Thẩm định khả năng tài chính:

Một phần của tài liệu Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong các ngân hang Thương mại ở Việt Nam (Trang 36 - 41)

- 2.1 Tư cách pháp lý

2.2Thẩm định khả năng tài chính:

Mục đích thẩm định khả năng tài chính là NHTM muốn biết rõ khả năng thu hồi nợ của mình thông qua các chỉ tiêu như;hệ số tài trợ,năng lực đi vay,khả năng thanh toán.

Đánh giá năng lực tài chính thì có hai chỉ tiêu chính là Nguồn vốn hiện có của doing nghiệp +Hệ số tài trợ =

Tổng nguồn vốn chủ đầu tư sử dụng Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp +Năng lực đi vay =

Vốn thường xuyên *Đánh giá khả năng thanh toán có các chỉ tiêu sau:

Số tiền dùng trong thanh toán +Khả năng thanh toán chung =

Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán +Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn NH+ phải trả khác

Vốn bằng tiền +Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

TS lưu + TS thiếu + chênh lêch về động chờ xử lý giá chưa xử lý +Khẳnnng thanh toán cuối cung =

Nợ ngán hạn + các khoản phải trả Ngân hang sẽ so sánh các chỉ tiêu khả năng thanh toán chung avf thanh toán nhanh với 1:Nếu lớn hơn 1 là bình thường,nếu càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao,nếu nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán yếu và càng nhỏ càng yếu,riêng hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0.5 là tốt nhất;so sánh chỉ tiêukhả năng thanh toán cuối cùng vói 1 nếu nhỏ hơn thì không thể đầu tư vì tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất xấu .

Trong thực tế vấn đề xác định chính xác nhu cầu tài trợ vốn của một dự án không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác.Thông thường NHTM tiến hành phân tích một số yếu tố như:Khuynh hướng và tính thời vụ trong nhu cầu vốn của dự án,trong tình trạng tài chính và khả năng sinh lời của dự án;các rủi ro

tiềm tàng trong hoạt động.Mối quan hệ của chúng được biểu thị qua sơ đồ sau:

Sau khi đánh giá điều kiện pháp lý,năng lục tài chính và nhu cầu tài trợ NHTM tiến hành thẩm định dự án.

2.3Thẩm định dự án

Để thẩm định dự án NHTM cần tạap hợp đủ các hồ sơ theo quy định cua NĐ52/1999/NĐ-Cp;NĐ12/2000/NĐ-cP sửa đổi bổ sung cho NĐ52,thông tư số 06/1999/TT-BKH (ký ngày 24/11/1999),thông tư số 07/2000/TT-BKH(ký ngày 03/07/2000), thong tư 11/2000/TT-BKH (ký ngày 11/09/2000) của Bộ Kế Hoạc và đầu tư hướng dẫn nội dung hoặc sửa đổi,bổ sung một số nội dung về tong mức đầu tu,hồ sơ thẩm định và báo cáo đầu tư và các văn bản khác có liên quan.Thông thường gồm một số văn bản sau:

-Quyết định đàu tư,cho phép đàu tư hoặc giấy phép đầu tu được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

-Luận chứng kinh tế kỹ thuật và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

-Thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán đã được duyệt.

-Quan điểm, ý kiến của các cơ quan quản lý ngành,cơ quan chuyên môn,chính quyền sở tại và cả Chính phủ(nếu có) về dự án.

-Các hồ sơ lien quan khác:

+Quyết định giao đất,hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án +Giấy phép xây dựng

+văn bản chấp thuận của Bộ,Sở KHCN & MT về phương án xử lý chất thải và tác động môi trường của dự án.

+Báo cáo nghiên cứu về khối lượng,chất lượng các nguồn nguyên liệu cho dự án sẽ khia thác trong tự nhiên và giấy phép khai thác do cư quan Nhà Nước có thăm quyền cấp.

+Hợp đồng nhập khẩu thiết bị và giấy phép của Bộ TM (Đối với trường hợp phải nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc nguyên liệu)

Phân tích nhu cầu về vốn của dự án Phân tích và khả năng sinh lời của dự án Phân tích rủi ro trong hoạt động của dự án Xác định nhu cầu tài trợ của

+Kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu về toàn bộ khối lượng xây lắp theo Luật Đấu thầu của Chính phủ kèm theo các hợp đồng đã kí. với các bên trúng thầu như hợp đồng xây dựng,hợp đồng cung cấp thiết bị,hợp đồng lắp đặt thiết bị,…

Sauk hi tập hợp đầy đủ hồ sơ,xem sét tính phù hợp về nặt pháp lý thì NHTM sẽ tiến hành thẩm định

