6. Cấu trúc của luận văn
2.2.4 Một số vụ việc điển hình trên thế giới liên quan đến hàng hóa
Quốc ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng
Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức một chiến dịch truyền thông lớn khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi Trung Quốc để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Các động thái tương tự cũng đã và đang diễn ra tại Mỹ, Nhật, Philippine và cả tại châu Phi.
Theo khảo sát của Ủy ban châu Âu (EC), có tới 58% sản phẩm từ Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khỏe, bị phát hiện tại hầu như mọi ngành hàng từ đồ chơi tới công cụ và các sản phẩm dệt may.
Để cảnh báo rộng rãi tới người dân, EU đã chi 70.000 euro để làm một đoạn phim hướng dẫn người dân cảnh giác khi mua sắm để tránh gặp phải hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng. Năm 2013 đến năm 2015, EU sẽ tổ chức một chiến dịch để kiểm soát chất lượng hàng xuất nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại Mỹ, các cơ quan chức năng phát hiện táo khô được bảo quản bằng hóa chất gây ung thư, cá da trơn đông lạnh chứa thuốc kháng sinh, sò điệp có chứa vi khuẩn gây thối rữa, nấm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao.
Tại Nicaragoa, cảnh sát đã tịch thu 6.000 ống kem đánh răng hiệu Mr.Cool và Excel, do Trung Quốc sản xuất, bị nghi là chứa hóa chất độc hại diethylene glycol (DEG) với hàm lượng cao. DEG là hóa chất có hại cho con người, nhất là với trẻ em hoặc những người bị bệnh thận hoặc bệnh gan. Vào năm 2006, loại hóa chất này đã được phát hiện trong một loại thuốc nước trị ho tại Panama, gây ra cái chết của ít nhất 100 người.
Hàn Quốc, mới đây phát hiện rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa melamine.
Đài Loan cũng cấm cà chua, mấm, cần tây và nhiều loại rau khác từ Trung Quốc do nghi ngờ trong rau có Nitrit Natri, một chất gây ung thư cho người dùng.
Tại Thái Lan, Bộ Y tế phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm được tìm thấy trong nhiều mặt hàng rau quả Trung Quốc.
Vào năm 2005, phát hiện chất phẩm nhuộm Sudan I vẫn được sử dụng trong thực phẩm ở nhiều thành phố lớn. Solvent yellow 14 - hóa chất thuộc nhóm Sudan I vì nó có liên hệ đến bệnh ung thư và các tác dụng nghiêm trọng khác đối với sức khỏe con người. Tại Bắc Kinh, công ty Heinz đã thêm chất phẩm nhuộm vào trong tương ớt. Tại các tỉnh Quảng Đông, Triết Giang, Hồ Nam và Phúc Châu, phẩm nhuộm được tìm thấy trong rau cải và các loại mì, bún, KFC sử dụng phẩm nhuộm trong 1.200 tiệm ăn của mình, ngay thuốc uống tại Thượng Hải cũng có chứa chất Sudan I.
Năm 2006, theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo 924 trường hợp sản phẩm không an toàn cho người sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, đa số là các loại đồ chơi, thiết bị điện và dược phẩm. Những loại sản phẩm này có nguy cơ gây điện giật, cháy bỏng, ngạt thở hoặc các nguy cơ hóa học khác cho người sử dụng.
Tháng 7 năm 2006, đã có 6 người thiệt mạng và 80 người nữa trở bệnh sau khi dùng một loại thuốc kháng sinh có trộn chất khử trùng. Trong năm nay, Chính phủ cũng thu hồi giấy phép thương mại đối với 160 nhà sản xuất và bán lẻ thuốc.
Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2006, nhà hàng Shuguo Yanyi tại Bắc Kinh phục vụ món thịt ốc sên Amazon sống. Kết quả qua xét nghiệm, có đến 70 thực khách bị viêm màng não angiostrongylus. Thịt ốc sên bị nhiễm loại giun tròn có tên là Angiostrongylus cantonesis, đây là một loại ký sinh trùng gây hại cho hệ thần kinh con người, gây chứng nhức đầu, ói mửa, cổ cứng và sốt.
Ngày 1 tháng 9 năm 2006, hơn 300 học sinh tại trường tiểu học Thực Nghiệm Thành phố Trường Châu ở tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa. Trong số đó, khoảng 200 học sinh đã phải nhập viện do đau đầu, sốt, nôn mửa và tiêu chảy.
