Ảnh hƣởng tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt (Trang 36 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1 Ảnh hƣởng tích cực

2.1.1 Cung cấp nhiều mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nƣớc

Với ưu thế giá rẻ, công nghệ tương đối hiện đại, phù hợp với sản xuất trong nước nên máy móc, thiết bị, công nghệ do Trung Quốc sản xuất được nhiều doanh nghiệp trong nước lựa chọn.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc, các mặt hàng máy móc, thiết bị, hóa chất, các phương tiện vận tải, công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu chiếm 30% kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.

Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú đa dạng, có quy mô khác nhau. Những nhóm hàng có quy mô lớn trong thời gian qua là máy móc nông nghiệp phục vụ chế biến lâm sản, nông sản, thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng, máy móc, thiết bị cho ngành dệt may, thủy điện, nhiệt diện, các loại máy phát điện cỡ nhỏ, có trình độ công nghệ và có ý nghĩa lâu dài đối với Việt Nam.

Đối với nông nghiệp, Việt Nam đã nhập khẩu được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồng cho nông nghiệp từ thị trường Trung Quốc như: Công nghệ sản xuất mía đường, máy kéo công xuất vừa và nhỏ, máy bơm nước, thủy điện nhỏ, máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm.

Thị trường Trung Quốc đã cung cấp một số lượng lớn về nhiên liệu, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất trong nước như: Sắt, thép, sợi, vải, phân bón. Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta.

Một số sản phẩm có hiệu quả và năng xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu không phải chi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng.

2.1.2 Cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa với giá rẻ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc tiêu dùng trong nƣớc

Với ưu điểm là quy mô sản xuất lớn, khoảng cách địa lý gần nên việc nhập khẩu hàng hóa trở nên thuận tiện, lưu thông một cách dễ dàng. Trung Quốc đã kịp thời cung cấp nhiều mẫu mã, hàng hóa phong phú, giá cả lại rẻ nên thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

Hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc rất đa dạng, từ những mặt hàng nhỏ như: Đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm, quần áo, giày dép đến các mặt hàng điện, điện tử hay những thiết bị lớn như: Ôtô, xe máy, máy nông ngiệp.

Đặc biệt là những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa với thu nhập thấp, chi tiêu cho tiêu dùng của đa số người dân còn eo hẹp. Hơn nữa, các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc có mẫu mã đẹp, phong phú, giá cả rẻ, ngoài ra còn có nhiều mặt hàng trong nước chưa sản xuất được đã chinh phục đại bộ phận của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong thời gian qua, các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng tại thị trường nội địa, làm phong phú hơn thị trường hàng hóa, góp phần giúp người mua có thêm nhiều lựa chọn.

Đồng thời, giúp một bộ phận người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm từ thông thường đến công nghệ cao có giá cả phù hợp.

2.1.3 Tạo áp lực cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nƣớc

Với nhiều ưu điểm, nhiều loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm thị phần tại thị trường nội địa, cạnh tranh với hàng trong nước. Do đó, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải liên tục cải tiến mẫu mã, giảm giá thành, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất, giữ vững thị phần để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng Trung Quốc nói riêng.

Đối với một số ngành hàng, mặt hàng của nước ta trong thời gian qua, hàng Trung Quốc là một trong những tác nhân chính thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Điển hình là các mặt hàng xe máy, bánh kẹo, bia, nước giải khát. Chính sự cạnh tranh gây gắt của hàng hóa Trung Quốc buộc các nhà sản xuất phải thay đổi quy mô sản xuất, sản phẩm, giá cả. Từ đó có bước phát triển mạnh, xây dựng được thương hiệu, giành lại thị trường.

Đối với nhiều mặt hàng khác, sự xuất hiện của hàng hóa Trung Quốc đã làm phong phú thêm nguồn cung cấp, tạo áp lực lên hàng hóa trong nước. Từ đó, buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao trình độ sản xuất, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhằm cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Kết quả của cuộc cạnh tranh là hàng hóa trở nên đa dạng, phong phú hơn, giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và những người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

2.2 Ảnh hƣởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt nam. Với những ưu thế về mặt giá cả, công nghệ phù hợp với trình độ sản xuất ở trong nước, giúp kích thích sản xuất trong nước phát triển. Nhưng không thể không nhắc đến hàng hóa nhập lậu, hàng giả hàng kém chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Việt nam, cũng như các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và cả người tiêu dùng.

