3.1.3.1 Cơ hội
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đƣờng lối đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, các DNNVV ở nƣớc ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài để nhanh chóng tăng cƣờng năng lực công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, các doanh nghiệp trong nƣớc có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ và hiệu quả kinh tế so với doanh nghiệp ở các nƣớc đi trƣớc. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nƣớc ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.
Quá trình đổi mới đất nƣớc đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển của DNNVV ở nƣớc ta trong thời gian tới, đặc biệt là sự cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế đã thúc đẩy DNNVV đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.
3.1.3.2 Thách thức
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hƣởng sâu, rộng đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của DN: giá đầu vào tăng cao, việc huy động các nguồn lực bị hạn chế, khó khăn trong lao động và nguồn vốn vay, bất ổn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và cuối cùng là kết
61
quả, hiệu quả hoạt động của DN bị giảm sút. Thách thức lớn nhất đối với quá trình đổi mới công nghệ ở các DNNVV nƣớc ta hiện nay là phải nâng cao năng lực về công nghệ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vốn đầu tƣ từ ngân sách còn hạn chế, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực.
Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ sẽ tiếp tục dần nhƣờng chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Vì vậy, các chính sách nếu không có tác dụng sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lƣợng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực về thu hút đầu tƣ và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.
Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, nƣớc ta đang đứng trƣớc những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vƣợt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trƣớc những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ tăng cƣờng năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và công nghệ lạc hậu ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.