3.Tạo tư liệu giáo dục minh họa với Flash
3.6.1.Tạo chuyển động thẳng đơn giản
Bạn cũng có thể thêm một ô màu nữa ở giữa hai ô màu có sẵn (bằng cách click vào khoảng giữa hai ô màu) và kéo các ô màu trên bảng chuyển màu để được đối tượng hình vẽ chuyển màu vừa ý.
Hình 3-91 3.6. Chuyển động thẳng
Tạo chuyển động cho hình là thế mạnh và cũng là chức năng chính của Flash. Đã có sự chuyển động tức là đã có sự thay đổi. Mà có sự thay đổi tức là liên quan đến thời gian. Vì vậy để tạo chuyển động trong flash, các bạn phải luôn chú ý đến thời gian mà ta đặt ra cho vật chuyển động hay biến đổi trên dòng thời gian (Time line)
3.6.1. Tạo chuyển động thẳng đơn giản
Chuyển động đơn giản và cơ bản nhất là chuyển động thẳng: Ở thời gian đầu tiên hình ở một vị trí là A và sau một khoảng thời gian do bạn đặt ra, nó sẽ di chuyển thẳng đến vị trí B.
Để tạo một chuyển động thẳng của của con thuyền bạn làm như sau:
Click đúp vào Layer1 sửa tên thành bien và chọn menu File→Import→Import tostage, chọn bức ảnh biển để đưa vào trang soạn thảo.
Hình 3-92
Chọn công cụ FreeTransformTool để điều chỉnh kích thước ảnh biển cho phù hợp.
Hình 3-93
Click chuột vào biểu tượng (Insert Layer) để tạo thêm một lớp (Layer) mới. Đặt tên lớp
thuyen. Chọn menu File→Import→Import to stage, chọn bức ảnh thuyền để đưa vào trang soạn thảo. Dùng công cụ FreeTransformTool để điều chỉnh kích thước con thuyền cho phù hợp.
Hình 3-95
Tiếp theo, bạn sẽ di chuyển con thuyền tới vị trí đầu tiên của đường chuyển động.
Trên trục thời gian (Timeline) của lớp bien, chọn Frame 30 (Số Frame càng lớn thì thời gian chuyển động càng chậm) và nhấn phím F5 để chèn thêm Frame.
Trên trục thời gian của lớp thuyen, chọn Frame 30 rồi nhấn phím F6 để chèn một KeyFrame. Tại đây này, di chuyển con thuyền và đặt vào vị trí cuối cùng của đường chuyển động.
Hình 3-96
Bây giờ, từ Frame 1 đến Frame 29, chiếc thuyền nằm ở vị trí ban đầu, đến Frame 30 con thuyền nằm ở vị trí cuối cùng. Để tạo chuyển động cho con thuyền từ vị trí đầu đến vị trí cuối bạn click phải chuột vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối của lớp thuyen và chọn Create MotionTween. Chương trình sẽ tự chia khoảng cách giữa hai vị trí đầu và cuối thành 30 phần, mỗi một Frame, chương trình tự thay đổi vị trí của con thuyền và kết quả là con thuyền chuyển động từ vị trí đầu đến vị trí cuối.
Hình 3-97: Vị trí của con thuyền tương ứng với các Frame từ 1 đến 30
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter và bạn đã có một đoạn hoạt hình chiếc thuyền chuyển động trên biển.
Bạn cũng có thể thay đổi vị trí, kích thước, hướng của con thuyền ở Frame đầu tiên và Frame cuối cùng để con thuyền chuyển động theo ý muốn của bạn chẳng hạn là chuyển động ra khơi, chuyển động cập bến, …
Hình 3-98: Con thuyền ra khơi
Để tăng tốc độ chuyển động, bạn sẽ xóa bớt các Frame trên trục thời gian bằng cách chọn vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn tổ hợp phím Shift + F5.
Tương tự, bạn chọn vào một Frame bất kỳ giữa hai Frame đầu và cuối rồi nhấn phím F5 để tạo thêm các Frame.
Ghi chú - thủ thuật
- Muốn thời gian chuyển động lâu hơn, ta kéo dài thêm frame trên Timeline. - Để chuyển đối tượng sang MovieClip ta nhấn F8
Ghi nhớ:
- Ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc (Key Frame đầu tiên và Key Frame cuối cùng), vị trí của đối tượng chuyển động khác nhau. Chọn Motion Tween để cho đối tượng chuyển động.
- Mũi tên của Motion Tween trên Timeline phải là nét liền thì hình mới chuyển động, nếu là nét đứt tức là một trong 2 Key Frame đầu và cuối không có đối tượng..
Bài tập:
Vẽ hình một ô tô hình chữ nhật có hai hình tròn làm hai bánh xe. Vẽ một đường thẳng làm đường đi. Tạo chuyển động cho ô tô chạy trên đường thẳng với tốc độ nhanh dần.
Hình 3-99
3.6.2. Tạo hai chuyển động thẳng liên tiếp
Để tạo được chuyển động cho viên bi lăn từ trên dốc xuống, nhanh dần, rồi chuyển động đều trên mặt nằm ngang, bạn thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn chọn menu File→Import→Importtostage chọn bức ảnh, hình vẽ mà bạn sưu tầm hay tự vẽ được vào trang soạn thảo (Máng và Giá đỡ). Dùng công cụ FreeTransformTool
để điều chỉnh kích thước, vị trí của máng và giá đỡ cho phù hợp.
Tiếp theo, click chuột vào biểu tượng (Insert Layer) để tạo thêm một lớp mới, đặt tên là
vienbi.
Tại Frame 1 của lớp vienbi, bạn dùng công cụ Ovaltool để vẽ viên bi (dạng hình cầu). Chọn menu Modify→ConverttoSymbol→Graphic và chọn OK để chuyển đối tượng hình vẽ thành đối tượng hình ảnh. Di chuyển viên bi đến vị trí đỉnh máng nghiêng.