1.15.Tạo và in các tài liệu trình diễn
1.15.2.In các bảng thuyết minh (handouts)
Chọn loại tài liệu muốn in là handouts (trong ).
Chọn số slide ở mỗi bảng thuyết minh (thông thường là 4 nếu để giấy theo chiều ngang, và 2 hoặc 6 theo chiều dọc).
1
2 3
4 5
1.15.3. In phần Outlines của slide.
Chọn loại tài liệu muốn in là outlines (trong ).
Để chỉ in các tiêu đề của slide, ta phải lược bớt nội dung Outlines. Chọn View > Toolbars > Outlining. Thanh công cụ xuất hiện, nhắp một vị trí bất kỳ trong khung Outlines, sau đó chọn
CollapseAll.
2. Soạn giáo bài giảng điện tử với ViOLET 2.1. Giới thiệu phần mềm
2.1.1. Mục đích sử dụng:
Giúp giáo viên có thể tự xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các tiết dạy trên lớp (với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet.
2.1.2. Các đặc điểm chính:
Giao diện tiếng Việt, dễ dùng, phù hợp cả với những giáo viên không giỏi vi tính và ngoại ngữ. Đặc biệt, Violet còn có các hướng dẫn sử dụng bằng video nên rất dễ học.
Là phần mềm chuyên dụng trong việc soạn bài giảng, nên Violet có nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần mềm khác không có.
Có thể kết hợp rất dễ dàng với các công cụ tạo bài giảng hoặc tạo tư liệu như Powerpoint, Corel Draw, Photoshop, Flash,... Ví dụ ta có thể tạo một bài tập trắc nghiệm bằng Violet và đưa vào sử dụng trong Powerpoint.
2.2. Cài đặt và giới thiệu giao diện, bài giảng mẫu
2.2.1. Cài đặt và chạy chương trình.
a. Cài đặt ViOLET từ đĩa CD Đưa đĩa CD vào ổ, mở ổ đĩa CD.
Chạy file “Setup.exe” để cài đặt phần mềm. Cửa sổ cài đặt đầu tiên xuất hiện.
Hình 2-24: Cài đặt ViOLET
- Chọn Tiếp tục để thực hiện. Hãy đồng ý với các điều khoản sử dụng phần mềm để có thể tiếp tục cài đặt chương trình. Sau đó, bạn chỉ cần chọn Tiếp tục cho đến khi xuất hiện Finish thì click vào để hoàn tất quá trình cài đặt.
b. Tải file cài đặt từ trang bachkim.vn - Vào địa chỉ website http://bachkim.vn.
Click vào mục “Công cụ tạo bài giảng ViOLET” ở ngay đầu trang. Click vào mục Download.
Hình 2-25: Dowload bộ cài ViOLET từ website
Click vào mục “ViOLET bản chính thức”, bảng download sẽ hiện ra, click tiếp vào nút Save As để tải chương trình ViOLET về máy mình. Chọn thư mục để lưu file ViOLET_Setup.exe rồi click vào nút Save.
Chạy file ViOLET_Setup.exe vừa download về để cài đặt. Các thao tác cũng giống như là khi cài đặt từ đĩa CD, tuy nhiên sẽ không có đầy đủ các bài giảng mẫu như trong đĩa CD.
c. Đăng kí bản quyền hoặc dùng thử:
Sau khi cài đặt, bạn có thể tiến hành chạy chương trình và soạn thảo bài giảng. Trong trường hợp bạn chưa có bản quyền thì có thể click vào nút Dùng thử để soạn thảo (200 lần). Nếu bạn đã có bản quyền thì bạn tiến hành đăng kí bản quyền như sau:
Bạn click chuột vào menu Start→Programs→Platin Violet→Register, rồi nhập vào tên
Đơn vị, Địa chỉ và Mã số kích hoạt như trong “Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền” cuối cùng click Đồng ý để hoàn tất.