2.2.1 Đối với nền kinh tế

Gây khó khăn cho tình hình sản xuất trong nƣớc

Hàng Trung Quốc giá rẻ đã chèn ép hàng hóa sản xuất trong nước, khiến hàng trong nước không tiêu thụ được, tồn đọng hàng hóa, dẫn đến đình đốn sản xuất, khiến một số doanh nghiệp rơi vào nguy cơ đóng cửa, tình hình việc làm bất ổn định dẫn đến tình trạng thất nghiệp là điều khó tránh. Điều này đã gây nên sức ép lớn đối với kinh tế cũng như chính sách xã hội.

Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4 năm 2013 ước đạt 20,4 tỷ USD, giảm 9,8% so với tháng 3/2013. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 9,7 tỷ USD, giảm 12,1% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ USD, giảm 7,6%.

Ngành thép Việt nam đang phải đối mặt với sức mua của thị trường yếu mà còn phải đối đầu với số lượng thép nhập khẩu lớn từ Trung Quốc với giá rẻ, nhưng chất lượng không bằng thép sản xuất trong nước, hiện nay vẫn đang được tiêu thụ mạnh vì nhiều nhà xây dựng đã lựa chọn.

Hàng nhập lậu với giá rẻ, thậm chí chỉ bằng 1/3 giá cả sản xuất trong nước, khiến hàng trong nước mất hẳn sức cạnh tranh. Nguy cơ đó không chỉ diễn ra với ngành dệt may, thép, điện tử, hàng gia dụng, đồ trẻ em, mà còn diễn ra với nhiều ngành khác. Ngoài ra, hàng hóa nhập lậu của Trung Quốc tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt, mà vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng và lâm vào nguy cơ đóng cửa, vì không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc giá rẻ.

Giảm ngân sách thuế do buôn lậu và gian lận thƣơng mại

Các tuyến biên giới giáp Trung Quốc, tình trạng buôn lậu diễn ra ngày càng nhiều và thủ đoạn ngày càng tinh vi, đã qua mắt được cơ quan chức năng ở địa phận biên giới. Theo báo cáo tổng hợp từ các đơn vị, trong 6 tháng đầu năm 2013, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 2.156 vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, bằng 108,12% so với cùng kỳ năm 2012.

Các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vừa liên tiếp bắt giữ hơn nửa tấn xúc xích và chả cá có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam vừa tiến hành tiêu hủy. Tình trạng xúc xích Trung Quốc ồ ạt tràn qua đường tiểu ngạch vào thị trường nội địa đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Hình 2.1 Các cơ quan chức năng Tỉnh Lào Cai đ tiến hành tiêu hủy toàn ộ l hàng x c x ch nhập lậu

“Nguồn: Báo tài nguyên & Môi trường, số 81/GP-TTĐT năm 2013”

Tình trạng buôn lậu hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp, từ đầu tháng 12 năm 2012, tình hình vận chuyển hàng hóa nhập lậu với quy mô lớn vào nội địa ngày một tăng lên.

Hiện tượng trốn thuế diễn ra khá phổ biến trong xuất nhập khẩu tiểu ngạch, dẫn đến thất thu cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng, thông qua các thủ đoạn như: Nhập nhiều khai ít, nhập những mặt hàng có thuế cao như: Phụ tùng xe máy, xe đạp khai thành những mặt hàng có mức thuế thấp như: Đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng.

Các loại mặt hàng thực phẩm nhập lậu như: Xúc xích, chả cá đang là mối ẩn họa khôn lường bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Các cơ quan chức năng mới chỉ thống kê được những lô hàng bị bắt. Số lượng thực phẩm lậu tuồn trót lọt vào thị trường nội địa với số lượng bao nhiêu và đến những đâu thì chưa một cơ quan nào thống kê nổi.

Hiện tượng buôn lậu, gian lận trong thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa vào nước ta trong những năm qua không giảm và diễn biến ngày càng phức tạp. Các hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi, đa dạng trên khắp các loại đường chính, đường mòn, đường biển, đường rừng, đường hàng không bất kể ngày và đêm và bằng nhiều hình thức khác nhau. Lực lượng buôn lậu không chỉ có tư nhân mà còn có cả nhân viên công vụ, một số đơn vị làm công tác ở cửa khẩu hoặc đồng lõa với bọn buôn lậu.

Giảm ngân sách thuế do rủi ro thƣơng mại và khó quản lý ngoại hối trong thanh toán

Do mậu dịch biên giới có tính đặc thù, mặc dù ngành ngân hàng hai nước đã có rất nhiều cố gắng, nhưng việc thanh toán trong xuất nhập khẩu Việt - Trung qua ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước.

