6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2 Đối với doanh nghiệp
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều chạy theo xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia đó, do đó các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nền kinh tế thị trường vận động cạnh tranh một cách gây gắt và chịu sự chi phối của nhiều quy luật như quy luật cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm với giá cả phù hợp và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng và đưa ra giá cả phù hợp, nếu các nhà sản xuất hàng hóa Việt Nam luôn giữ uy tín bằng cách sản xuất hàng hóa đạt chất lượng và có giá cả hợp lý thì không bao giờ người Việt Nam nỡ quay lưng với hàng nội địa. Các mặt hàng như: Nhôm Kim Hằng, sữa Vinamilk, gốm sứ Minh Long, đã tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng và các dịch vụ sell trọn gói cũng nhờ đó đảm bảo được hai yêu cầu nêu trên. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh các nhà sản xuất chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà sản xuất hàng kém chất lượng làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp kh ng ngừng cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong nƣớc
Một trong những vũ khí mang tầm chiến lược cao mà các doanh nghiệp nên sử dụng đó là “chất lượng sản phẩm”. Hiện nay, trên thị nội địa hàng Việt đã trở nên mất ưu thế trước sự công phá của hàng ngoại, một trong những đồi thủ đáng lo ngại nhất là hàng Trung Quốc. Hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt, mà doanh nghiệp là một trong những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm, vì thế doanh nghiệp cần phải tiến hành một số biện phải để thay đổi cục diện và lật ra một viễn cảnh tươi đẹp cho hàng Việt trong thị trường nội địa.
Giải pháp đầu tiên mà doanh nghiệp đề ra và thực hiện đó là quản lý chất lượng của sản phẩm và giá cả là hai yếu tố có tầm quan trọng quyết định đến sức tiêu thụ của hàng hóa.
Quản lý chất lượng là hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát một số tổ chức về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Doanh nghiệp muốn chất lượng sản phẩm mình làm ra có đạt tiêu chuẩn không, phải lấy ISO 9001 làm tiêu chuẩn. Trong tổ chức doanh nghiệp phải làm tốt công tác ISO cũng như là quản lý chất lượng, lập ra các tổ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tiết kiệm và giảm tối đa chi ph sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm
Áp dụng một số giải pháp như: Nguyên liệu sản xuất hạn chế dùng hàng nhập khẩu, có thể dùng nguyên liệu là hàng nội, một số phụ kiện và linh kiện nếu có thể tự sản xuất thì không nhất thiết phải nhập khẩu.
Sử dụng một cách phù hợp và có hiệu quả các hình thức tiêu thụ sản phẩm. Tiến hành nhiều đợt khuyến mãi hợp lý, chú trọng đến dịch vụ hậu mãi. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp khuyến mãi như một chiến lược thu hút sự chú ý của khách hàng, nhưng khi dùng sản phẩm khuyến mãi thì chất lượng thường không được như mong đợi. Cho nên chiến lược khuyến mãi đã dần dần trở nên hữu hiệu đối với người tiêu dùng. Hi vọng các doanh nghiệp nên xem lại chất lượng sản phẩm, giá cả khi đem ra khuyến mãi sau nhiều bài học kinh nghiệm quý báo.
Đƣa hàng Việt Nam về vùng sâu, vùng xa
Cần có những phiên chợ hàng Việt về các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa để giới thiệu sản phẩm cho mọi người. Như trên địa bàn tỉnh Long An thời gian qua đã có những “Phiên chợ hàng Việt về nông thôn”đầu tiên là ở huyện Cần Đước đã có hàng ngàn lượt người đến mua sắm trong ngày, quả là những tín hiệu đáng mừng.
Doanh nghiệp cần quảng á hàng hóa Việt Nam tại các trƣờng học
Lực lượng học sinh, sinh viên chiếm số lượng đông đảo tại các trường học, vì vậy nếu cuộc vận động này được phổ biến tại các trường học sẽ có hiệu quả cao. Thông thường các bạn trẻ thường có tư tưởng “sính hàng ngoại” là chạy theo xu hướng dùng hàng ngoại.
Vì vậy cần phải giải thích cho các học sinh, sinh viên ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam, chắc chắn các bạn sẽ vận động tất cả người thân của mình cùng sử dụng hàng Việt.
Tại trường học khi giảng dạy bài học có liên hệ thực tế về việc mua hàng hóa thì giáo viên cần hướng cho học sinh sử dụng hàng Việt Nam, lời nói của thầy cô luôn có uy tín với học sinh vì vậy các em sẽ thay đổi nhận thức và yêu thích dùng hàng Việt Nam.