Hình 2-26: Đăng kí bản quyền
2.2.2. Giới thiệu giao diện chương trình
a. Chạy chương trình sau khi cài đặt Có thể chạy chương trình bằng các cách sau :
Cách 1: Click chuột vào biểu tượng: trên màn hình Desktop để chạy chương trình. Cách 2: Vào menu Start → Programs → Platin Violet → Platin ViOLET v1.5.
b. Giới thiệu giao diện chương trình
Chạy chương trình ViOLET, giao diện chính của chương trình sẽ hiện ra như hình dưới đây. Lưu ý khi gõ tiếng Việt, bạn phải tắt các bộ gõ như ABC, VietKey, UniKey,... để sử dụng chế độ gõ tiếng Việt của ViOLET.
Hình 2-27: Giao diện chương trình
- Phía trên cùng là Hệ thống menu, phím tắt. - Dưới menu là Toolbar và nút chức năng. - Phía bên trái là Cấu trúc bài giảng.
- Phía bên phải là Nội dung bài giảng được thu nhỏ.
- Phía dưới cùng là Danh sách file dữ liệu được sử dụng trong bài giảng.
2.3. Giới thiệu giao diện bài giảng bài giảng
Sau khi cài đặt ViOLET, sẽ có một số các bài giảng mẫu kèm theo. Để mở một bài giảng mẫu, bạn click chuột vào menu Start→ Programs → Platin ViOLET → ViOLET Samples, sau đó chọn một bài giảng mẫu.
Ví dụ: Với bài giảng “Định lý Pytago”, khi chạy, giao diện bài giảng hiện ra như sau:
Hình 2-28: Giao diện bài giảng mẫu
• Dòng chữ trên cùng là tên bài học.
• Hàng nút tiếp theo là các chủ đề của bài, mỗi chủ đề sẽ lại bao gồm một số đề mục được sắp xếp vào các hàng nút dọc ở phía bên trái.
• Ở góc dưới bên trái là hai nút Next và Back, ta có thể click vào nút Next để chuyển sang đề mục kế tiếp trong bài giảng, hoặc Back để quay về đề mục trước. Nếu giáo viên ngại dùng chuột thì có thể sử dụng bàn phím với phím Enter, hoặc PageDown để chuyển đề mục kế tiếp hoặc
BackSpace hoặc PageUp để quay về đề mục trước.
• Như vậy một giáo viên dù không biết dùng máy tính cũng có thể trình chiếu bài giảng chỉ đơn giản bằng cách chạy bài giảng và cứ thế nhấn phím Enter trên bàn phím.
2.4. Tạo một trang đề mục
Để tạo một bài giảng, các bạn sẽ lần lượt tạo ra các đề mục, thao tác tạo đề mục như sau:
Vào menu Nội dung → Thêm đề mục hoặc nhấn phím F5. Nhập vào tên Chủ đề và tên Mục.
Hình 2-29: Cửa sổ nhập đề mục
Nếu không nhập thì các tên này sẽ được lấy mặc định là Chủ đề 1, Chủ đề 2, Mục 1, Mục 2, v.v...
Nhấn nút Tiếp tục, màn hình soạn thảo đề mục sẽ hiện ra, đây là nơi sẽ nhập các tư liệu văn bản, ảnh, phim hoặc các bài tập. Sau khi soạn thảo xong ta click vào nút Đồng ý để hoàn tất.
2.5. Sửa đổi thông tin của đề mục
Để chỉnh sửa thông tin bên trong một đề mục ta thực hiện như sau:
Chọn mục cần sửa đổi thông tin, vào menu Nội dung → Sửa đổi thông tin hoặc nhấn phím
F6.
Tại trang soạn thảo, bạn chọn đối tượng để chỉnh sửa và sửa lại. Sau khi chỉnh sửa click vào nút Đồng ý để hoàn tất.