Theo số liệu của Vụ ngoại hối ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong một số năm, việc thanh toán thông qua các ngân hàng ngoại thương, ngân hàng thương mại cổ phần Việt - Hoa và ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chiếm 4,8 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

Như vậy, việc thanh toán xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế nói chung và thanh toán xuất nhập khẩu biên giới bằng tiền tệ của hai nước qua hệ thống ngân hàng đạt tỷ trọng thấp. Điều đó đã dẫn đến một số hậu quả sau:

Do việc thanh toán nằm ngoài hệ thống ngân hàng nên các ngân hàng không có điều kiện kiểm soát chặt chẽ, đã tạo ra môi trường thuận lợi để các hoạt động buôn lậu phát triển mạnh ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Cùng với buôn lậu là các hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hai bên, thậm chí làm hạn chế quan hệ thương mai hai nước đồng thời thất thu thuế cho ngân sách của Nhà nước.

Việc thanh toán xuất nhập khẩu không thông qua ngân hàng khiến nhiều doanh nghiệp lớn có uy tín không muốn tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ uy tín chưa cao và còn thiếu

kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó, đã dẫn đến các hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn xảy ra nhiều, nhiều hàng hóa tồn đọng gây ảnh hưởng xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Việc thanh toán không thông qua ngân hàng đã làm hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, các ngân hàng thương mại không muốn hỗ trợ tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu do không kiểm soát được luồng vốn chu chuyển ngoài hệ thống ngân hàng, dễ xảy ra rủi ro, mất vốn.

Do công tác thanh toán xuất nhập khẩu không qua ngân hàng các doanh nghiệp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt với nhau đã dẫn đến hiện tượng tiêu cực như: Không thanh toán, sử dụng tiền giả trong thanh toán.

Gây ra những tiêu cực và tệ nạn xã hội

Trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, đã và đang thu hút nhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ. Các đối tượng này chưa được quản lý và tổ chức một cách chặt chẽ dẫn tới tình trạng lộn xộn, non yếu trong làm ăn buôn bán với các đối tác nước ngoài, dẫn đến tình trạng bị ép giá, gây thiệt hại về kinh tế và khó khăn trong công tác quản lý.

Nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài chỉ lo chạy theo lợi nhuận trước mắt đã tham gia vào buôn lậu và gian lận thương mại, không những gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế mà còn gây ảnh hưởng về mặt văn hóa - xã hội.

Các yếu tố trên đây làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội giữa những người sản xuất kinh doanh chấp hành theo pháp luật với những kẻ làm ăn phi pháp, làm giàu bất chính, bất chấp kỷ cương pháp luật của Nhà nước. Thậm chí một số thương nhân đánh mất khuynh hướng sản xuất kinh doanh, chỉ mải mê làm giàu thông qua buôn lậu và gian lận thương mại.

Tệ nạn buôn lậu là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc. Những kẻ buôn lậu vì lợi nhuận không từ một thủ đoạn nào, chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo

lý làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, làm cho nhiều người bị tha hóa về đạo đức.

Không những thế, buôn lậu luôn móc lối, mua chuộc dẫn đến tiêu cực, tham nhũng, làm tha hóa một bộ phận cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền của Nhà nước, thậm chí ngay trong lực lượng làm nhiệm vụ chống buôn lậu. Những bài học kinh nghiệm như: Vụ án Vũ Xuân Trường, Tân Trường Sanh, gần đây nhất là một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nhà nước thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu.

Hàng nhập lậu không chỉ là hàng hóa tiêu dùng trong đó còn có văn phòng phẩm tài liệu độc hại như: Sách, báo, tài liệu ấn phẩm, băng đĩa đồi trụy, phi văn hóa, phi đạo đức. Mà các phần tử xấu tìm cách tuồn vào Việt Nam, nhằm tuyên truyền lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền, làm cho một bộ phận xã hội suy đồi về đạo đức, về lối sống.

2.2.2 Đối doanh nghiệp trong nƣớc

Việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là giải pháp được nhiều nền kinh tế thế giới chọn lựa trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay. Thị trường nội địa trẻ và năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, quy mô đáng kể với 88,5 triệu dân. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm chốt số liệu năm 2012.

Mà mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng và xu hướng tiêu dùng cao, mức độ đô thị hóa của Việt Nam tăng nhanh, nhu cầu chi cho cuộc sống ăn, ở, mặc, đi lại, ngày càng tăng nhanh. Thị trường nông thôn có tỷ lệ tiêu dùng, thu nhập tăng thêm rất cao. Do đó, hàng hóa Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường nội địa, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng.

Khi doanh nghiệp trong nước chật vật xoay xở ngay trên thị trường nội địa, thì hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc lại ngang nhiên tràn vào và giành giật thị phần và đánh bật hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước.

Dưới góc độ kinh tế, hàng nhập lậu không chỉ làm méo mó thị trường mà còn

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt (Trang 36 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)