Doanh nghiệp cần lập diễn đàn trên áo ch để ngƣời tiêu dùng phản ảnh chất lƣợng hàng Việt
Trên báo chí hay đài phát thanh cần có những diễn đàn dành cho người tiêu dùng để họ bày tỏ nhận xét của mình dành cho hàng Việt Nam. Sự nhận xét của người tiêu dùng sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước đánh giá chính xác về chất lượng của sản phẩm mình làm ra và có sự chấn chỉnh kịp thời để duy trì lòng tin của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần hạn chế quảng cáo hàng hóa nƣớc ngoài trên các phƣơng tiện th ng tin đại chúng
Nếu hạn chế quảng cáo hàng hóa nước ngoài và tăng cường quảng cáo hàng Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì chắc chắn hiệu quả cuộc vận động sẽ cao hơn. Mọi người sẽ tò mò muốn mua hàng Việt Nam sử dụng để có sự so sánh với hàng nước ngoài. Thường xuyên giới thiệu hàng Việt trên mạng Internet để mọi người cùng biết và hưởng ứng.
Thƣờng xuyên tập huấn cho nhân viên để phát huy tinh thần sáng tạo và tích cực tuyên truyền, quãng bá rộng rãi hàng hóa Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng
Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến mẫu mã kiểu dáng, cán bộ nên tiếp thu và tán thưởng tinh thần sáng tạo của nhân viên. Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất, để đưa ra một sản phẩm ưu việt, giá cả hợp lý.
Tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm ở nhiều thị trường, bên cạnh đó mở rộng đối tượng khách hàng, không chỉ chú trọng những người có thu nhập cao mà còn quan tâm và chăm sóc nhiều hơn đối với người có thu nhập trung bình và thấp. Từng bước hình thành và xây dựng nền văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong cộng đồng dân cư. Các hoạt động này nên tiến hành một cách thường xuyên và ngày càng mở rộng quy mô.
Thƣờng xuyên tổ chức các buổi điều tra nghiên cứu thị trƣờng tiêu dùng và đánh giá dung lƣợng thị trƣờng về chất lƣợng, sức mua, thị hiếu của hàng hóa
Cách nhanh nhất hiểu được thị hiếu người tiêu dùng là doanh nghiệp tự đặt mình vào vị trí của người người tiêu dùng, để hiểu được nhu cầu cũng như tâm lý của người tiêu dùng và không ngừng hoàn thiện sản phẩm. Thường xuyên thay đổi vị trí để đánh giá một cách tổng quát, tránh được hiện tượng phiếm diện và dẫn đến thất bại.
Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ chú trọng đến chất lượng hàng xuất khẩu và ít quan tâm đến chất lượng hàng nội.
Bên cạnh đó, doanh nghiêp nên nêu ra một số biện pháp giúp người tiêu dùng nhận biết hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đề phòng những trường hợp phá hoại sản xuất và đánh mất lòng tin của người tiêu dùng.
3.2.3 Đối với ngƣời tiêu dùng
Người Việt Nam cần tin tưởng và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người xung quanh, để có cái nhìn tích cực về hàng hóa trong nước.
Cha mẹ nên tin dùng hàng Việt Nam để làm gương cho con cái. Nếu các bậc cha mẹ thường xuyên dùng hàng Việt, từ đó hình thành thói quen tiêu dùng cho con cái sau này.
Ngoài ra, cha mẹ cần giải thích cho con hiểu ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam là thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Cha mẹ cần mua cho con các đồ chơi sản xuất trong nước, đây là hình thức tập cho các em có thói quen dùng hàng Việt Nam ngay từ thuở nhỏ và quen dần cho đến lúc trưởng thành.
Các bà nội trợ trong gia đình cũng tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi mua dùng, và hãy nói không với hàng kém chất lượng, hàng giá rẻ của Trung Quốc, làm cho hàng Trung Quốc không có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam. Rất nhiều người tiêu dùng chỉ hiểu đơn thuần mình là người đi mua những sản phẩm, hàng hóa theo đúng nhu cầu và mong muốn. Nhưng người tiêu dùng phải hiểu được mình chính là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp.
Người tiêu dùng mua với số lượng lớn, doanh nghiệp bán được nhiều hàng thì doanh thu tăng cao, làm cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triễn vững mạnh. Chính vì vậy, có thể nói sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Việt Nam.
Người dân cần phải chung tay góp sức, phối hợp với Nhà nước, doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh, chất lượng hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên chủ động tìm hiểu thông tin về sản phẩm hàng nội và không nên chạy theo phong trào sử dụng hàng ngoại.
Cha mẹ, thầy cô nên vận động con cái, bạn bè sử dụng hàng Việt và giáo dục con cái nên tin dùng hàng Việt.
Thay đổi thói quen tiêu dùng chỉ có hàng hóa giá cả đắt mới là hàng tốt và nên có cái nhìn tích cực về hàng Việt.
Người tiêu dùng nên nâng cao tinh thần cảnh giác trước khi mua sản phẩm và đặc biệt là nên tin dùng hàng Việt. Đặc biệt là từ chối sử dụng hàng kém chất lượng, hàng nhái, và hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
KẾT LUẬN
Nhằm phát triển thị trường nội địa trong nước, năm 2007 Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đây là lần đầu tiên, thương mại trong nước được đặt vấn đề một cách cụ thể, tạo điều kiện để phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Đây cũng là điều các doanh nghiệp thương mại trong nước cần quan tâm để có thể phát triển mạnh. Các doanh nghiệp có khả năng tận dụng cơ hội để phát huy được vai trò của mình, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có nhiều bước đột phá. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15,85 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu 15 tỷ vào năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2008, kim ngạch thương mại song phương đạt 16 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt 21 tỷ USD; phấn đấu đến năm 2010 đạt 25 tỷ USD.
Hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ đầu năm đến nay đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia 50 đợt bán hàng về nông thôn, 5.000 doanh nghiệp tham gia bán hàng tại 50 hội chợ triển lãm. Với con số này có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang ngày càng chú trọng hơn đến thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Hầu hết các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn “đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương, đã thu hút được 1.005.350 lượt người đến tham quan và mua sắm.
Có thể nói, với việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã và đang góp phần làm thay đổi đáng kể trong tâm lý mua sắm của người tiêu dùng, từ hơn 70% số người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng ngoại, đến nay gần 60% số người tiêu dùng đã chuyển sang ưu tiên dùng hàng Việt.
Đặc biệt các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng hơn đến thị trường nội địa, giành lại được thế chủ động trên “sân nhà ”, không để hàng ngoại lấn lướt như trước kia, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc.
Nhà nước cần thể hiện vai trò lãnh đạo để huy động các nguồn lực nhân dân cho công cuộc nâng cao chất lượng, thương hiệu hàng Việt và đẩy lùi tình trạng lạm phát, thâm thủng mậu dịch.
Bên cạnh đó cần nhanh chóng giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt và đưa ra chiến lược phát triển lâu dài. Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, nhiệm vụ kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu phải luôn được Chính phủ và các Bộ ngành đặc biệt quan tâm.
Đề tài nghiên cứu về hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn năm 2005 cho đến nay. Đề tài chúng em thuộc phạm vi kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Một thực tế hiện nay, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam, bên cạnh tác động tích cực như: Giá rẻ, công nghệ phù hợp, phương thức thanh toán linh hoạt, thì có những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, đình đốn sản xuất, hàng hóa tồn kho, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng gia tăng mạnh, giải pháp nào cho hàng Việt ngay trên sân nhà. Có thể thấy, chúng em nghiên cứu đề tài này xuất phát từ tính bức thiết của thực tiễn. Là giải quyết vấn đề thị trường cho hàng hóa Việt Nam trước sự cạnh tranh gây gắt của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bằng những phương pháp thống kê số liệu, phân tích, so sánh, phỏng vấn trực tiếp (thông qua hình thức trao đổi), thu thập thông tin và lập bảng khảo sát. Từ đó, rút ra những nhận định và bài học kinh nghiệm quý báo để tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho hàng Việt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường trong nước nói chung và thế giới nói riêng.
Đề tài là một phần tài liệu, cơ sở cho các bạn học sinh, sinh viên đang nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt cho doanh nghiệp và người têu dùng, còn đóng góp những ý kiến mới cho hàng Việt. Đồng thời, đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế cạnh tranh hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
A. Sách tham khảo
[1] Tổng cục Thống kê, “Niêm giám thống kê tóm tắt”, 2009. [2] Tổng cục thống kê, “Niêm giám thống kê”, 2008.
[3] Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU.
[4] Tổng cục Thống kê, “Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản”, 2006.
B. Báo
[1] Giáo dục Việt Nam (2013), “Trung Quốc bọc túi tẩm thuốc sâu cho táo từ trên cây”, Báo VT.NEWS, tr. 38.
[2] Hồng Hà (2013), “Lào Cai bắt bốn vụ vận chuyển hơn nửa tấn xúc xích và chả cá nhập lậu”, Báo Tài nguyên & Môi trường, số 81/GP-TTĐT, tr. 31.
[3] Phạm Huyền (2013), “Vẫn có súng ở chợ đồ chơi Trung thu”, Việt Báo, tr. 36. [4] Việt Báo (2013), “Sữa có melamine tại Trung Quốc: Những tiết lộ chấn động”,
Việt Báo, tr. 36.
C. Tài liệu internet
[1] Anh Thi (2013), Rau Trung Quốc tràn ngập thị trường Hà Nội: Ai bảo vệ người tiêu dùng, Tạp chí tin 247.com, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013,
<http://www.tin247.com/rau_trung_quoc_tran_ngap_thi_truong_ha_noi_ai_bao_ve _nguoi_tieu_dung-1-21347678.html> .
[2] Thông tin Thương mại (2013), Nhập khẩu xơ tăng thấp trong nửa đầu năm 2013,
Báo Maruni, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013, <http://maruni.vn/tin-moi/tin- bao-chi/nhap-khau-xo-tang-thap-trong-nua-dau-nam-2013>.
[3] Vasep (2013), Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2013 đạt 5,5 tỷ USD, Báo
Thông tin Thương mại Việt Nam, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013,
<http://www.tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet-
nam.gplist.69.gpopen.36826.gpside.1.xuat-khau-thuy-san-10-thang-dau-nam-dat-5-