Câu hỏi, bài tập:
Bài tập 1:Trình bày các cách khác nhau để tạo một đề mục. Tại sao việc tạo một đề mục lại có vai trò quan trọng trong quá trình soạn thảo bài giảng điện tử?
Bài tập 2:Tạo ra hai đề mục khác nhau rồi dịch chuyển đề mục 1 xuống dưới đề mục 2. Chọn đề mục 2 rồi sửa đổi tên đề mục cho phù hợp với đề mục 1.
2.6. Đưa ảnh, phim, flash vào ViOLET
2.6.1. Chèn ảnh:
Bạn có thể đưa một bức ảnh vào bằng cách:
• Click vào nút Ảnh, phim, bảng nhập tên file sẽ hiện ra.
Hình 2-30: Cửa sổ nhập tên file dữ liệu
• Click vào nút “…” để chọn file dữ liệu.
• Click vào nút Đồngý để hoàn tất việc chèn ảnh
Hình 2-31: Ảnh được chèn vào
2.6.2. Chèn phim, Flash
Tương tự với việc đưa ảnh, các bạn có thể đưa các đoạn Flash và video vào trang đề mục. Cách làm như sau:
Tạo một đề mục mới (click menu Nội dung → Thêm đề mục).
Click vào nút Ảnh, phim rồi click tiếp vào nút “…”, chọn file dữ liệu Flash và nhấn Open
rồi click Đồng ý để hoàn tất.
Việc đưa các video vào trang soạn thảo cũng thực hiện tương tự.
Click vào nút Đồng ý để kết thúc phần soạn thảo này. Một đề mục mới gồm có cả đoạn Flash và video được tạo ra, bạn có thể tương tác trực tiếp với Flash hoặc có thể điều chỉnh các video này.
Ngoài ra, ViOLET có khả năng đưa các đoạn video này về một dạng chuẩn là Flash Video (.flv) để đảm bảo trên máy tính nào cũng có thể chơi được. Nếu dùng phần mềm khác sử dụng Video thì rất có thể xảy ra khả năng trên máy tính này thì phim chơi được, nhưng copy sang máy khác lại không chơi được do không hỗ trợ định dạng phim.
2.6.3. Tạo thuộc tính cho ảnh, phim:
Sau khi đưa ảnh, phim vào, bạn có thể thay đổi kích thước của ảnh, phim bằng cách nhấn chuột vào điểm nút giữa của ảnh, phim, sau đó đưa chuột lên để phóng to và đưa xuống để thu nhỏ.
Hình 2-32: Căn chỉnh kích thước cho ảnh.
Bạn cũng có thể thay đổi vị trí của ảnh bằng cách nhấn chuột vào ảnh và giữ chuột trái để di chuyển đến vị trí cần thiết.
Để thiết lập thuộc tính của ảnh các bạn click vào nút , bảng thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra ngay bên cạnh như sau:
Hình 2-33: Tạo thuộc tính cho ảnh
Tại bảng thuộc tính, bạn có thể kéo thanh trượt hoặc nhập vào độ trong suốt để chỉnh độ trong suốt cho ảnh.
2.6.4. Kéo thả ảnh, phim, Flash
Việc chèn tư liệu Ảnh, phim cũng có thể được thực hiện dễ dàng và trực quan hơn bằng cách từ cửa sổ Windows hoặc Windows Explorer, bạn kéo trực tiếp các file tư liệu (ảnh, phim, flash, mp3) rồi thả vào màn hình soạn thảo. Cách làm như sau:
Mở thư mục “Thư viện tranh thực vật”, hiện nội dung thư mục bằng thumbnail. Tạo một mục mới trong ViOLETt, thu nhỏ cửa sổ ViOLET, chọn ảnh cần kéo thả vào ViOLET, giữ chuột trái rồi kéo các ảnh vào cửa sổ soạn thảo. Chỉnh sửa các ảnh vừa kéo thả vào rồi nhấn Đồng ý để hoàn tất.
