Giải pháp cho hàng Việt

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt (Trang 53 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2 Giải pháp cho hàng Việt

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập khắp các châu lục trên thế giới chứ không riêng ở Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập, không thể chỉ dựng hàng rào bảo hộ hàng hóa trong nước bằng những biện pháp hành chính mà quan trọng hơn cả, phải tăng tính hấp dẫn cho hàng hóa Việt Nam bằng những yếu tố hết sức cạnh tranh như giá thành, mẫu mã, chất lượng.

Đứng trước thách thức hàng Trung Quốc chiếm lĩnh phần lớn các thị trường lớn, nhỏ của Việt Nam. Hàng Việt cần phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu để tự cứu lấy mình, lấy lại sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và cũng như thế giới nói chung. Tìm ra những giải pháp cho hàng Việt cần có sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong đó bao gồm Nhà Nước, doanh nghiệp và quan trong hơn không thể không nhắc tới đó là người tiêu dùng.

3.2.1 Đối với Nhà Nƣớc Chính sách xuất nhập khẩu

Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, Trong đó có nhiều mặt hàng chất lượng không đảm bảo, xuất xứ không rõ ràng. Nguyên nhân chính là từ chính sách biên mậu Việt - Trung. Đặc biệt, là khi Việt Nam không có một hàng rào kỹ thuật đầy đủ, làm cho hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam như xuống dốc, còn hàng hóa Việt Nam thì ngược lại. Quan Trọng là nên khóa chặt đầu vào của hàng hóa Trung Quốc, không cho hàng lậu, hàng kém chất lượng ồ ạt vào Việt Nam.

Việt Nam cần tiến tới ký hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc để hạn chế hàng nhập lậu. Nếu hàng Trung Quốc qua Việt Nam theo con đường chính ngạch, như thế giá thành sẽ tăng lên. Vì thế người tiêu dùng phải suy nghĩ lại việc lựa chọn hàng Trung Quốc không còn giá rẻ nữa.

Nhà nước cần tăng cường chính sách xuất nhập khẩu nhằm đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước theo hướng cân bằng. Một mặt, tăng cường quản lý nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam. Mặt khác, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng sang Trung Quốc. Từng bước cải tiến cơ cấu hàng hóa của Việt Nam.

Như vậy, nâng cao tỉ trọng hàng hóa đã qua chế biến, hiệu quả xuất khẩu tăng. Góp phần thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội thông qua lượng hàng hóa hoặc ngoại tệ thu được do trao đổi buôn bán.

Việt Nam cần nổ lực sớm để đưa ra những chính sách, chiến lược rõ ràng đối với việc quản lý Nhà nước về hoạt động ngoại thương Việt - Trung.

Khẩn trƣơng xây dựng hàng rào kỹ thuật

Để đối phó với tình trạng nhập lậu, hàng hóa không được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay. Nhà nước cần khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, đảm bảo hàng hóa nhập vào Việt Nam luôn tuân thủ các quy chuẩn về chất lượng.

Ngoài ra phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm ngặt hàng nhập lậu qua biên giới đưa vào Việt Nam tiêu thụ.

Xây dựng lực lƣợng Hải quan và Quản lý thị trƣờng đủ mạnh

Nhà nước cần phải xây dựng lực lượng Hải Quan hùng hậu và làm tốt công tác quản lý thị trường.

Hiện nay, lực lượng Hải quan và Quản lý thị trường tại các cửa khẩu biên giới còn rất mỏng và yếu. Lực lượng Hải quan chỉ đủ chốt ở các cửa khẩu, không đủ để rải khắp toàn tuyến biên giới. Còn lực lượng quản lý thị trường lại quá mỏng, trong khi thị trường nội địa lại rộng lớn và phức tạp.

Do vậy, để hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, đạt hiệu quả tích cực thì ngành Hải quan và Quản lý thị trường cần tăng cường thêm lực lượng cả về con người, máy móc và trang thiết bị, phương tiện.

Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho Hải quan và Quản lý thị trường cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Xây dựng quy trình chuẩn trong kiểm tra, nghiên cứu và xử phạt vi phạm, nhằm đưa ra cơ chế quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả.

Hoàn thiện chính sách quản lý vĩ m khác Chính sách thuế xuất nhập khẩu

Mở rộng các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu tạo cơ hội bình đẳng cho cạnh tranh giữa sản xuất trong nước.

Giảm mức thuế nhập khẩu cao và quá cao vào một số mặt hàng nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi giảm buôn lậu.

Chính sách tiền tệ - ngân hàng

Đến nay, ngân hàng vẫn chưa thực hiện chức năng thanh toán các hoạt động giao lưu kinh tế với bên ngoài. Do vậy, ngân hàng phải tích cực phấn đấu để giữ được vai trò chủ đạo về thanh toán tiền tệ và giao lưu kinh tế. Như thế, mới đảm bảo phát triển quan hệ thương mại một cách lành mạnh và hạn chế buôn lậu.