NHTM sẽ tiến hành thẩm định theo các bước sau:

a.Ngiên cứu tính khả thi của dự án

Ngân hàng sẽ quan tâm nhất đến khả năng trả nợ của dự án,do đó sẽ xem xét kế hoạch trả nợ vốn vay và năng tích luỹ của dự án,đồng thời xem xét sự phù hợp của nguồn vốn đầu tư về cơ cấu,số tiền,thời hạn,lãi suất,phân kì trả nợ…

-Xem xét và phân tích thị trường tiêu thụ - Đây là nội dung quan trọng quyết định đến tính khả thi của dự án.Các bước phân tích gồm một số nội dung cơ bản sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đánh giá chung về thị trường của sản phẩm,dịch vụ đó : thị trường tiêu thụ dự kiến,cơ cấu khách hàng tiêu thụ,xác định nhu cầu sản phẩm,dịch vụ đó trong tương lai,đánh giá về các đối thủ cạnh tranh,cuối cùng đưa ra chênh lệch cung cầu về sản phẩm,dịch vụ dự án,xác định lượng sản phẩm tiêu thụ.Tất nhiên cũng cần xem xét các biện pháp khuyến thị sẽ được áp dụng và mức giá sẽ bán.

Tuy nhiên cũng cần chú ý đến các chính sách của Nhà nước,của Bộ ngành có liên quan đến sản phẩm dịch vụ của dự án và biệ pháp xử lý trong trường hợp những thay đổi của chúng tác động xấu đến dự án.

-Đánh giá khả năng cung cấp đầu vào cho dự án hoạt động.Ngân hàng cần có hiểu biết về laọi nguyên vật liệu mà dự án cần và phân tích các mặt sau:nguồn và khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án về năng lượng,thiết bị phụ trợ,lao động kĩ thuật và lao động phổ thông,nguyên liệu tại chỗ có hay không nếu có vận chuyển từ nơi khác đến thì chi phí và chất lượng có đảm bảo không.Thực tế đây là vấn đề khó xác định cần thu nhập nhiều thông tin kết hợp với đánh giá của các cơ quan hữu quan và tham khảo dự án tương tự đã hoạt động.

-Công nghệ và tài sản cố định:Ngân hàng chủ yếu dựa vào các đánh giá của Bộ,sở KHCN&MT,các cơ quan quản lý ngành,kết luận của hội đồng thẩm định cấp Nhà nước để xem xét dự án dự án về các mặt:Mức độ hiện đại của công nghệ;sự phù hợp của công nghệ với thực tế và đòi hỏi của dự án;Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị và các điều kiện bảo trì,bảo dưỡng sau khi lắp đặt.

Đây là nội dung khó thẩm định,do đó đối với các dự án lớn NHTM thuê chuyên gia và thường coi trọng các kết luận trước đo của cơ quan cấp phép đầu tư.

-Tổ chức quản lý sản xuất:NHTM thường tiến hành xem xét sự phù hợp và tính khả thi của dự án về mặt này theo các nội dung sau:Cơ cấu mạng lưới tổ chức quản lý dự án;Đánh giá về năng lực,trình độ và khả năng quản lý của đội ngũ cán bộ điều hành dự án;Đáng giá về năng lực,trình độ và khả năng quản lý

của đội ngũ cán bộ điều hành dự án;Đánh giá nhu cầu và khả năng bố trí nhân lực cho dự án.

b.Phân tích về mặt tài chính của dự án nhằm mục đích :

xác định tính khả thi của dự án về mặt tài chính, đánh giá tính đầy đủ của kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư mới hoặc duy trì doing nghiệp đang hoạt động,giám sát hoạt động của một công ty hoặc của một nhóm người thực hiện dự án, đề xuất phương pháp nâng cao tính khả thi của dự án và các điều kiện cần thiết cho dự án để xin tài trợ vốn từ đó quyết định kế hoạch cho vay đối với dự án.

Về nguyên tắc phân tích tài chính yêu cầu phải xác định được tất cả các khoản thu và chi của dự án khi đầu tư,NHTM xem xét các chỉ tiêu:

-Xác định tổng mức vốn đâu tư trong đó chú ý tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động.

-Nguồn vốn đầu tư,trong đó xác định rõ vốn của chủ đầu tư tahm gia dự án,vốn ngân sách cấp, vốn vay va vốn khác.