Hình 2-34: Kéo thả ảnh, phim từ của sổ Windows sang cửa sổ ViOLET
Tương tự như vậy, ta có thể đưa các đoạn Flash, cũng như các đoạn Video bằng cách này. 2.6.5. Tạo hiệu ứng hình ảnh:
Sau khi nhập một hình ảnh hoặc đoạn văn bản, bạn có thể tạo cho chúng các hiệu ứng hình ảnh, như tạo bóng đổ, làm nổi 3 chiều hoặc tạo hiệu ứng rực cháy...
Giả sử bạn chỉnh sửa một đề mục đã có để thêm các hiệu ứng hình ảnh. Chọn đề mục đó, nhấn F6 để sửa đổi, nhấn Tiếp tục.
Chọn hình ảnh “O du kích”, click vào nút Thuộc tính, sau đó nhấn vào nút Mở rộng . Thêm hiệu ứng “Làm nổi”, thêm hiệu ứng “Rực sáng.
Hình 2-35: Tạo hiệu ứng hình ảnh
Chọn bài thơ, click vào nút Thuộc tính, sau đó nhấn vào nút Mở rộng . Chọn hiệu ứng “Bóng đổ”, chọn tham số “Độ mờ =3”, tham số “Khoảng cách=3”.
Hình 2-36:Tạo hiệu ứng hình ảnh cho văn bản
Sau khi thấy thỏa mãn với các hiệu ứng, click chuột vào nút Đồng ý.
Việc tạo ra được những hiệu ứng hình ảnh là một thế mạnh của ViOLET mà hầu hết các phần mềm khác đều không có.
Bài tập củng cố
Bài tập 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa thao tác chèn ảnh, phim và kéo thả ảnh, phim. Theo bạn, thao tác nào chúng ta nên sử dụng thường xuyên?
Bài tập 2: Chèn một đoạn Video vào trang soạn thảo ViOLET, căn chỉnh thuộc tính cho Video, tạo hiệu ứng chuyển động là Kéo màn, hiệu ứng con là Từ trái – trên và Tự động chạy hiệu ứng. Sau đó chỉnh sửa lại đoạn Video thành Không tự động chạy.
Bài tập 3: Kéo thả vào ViOLET một tư liệu ảnh, một Video, một file Flash, một file mp3. Chỉnh sửa thuộc tính cho các đối tượng, tạo hiệu ứng cho các đối tượng (nút Mở rộng). Thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng (mỗi tư liệu chọn một hiệu ứng khác nhau)
2.7. Soạn thảo văn bản
Việc soạn thảo văn bản trong ViOLET cũng tương đối giống với các chương trình khác. Nhưng với ViOLET, người dùng có thể chọn lựa chức năng soạn thảo văn bản một định dạng và văn bản nhiều định dạng tùy theo ý đồ giảng dạy của mình. Để soạn thảo văn bản, bạn có thể chọn chức năng soạn thảo của nút Văn bản hoặc công cụ Soạn thảo văn bản hết sức đơn giản. Thông qua chức năng Văn bản, bạn có thể soạn thảo các loại công thức: Toán học, Vật lí, Hóa học…một cách trực tiếp.
Bạn vào menu Nội dung → Thêm đề mục hoặc nhấn phím F5.
Hình 2-37: Cửa sổ nhập đề mục
Nhấn nút Tiếp tục, màn hình soạn thảo đề mục sẽ hiện ra, ta sẽ nhập các tư liệu văn bản, ảnh, phim hoặc các bài tập vào đây.
Click vào nút Văn bản và gõi dung văn bản:
“Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em”
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bình)
2.7.1. Viết công thức:
Một ưu thế của ViOLET là có thể đưa công thức vào ngay ô nhập văn bản, với việc sử dụng cách gõ theo chuẩn Latex.
