B.Thẩm định tài sản đảm bảo: *Các bước thực hiện được thực hiện:

Một phần của tài liệu Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong các ngân hang Thương mại ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

III. Nội dung thẩm định khách hàng:

B.Thẩm định tài sản đảm bảo: *Các bước thực hiện được thực hiện:

*Các bước thực hiện được thực hiện:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 04 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, *Muc đích thẩm định TS đảm bảo:

.- Thứ nhất, vì định giá cho mục đích đảm bảo cho một khoản vay, nên thẩm định giá trị tài sản phải gắn liền với việc đánh giá xu hướng của thị trường. Đây là công việc rất khó khăn vì hiện tại ở VN chưa có một công cụ nào có thể dự báo thị trường một cách khả thi đặc biệt là đối với thị trường mang tính chất đặc thù như thị trường BĐS. Cộng thêm vào đó, hệ thống thông tin trên thị trường tài sản ở VN chưa mang tính tập trung và không minh bạch. Ví dụ: Trong thời gian qua, có nhiều ngân hàng ở Tp.HCM đã đẩy mạnh cho vay đầu cơ BĐS, tài sản thế chấp là chính BĐS mua. Giá BĐS càng tăng cao, ngân hàng càng cho vay nhiều, giá thẩm định càng phải sát với thị trường. Hậu quả là, hiện nay các ngân hàng đã trót cho vay BĐS đang phải lo ngay ngáy đối với việc xử lý các khoản nợ xấu BĐS. Khi hậu quả xảy ra rồi thì người ta mới tiếc nuối "Phải chi lúc đó mình biết thị trường tụt dốc thê thảm vậy thì giờ đâu đến nỗi...".

- Thứ hai, việc định giá tài đảm bảo phải xem xét đến tính thanh khoản của BĐS. Vì khi khách hàng không trả được nợ, tài sản sẽ đem ra thanh lý trả nợ. Trên thực tế, có những BĐS được rao bán với giá rất cao nhưng rất kén người mua, không phải ai cũng đủ tiền để mua, hoặc nhu cầu đối với tài sản đó rất thấp.

- Thứ ba, định giá tài sản đảm bảo phải đặc biệt coi trọng tính pháp lý của BĐS. Sẽ rất phức tạp và rất dễ xảy ra tranh chấp khi xử lý tài sản nếu không đánh giá đúng tính pháp lý. Hệ thống pháp luật VN vừa thiếu lại vừa yếu, các văn bản hay chồng chéo lên nhau. Đối với các tài sản bình thường thì không có vấn đề gì. Nhưng đối với đất và QSD đất thì vô cùng phức tạp. Các trường hợp đất sử dụng chung, sử dụng riêng, các trường hợp tính giá đền bù do đất nằm trong quy hoạch, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai... là những trường hợp phải cẩn thận khi tiến hành thẩm định giá trị tài sản.

Một phần của tài liệu Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong các ngân hang Thương mại ở Việt Nam (Trang 32 - 34)