Từ đó đưa ra chênh lệch, thừa thiếu giữa nguồn vốn và tổng mức đầu tư. -Tính mức cho vay và thời hạn trả nợ,theo quy định của NH nhà nước VN thì

+Mức cho vay của dự án = Tổng nhu cầu – Vốn tự có – Vốn khác Vốn của dự án chủ đầu tư (nếu có) +Thời hạn cho vay = Thời gian xây dựng cơ bản + Thơi gian trả nợ

Mức cho vay +Thời han trả nợ =

Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận +nguồn khác (dùng để trả nợ) (nếu có)

Ngân hàng sẽ yêu cầu chủ đầu tư phải có kế hoạch trả nợ phù hợp theo từng đơn vị thời gian,theo từng loại nguồn cụ thể,tất nhiên la phải đủ cả gốc lẫn lãi.

c.Phân tích hiệu quả kinh tế dự án

Việc so sánh, tính toán các chỉ tiêu,các yếu tố đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án trên:Các định mức kinh tế kĩ thuật của từng ngành cụ thể:Các quy định của nhà nước về vấn đề liên quan(Thuế,khấu hao cơ bản,phương pháp hạch toán);Các giả định phù hợp với điều kiện thực tế của dự án(giả định về giá thành sản phẩm,nhu cầu thị trường,giá bán sản phẩm…);Kết hợp tham khảo các dự án tương tự đã đươc thực hiện.

Đoi khi NH phải tính độ nhạy của dự án đối với một số yếu tố, rồi tính toán khả năng tích luỹ của dự án qua các năm,cân đối kế haoch trả nợ của dự án từ đó thấy rõ khả năng trả nợ các nguồn vay của dự án.Thông thường các chỉ tiêu mà ngân hàng quan tâm là

-Giá trị hiện tại thuần của dự án(NPV):là hiệu số giữa giá trị hiên tại của dòng lợi ích và dòng chi phí đã đươc chiết khấu với một mức lãi suất phù hợp

NPV = Ivo + n iZ 1 = r i Bi ) 1 ( + - n iZ 1 = r i Ci ) 1 ( + + r n SV ) 1 ( + Trong đó:

+Bi:khảon thu của năm i +Ci:khoản chi phí năm i

+n:Số năm hoạt động của dự án +r:Tỷ suất chiết khấu được chọn +SV:giá trị còn lại cuối đời dự án

Nếu NPV lớn hơn 0 thì nên đầu tư,NPV=0 thì cần xem xét mục tiêu dự án và một số chỉ tiêu khác của dự án,NPV nhỏ hơn 0 thì không nên đầu tư

-Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IR):là lãi suất mà tại đó tổng thu bằng tổng chi tức NPV băng 0 IRR = r1 + 2 1 1 NPV NPVNPV − (r1 - r2)

IRR càng lớn càng tốt,nhưng tối thiểu phải lớn hơn laix suất bình quân gia quyền của các nguồn vốn đầu tư(hoặc vốn vay ngân hàng)

-Điểm hoà vốn:la điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí sãn xuất.Tính toán điẻm hoà vốn để xác định mức độ sản xuất mà tại đó khách hàng không có lãi nhưng không bị lỗ.

Điểm hoà vốn tính bằng đơn vị hiện vật X = pfv

Trong đó: x là sản lượng tại điểm hoà vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

F latổng định phí tính cho cả đời dự án hoăc một năm P là giá bán sản phẩm

V là biến phí tính cho một sản phẩm Điểm hoà vốn tính bằng đơn vị giá trị

Oh = px = p Pfv

Về điểm hoà vốn còn có các phương pháp tính khác như bằng đồ thị,theo giá trị tiền tệ,hoặc tính chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn tuy nhiên thường thì ngân hàng chỉ xét các chỉ tiêu trên là các chỉ tiêu mà người lập dự án đã tính toán sẵn ngân hàng chỉ kiểm tra tính chính xác thôi.

Ngân hàng tiến hành xem xét kĩ khía cạnh này trong trường hợp dự án có sự can thiệp của nhà nước,va mục tiêu của dự án là vì phúc lợi xã hội nhiều hơn là vì lợi nhuận.Các nội dung nghiên cứu gồm

-Dự án có nằm trong chiến lược,mục tiêu phát triển của nhà nước của ngành hay địa phương không

-Các chỉ tiêu phản ánh những đóng góp của dự án vào lam tăng khối lượng sản phẩm hco xã hội,tăng thu nhập cho người lao động,tăng thu cho ngân sách nhà nước,tăng tích luỹ cho xã hội

-Tận dụng các điều kiện sẵn có như điều kiênj tự nhiên của vìng,điều kiên xã hội,sử dụng nguồn nguyên vật kiệu sẵn có,sử dung lao động tai địa phương…

-Dự án có tạo điều kiện nâng cao trình độ công nghệ kĩ thuật,nâng cao năng lực làm viêc của cán bộ côngnhân viên và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hay không

-Dự án đóng góp như thế nào vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cùng

3.Thẩm định tài sản đảm bảo cho vay:

Một phần của tài liệu Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong các ngân hang Thương mại ở Việt Nam (Trang 36 - 41)