Các ngân hàng thương mại cần mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng thương mại Trung Quốc, có kế hoạch phối hợp với các ngành để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ, tích cực phòng chóng tiền giả đưa vào trong nước.

Cần sớm nghiên cứu đưa ra luật chống phá giá và thuế chống phá giá đánh vào hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ tích cực hơn sản phẩm trong nước.

Xây dựng ch nh sách thƣơng mại trong nƣớc

Những năm qua, dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, nhưng chúng ta vẫn thiếu hệ thống chính sách nhằm tạo dựng thị trường nội địa phát triển thật sự.

Việc thiếu hệ thống chính sách phát triển thị trường khiến cơ sở hạ tầng thương mại không được quan tâm đầu tư đúng mức. Từ đó, việc xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa không được thuận lợi, khiến nhiều doanh nghiệp thiếu chỗ dựa khi xây dựng chiến lược khai thác thị trường.

Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại

Theo thống kê ngân sách dành cho hoạt động xuất tiến thưong mại của một số nước và vùng lãnh thổ, thì tỷ lệ của Việt Nam ở mức trung bình. Kinh phí Nhà nước chi cho hoạt động xuất tiến thương mại mỗi năm: Mỹ là 1,3 tỷ USD chiếm 0,11%, Anh là 181,3% chiếm 0,04%.

So với các nước khác, nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam rất hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần Tăng cường hơn nữa nguồn kinh phí cũng như chương trình xuất tiến thương mại nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất trong nước tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa.

Nhà nƣớc tăng cƣờng triễn khai cuộc vận động “Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt”để năng cao chất lƣợng hàng hóa Việt Nam

Đặt ra nhiệm vụ của cuộc vận động

Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước nồng nàn và ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng hóa Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao so với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng và mặt hàng trên toàn thế giới nói chung.

Xác định rõ đối tƣợng tham gia cuộc vận động

Người sản xuất, người tiêu dùng, và các cơ quan quản lý Nhà Nước. Người sản xuất bao gồm tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân. Người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc cá nhân tiêu dùng, tổ chức. Các cơ quan quản lý Nhà Nước có thẩm quyền như: Rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật.

Đề ra giải pháp và công cuộc thực hiện cuộc vận động

Tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

Các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi triển khai thực hiện các dự án, công trình, sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh.

Nhà nước nên tích cực vận động cả nước sử dụng hàng nội như: Các trang thiết bị nội thất, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, hạn chế sử dụng hàng ngoại một cách theo phong trào. Bộ phận công chức công nhân viên Nhà nước cũng là một trong những người tiêu dùng có mức thu nhập ổn định, trung bình và khá. Vì thế, sự lựa chọn tiêu dùng của thành phần này cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường hàng hóa. Nếu đại đa số người tiêu dùng đều ưu tiên sử dụng hàng nội thì tạo điều kiện cho hàng Việt ngày càng có chỗ đứng trong thị trường nội địa.

Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với hàng hoá, dịch vụ làm ra.

Nhà nước nên ưu tiên và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước như: Vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi xuất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất và phát triển mạnh mẽ.

Công nghệ là yếu tố mà Nhà nước nào trên thế giới cũng ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp để nâng mặt bằng công nghệ quốc gia, còn ở Việt Nam hoạt động này chỉ là những cố gắng mang đậm nét, phong trào.

Vì thế Nhà nước nên chú trọng về mặt hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp. Giao lưu trao đổi hàng hóa bằng công nghệ ngày nay trở nên rất phổ biến và thuận tiện, đồng thời tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Nhà nước không nên hạn chế việc trao đổi hàng hóa bằng công nghệ, tạo điều kiện cho hàng Việt được mở rộng phương thức trao đổi, với giá cả phù hợp vì đã giảm được chi phí bán hàng, chi phí bán hàng cũng là một trong những yếu tố quyết định giá thành sản phẩm.

Cuộc vận động cần đƣợc quảng á rộng r i

Muốn mọi người hiểu cuộc vận động này thì cần in panô, apphich dán ở trên các con đường, các khu dân cư hay những tờ giấy in trao cho từng gia đình. Làm được việc này thì chắc chắn cuộc vận động sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Tại các địa phương trong những khi họp dân, cần đưa nội dung cuộc vận động vào phổ biến cho mọi người biết tin dùng hàng Việt Nam thể hiện ý chí dịch vụ sell trọn gói, tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc và xây dựng văn hóa tiêu dùng cho người Việt Nam.

Truyền thông là phương tiện đại chúng phổ biến nhất và có độ tuyên chuyền cao và rộng. Một sản phẩm khi được truyền thông quảng bá thì sản phẩm đó sẽ được công chúng biết đến tin dùng chọn lựa. Hiện nay, truyền thông của Việt Nam tự phát bán trang sóng cho những doanh nghiệp nước ngoài mà quên mất nhiệm vụ cơ bản của mình là phải ra sức tập trung quảng bá hàng nội.

