hãy chọn chức năng này để trở lại hình nền mặc định ban đầu của hệ thống.

được.

Chú ý: Hãy chọn những bức ảnh nền có kích thước lớn (>1280x800px) nhưng dung lượng file nhỏ (dưới 100kb) để không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web của bạn. (Dung lượng các file ảnh làm banner, hình nền càng cao, tốc độ tải càng chậm).

+ Thông tin bản quyền: các bạn cung cấp thông tin trang web thuộc bản quyền của đơn vị mình. Sau khi khai báo các thông tin, click chọn nút “Cập nhật” để hoàn tất.

b. Các mẫu trang web

Có 3 mẫu trang web cho phép bạn chọn để tạo giao diện cho trang riêng của bạn. Chọn một mẫu trong đó rồi chọn nút “Cập nhật” để thay đổi.

c. Sắp xếp các chức năng chính

Tại phần sắp xếp các chức năng chính, quản trị có quyền sắp xếp thứ tự của các chức năng chính trên thư viện.

Để sắp xếp, các bạn sẽ chọn số thứ tự hiển thị trong hộp thoại (hình trên). (Nếu bạn đổi thứ tự một mục ở vị trí thứ 5 lên vị trí 2, các bạn chỉ việc chọn số 2 ở mục 5. Khi đó, mục 5 sẽ ở vị trí số 2, mục đang ở vị trí thứ 2 được dịch xuống một đơn vị thành vị trí thứ 3, các mục sau đó thay đổi tương tự). Bên cạnh đó, quản trị cũng được quyền cho chức năng nào hiển thị hoặc ẩn đi bằng cách click chuột chọn Hiển thị hoặc Ẩn

2.1.7. Tạo menu cho trang web

a. Tạo menu ngang: - Tạo menu con

1. Từ bài viết: các menu con tạo ra sẽ liên kết đến các mục trong thư mục bài viết. 2. Từ menu chuẩn: lấy các menu con từ menu chuẩn (mặc định) của thư viện violet.

3. Tự nhập liên kết: Bạn tự tạo ra menu con bằng cách nhập vào tên menu và địa chỉ liên kết đến. Nếu bạn chọn loại 1 và 2, bạn chỉ việc chọn menu con sẵn có rồi chọn nút <<Chuyển sang<<. Nếu bạn chọn loại 3, thì phải nhập trực tiếp tên menu con và địa chỉ liên kết rồi click chọn nút “Tạo menu”.

- Sửa đổi menu

Ban đầu, các menu tạo sẵn thường đặt không dấu, bạn có thể chỉnh sửa và đặt lại tên các menu theo ý bạn.

Chọn chức năng “Sửa đổi nemu” sau đó chọn tên menu cần sửa đổi. Khi đó bạn có thể chỉnh sửa tên menu trong hộp “Tiêu đề

- Sắp xếp menu

Sau khi tạo xong hệ thống menu, các bạn có thể sắp xếp, thay đổi vị trí các mục trong menu tạo ra cho phù hợp.

Chọn một mục cần sắp xếp, rồi sử dụng nút thay đổi vị trí của mục đã chọn.

- Xóa menu

Để xóa bỏ một menu nào đó, chọn menu đó và chọn chức năng “Xóa mục menu”. Một thông báo xuất hiện:

Menu dọc và ngang đều cho chức năng tương tự nhau. Trong quá trình tạo trang web riêng cho đơn vị hay cá nhân, mỗi người có cách trình bày bố cục trang web khác nhau. Tuy nhiên, một website được thiết kế tốt cho phép người đọc nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề, tìm cái họ cần và sau đó dễ dàng in hoặc lưu giữ cái họ tìm thấy. Cấu trúc menu, nội dung nhất định phải được tổ chức cẩn thận để hỗ trợ việc tìm kiếm, truy cập nhanh đến thông tin mà người đọc cần tìm.

Nếu menu ngang cho phép bạn liên kết đến các mục chính trong trang web của bạn, thì menu dọc có thể giúp người thiết kế có thể liên kết đến các phần trọng tâm cần nhấn mạnh của trang web.

Ví dụ, tại trang web: http://violet.vn/thcs-haibatrung-hanoi/ chúng tôi tạo ra hệ thống menu dọc với các liên kết nhằm giới thiệu nhanh thông tin chung về nhà trường mà các thành viên khi truy cập sẽ dễ dàng nhìn thấy như:

Giới thiệu chung Cơ cấu tổ chức Hoạt động Tin tức

Hình 3-125

Để tạo, các bạn thực hiện các bước như sau: - Chọn chức năng quản trị.

- Vào phần Menu, chọn Menu dọc.

- Phần tạo menu con, chọn loại: “Từ các bài viết”. sau đó chọn các mục trong bài viết, nhấn vào nút <<Chuyển sang<<. Một thông báo yêu cầu bạn lưu lại:

Quản lý thành viên

- Để đổi quyền gửi bài viết các bạn cũng làm tương tự như trên, khi đó cửa sổ sau xuất hiện:

• Click và dấu “+” để mở các thư mục con, dấu “ – ” để trở về thư mục chính.

• Click chọn  để xác định cho thành viên được phép gửi bài viết của mình ở những mục nào trong trang web.

- Sau khi khai báo xong, chọn nút “Cập nhật”. Chờ thông báo: “Bạn đã cập nhật thành công” xuất hiện, bạn hãy click vào nút “Đóng cửa sổ” để trở về cửa sổ quản lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ứng dụng CNTT và Thông tin vào dạy học (Trang 103 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w