Tháng 11 năm 2006, phát hiện nhiều nông dân Trung Quốc cho vịt ăn hóa chất gây ung thư để đẻ trứng có lòng đỏ đậm màu hơn.
Tháng 11 năm 2006, các quan chức Bộ Y tế Trung Quốc đã cảnh báo về sự gia tăng số ca ngộ độc nấm. Từ tháng 7 đến tháng 9, đã có 31 người đã thiệt mạng và 183 người bị ngộ độc nấm.
Năm 2007, hàng loạt vụ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc bị trả về và những lệnh cấm đối với hàng hóa của Trung Quốc đã được ban hành tại Mỹ, Canada, EU, Australia, New Zealand và nhiều nước khác.
Trong vụ sữa có melamine mà tới nay hậu quả vẫn chưa giải quyết hết được, nhiều quốc gia nhập khẩu hàng Trung Quốc ra lệnh cấm tuyệt đối các sản phẩm từ sữa của Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định đó là sự kiện liên quan đến an toàn thực phẩm lớn nhất mà họ phải đối phó trong nhiều năm qua.
Tháng 3 năm 2007, tìm thấy hóa chất công nghiệp melamine trong thành phần thức ăn cho vật nuôi tại Mỹ.
Tháng 5 năm 2007, Tổng cơ quan giám sát chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch (AQSIQ) đã xác nhận rằng có hai công ty quốc nội đã xuất cảng protein gạo và gluten lúa mì có nhiễm melamine.
Năm 2008: Phát hiện vách tường thạch cao do Trung Quốc sản xuất gây chảy máu cam tại Mỹ. Hiện hơn 1000 hộ gia đình đã nộp đơn kiện doanh nghiệp Trung Quốc.
Năm 2008, ngộ độc thực phẩm liên quan đến bánh bao tại Nhật Bản khiến 10 người phải nhập viện.
Trong tháng 9 năm 2008, xảy ra phát sinh vấn đề về bệnh thận do sữa bột trẻ em nhiễm melamine gây ra, 6 trẻ em bị chết và 294.000 trẻ bị bệnh do công thức sữa giả, trong đó 51.900 trẻ trong tình trạng phải nhập viện.
Năm 2009, Thanh tra Vũ Hán phát hiện ra rằng hầu hết dồi lợn tại thị trường Trung Quốc chứa ít thành phần máu thật mà được chế biến bằng cách thêm vào formalđehit, tinh bột ngô, muối công nghiệp và màu thực phẩm nhân tạo.
Tháng 1 năm 2010, Mỹ phát hiện nữ trang trẻ em Trung Quốc có chứa chất cực độc là catmi. Catmi kim loại nặng là chất độc còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với chì, chất này gây nguy cơ ung thư cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cũng giống như chì, catmi cản trở sự phát triển của não bộ. Đồng thời, Việt Nam cũng phát hiện hơn 7500 món nữ trang Trung Quốc chứa chất độc là chì và catmi.
Tháng 3 năm 2010: Phát hiện 9610 kg rau có dư hàm lượng thuốc trừ sâu quá mức đã được phát hiện ở Nam Ninh, là thành phố giáp với Việt Nam.
Tháng 4 năm 2010: Phát hiện một số loại muối giả, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ và trẻ em. Với các thành phần kim loại độc hại, muối giả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, có thể gây sảy thai. Trầm trọng hơn, muối giả có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng ở trẻ em.
Ngày 23 tháng 4 năm 2011, đã có 286 dân làng phải nhập viện do nôn ói sau khi dự một đám cưới ở tỉnh Hồ Nam, trong đó 91 người được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do ăn phải clenbuterol. Một số bệnh nhân lâm vào tình trạng bi kịch.
Tháng 4 năm 2011, cảnh sát thành phố Thẩm Dương tiến hành thu giữ 40 tấn giá nhiễm độc. Loại giá này được xử lý với nhiều chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng.
Ngày 22 tháng 8 năm 2011, giấm được lưu trữ trong các thùng nhựa từng đựng chất chống đông, là một loại hóa chất độc hại đối với con người, được cho là thủ phạm cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 120 người khác bị bệnh tại vùng Tân Cương, trong đó có nhiều trẻ em.
Năm 2012, cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô và xí muội sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư.
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH LỰA CHỌN CÁC MẶT HÀNG