Ví dụ: Các bạn có thể gõ công thức hóa học vào hộp văn bản như sau:
Công thức hóa học của axit sunfuric là: latex(H_2SO_4)
Hoặc nhập vào một công thức toán học: latex(1/sqrt(a^2 + b^2))
Sau khi gõ, bạn click chuột ra ngoài thì công thức sẽ hiện lên. Vì đây là văn bản nên có thể thay đổi các kiểu chữ, màu sắc kích thước giống như đối với các ô nhập văn bản thông thường.
Với chuẩn Latex, người soạn có thể soạn được hầu hết các công thức, ký hiệu đặc biệt như ký tự Hy Lạp hay phép toán. Cách gõ công thức và các ký hiệu này, chúng ta có thể tra tại cuối tài liệu này (phần Phụ lục).
Việc gõ công thức ngay trong ô nhập văn bản có lợi thế rất lớn là khi ta thêm chữ, hoặc thêm dòng thì các công thức của tự điều chỉnh lại đúng vị trí.
Lưu ý: Một số ký hiệu toán học đặc biệt có thể không thể hiện được bằng các font thông thường như Arial hay Times New Roman, nó thường chỉ hiện 1 hình ô vuông. Trường hợp này chúng tôi đã thử sử dụng font Tahoma hoặc các font có chữ MS ở đầu thì mới thể hiện được.
2.7.2. Tạo thuộc tính, hiệu ứng cho đối tượng văn bản
Có thể thay đổi kiểu chữ, màu sắc, kích thước chữ của ô văn bản bằng cách click chuột vào nút Thuộc tính, là nút thứ nhất ở phía trên bên phải của khung văn bản. Bạn lựa chọn màu chữ “màu xanh” và kích thước chữ là “24”.
Hình 2-38: Tạo thuộc tính cho văn bản
Bạn có thể dịch chuyển ô văn bản này đến vị trí cần thiết bằng cách nhấn chuột vào khung màu xám và dịch chuyển. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước của khung này bằng cách nhấn chuột vào góc dưới bên phải của khung, rồi kéo chuột để điều chỉnh.
Ta có thể tạo ra các hiệu ứng chuyển động như sau:
Bạn chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng, click vào nút Hiệu ứng (là nút thứ 2 ở phía trên bên phải đối tượng), bảng Hiệu ứng sẽ hiện ra:
Hình 2-39: Tạo hiệu ứng chuyển động
Chọn một Hiệu ứng và hiệu ứng con. Bạn có thể chọn Tự động chạy hiệu ứng để nó có thể thực hiện được ngay mà không cần click chuột. Bạn có thể xem luôn hiệu ứng này bằng cách click vào nút Xem trước
Nếu như đã đủ nội dung kiến thức cho trang này, ta click vào nút Đồng ý. Một đề mục của bài giảng đã được tạo ra.
Để xem toàn màn hình, bạn nhấn phím F9, để thu nhỏ lại, bạn nhấn phím F9 lần nữa. Sau khi đã hoàn tất một trang đề mục bạn lưu hoặc đóng gói lại.
2.7.3. Soạn thảo văn bản nhiều định dạng
Văn bản nhiều định dạng được sử dụng cho các trang màn hình mà nội dung của trang đó thể hiện văn bản là chính. Ở đây, trong cùng một ô nhập text, người dùng có thể định dạng văn bản của mình theo nhiều kiểu khác nhau, giống như khi trình bày trong các công cụ của Microsoft Office.
Bạn nhấn nút Công cụ ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình rồi chọn mục Soạn thảo văn bản, cửa sổ nhập liệu tương ứng sẽ hiện ra như sau:
Hình 2-40:Soạn thảo văn bản nhiều định dạng
Chức năng của các nút thuộc tính ở đây gồm có: font chữ, kích thước chữ, màu sắc, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, căn lề trái, căn lề giữa, căn lề phải, đánh dấu gạch đầu dòng, khoảng cách dòng. Công cụ thước kẻ phía trên hộp nhập liệu dùng để tạo lề cho văn bản giống như trong