Nhà nước là bộ máy quản lý nắm trong tay nhiều quyền hành khống chế các bộ ban nghành. Vì thế, Nhà nước nên đưa ra những yêu cầu Bộ thông tin nên ưu tiên phát sóng các chương trình của hàng hóa Việt Nam một cách đặt sắc và tâm huyết hơn. Để hàng Việt chiếm được vị thế trong lòng người tiêu dùng.

Mỗi chợ cần có những cửa hàng chuyên án hàng Việt Nam

Ở các chợ cần có những cửa hàng chuyên bán hàng dịch vụ sell trọn gói Việt Nam, chỉ cần nhìn thấy tấm bảng có dòng chữ “Hàng hóa Việt Nam chất lượng cao “chắc chắn sẽ gây ấn tượng khó quên cho người tiêu dùng và họ sẽ muốn ghé vào mua để kiểm tra chất lượng hàng Việt Nam và dần dần yêu thích hàng Việt. Từ các gian hàng Việt Nam sẽ tiến tới những ngôi chợ chuyên bán hàng Việt.

Cần xử phạt thật nghiêm hàng giả, nhái hàng Việt Nam

Các cơ quan ban ngành chức năng cần xử phạt thật nặng và nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức làm hàng giả, hàng nhái các mặt hàng trong nước. Nếu hiện trạng hàng giả hay nhái hàng Việt Nam vẫn tồn tại thì mọi người sẽ rất lo sợ khi lựa chọn tiêu dùng hàng Việt Nam. Cần khen thưởng và tán dương những cá nhân phát hiện các cơ sở làm hàng nhái, hàng giả và tố cáo với các cơ quan chức năng.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu hàng Việt Nam

Thông qua các cuộc thi tìm hiểu hàng Việt Nam trên báo chí, đài phát thanh hay đài truyền hình về chất lượng, giá cả của từng mặt hàng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về hàng hóa Việt Nam. Hình thức tổ chức có thể là câu hỏi hay trò chơi tương tự như trò chơi “Hãy chọn giá đúng “hay “Siêu thị may mắn “trên truyền hình. Những trò chơi vừa mang tính giải trí vừa tạo sự hấp dẫn cho người tiêu dùng và khuyến khích mọi người chọn dùng hàng Việt.

Cần mở ra một nền kinh tế thật sự cởi mở và uyển chuyển để kích thích đầu tư và phát triển từ bên ngoài. Để kích thích các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất, Nhà nước nên tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Nên quản lý chặt chẽ và đầy đủ về tiêu chuẩn của các sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường. Bổ xung một số điều luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua và sử dụng hàng nội.

Ch trọng và nâng cao mức sống cho ngƣời dân

Đặc biệt là vùng nông thôn mức sống còn rất thấp, cho nên chi phí tiêu dùng rất ít, việc lựa chọn trong tiêu dùng chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ, số lượng nhiều là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Chính vì điều đó, đã giúp hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc dễ dàng xâm nhập vào thị trường nông thôn Việt nam.

Nhà nước nên giúp đỡ nhân dân cải thiện cuộc sống đói nghèo, và đặc biệt là các hộ gia đình khó khăn để đời sống của nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó việc đô thị hóa nông thôn cũng là một biện pháp phù hợp trong trường hợp này, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập bình quân, cũng là nâng cao mức sống của người dân.

Đa số người Việt Nam tiêu dùng theo thói quen, có tiền nhiều thì mua nhiều, gặp đồ rẻ cũng mua nhiều, đây là cách tiêu dùng không hợp lý. Vì thế người tiêu dùng nên thay đổi thói quen không tốt này, thay vào đó tiêu dùng có kế hoạch và đủ số lượng cần dùng, vì nếu mua về nhiều dùng không hết thì rất lãng phí.

Học hỏi những kinh nghiệm giảm sử dụng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc của một số quốc gia trên thế giới.

Ngày nay, hàng Trung Quốc bị tẩy chay ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác như: Mỹ, Ấn Độ, Philippines cũng đã nói không với hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tổ chức và hoạt động tích cực Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng như: Châu Âu đã phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng với nhiều khẩu hiệu thực tế là “Đừng để tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn”.

Mỹ tuyên bố có thể sản xuất một số mặt hàng có thể thay thế hàng Trung Quốc, Việt Nam cũng sản xuất được nhiều mặt hàng hoàn toàn có thể thay thế hàng Trung Quốc và hướng dẫn cho người tiêu dùng về giá cả cũng như chất lượng.

3.2.2 Đối với doanh nghiệp

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều chạy theo xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia đó, do đó các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nền kinh tế thị trường vận động cạnh tranh một cách gây gắt và chịu sự chi phối của nhiều quy luật như quy luật cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm với giá cả phù hợp và chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt (Trang 53 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)