Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua việc tìm tòi lời giải các bài toán phương trình và bất phương trình (Trang 60 - 61)

IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

a, Đánh giá định tính

Chủ đề phương trình và bất phương trình lượng giác là một nội dung khó trong chương trình Toán trung học phổ thông. Thông qua quá trình thực nghiệm, quan sát chất lượng trả lời câu hỏi, cũng như lời giải các bài tập của học sinh, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Khi đứng trước bài toán giải phương trình lượng giác, học sinh rất lúng túng khi lựa chọn công cụ giải toán. Các em không biết nên dùng công thức nào để biến đổi cho phù hợp với bài toán (điều đó cũng có một phần từ nguyên nhân: Số lượng các công thức lượng giác trong chương trình phổ thông là rất lớn và tương đối khó nhớ).

- Các em hay quyên đặt điều kiện của ẩn, hoặc nếu đặt được điều kiện của ẩn thì việc kiểm tra và loại các giá trị không thích hợp cũng rất khó khăn.

- Khi giải toán có dùng đến ẩn số phụ, học sinh thường thực hiện những yêu cầu của bài toán ban đầu vào bài toán với ẩn phụ (biến mới) mà không hề lưu ý đến quy luật tương ứng giữa hai biến.

- Năng lực liên tưởng và huy động kiến thức cũng rất hạn chế. Khi đứng trước một bài toán, ít có thói quen xem xét các biểu thức, các con số,...

có mặt trong bài toán ấy có liên quan gì với những kiến thức đã học hay không.

Sau khi nghiên cứu kỹ và vận dụng các biện pháp sư phạm được xây dựng ở Chương 2 vào quá trình dạy học, các giáo viên dạy thực nghiệm đều có ý kiến rằng: không có gì trở ngại, khó khăn khi vận dụng các biện pháp này vào giảng dạy ở các lớp học chương trình nâng cao. Đặc biệt những gợi ý về cách sử dụng quy tắc bốn bước, chú trọng cách phân tích để tìm tòi lời giải bài toán, là cần thiết và áp dụng phù hợp đối với học sinh đang học tại trường, đặc biệt là với học sinh khá, giỏi.

Giáo viên hứng thú khi dùng các biện pháp đó, còn học sinh thì học tập một cách tích cực hơn, những khó khăn và sai lầm của học sinh được chỉ ra trên đây đã giảm đi rất nhiều và đặc biệt là đã hình thành được cho học sinh một “phong cách” tư duy khác trước rất nhiều. Học sinh đã bắt đầu ham thích những dạng toán mà trước đây họ rất “ngại” - bởi vì luôn gặp phải những thiếu sót và sai lầm khi đứng trước các dạng toán đó.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua việc tìm tòi lời giải các bài toán phương trình và bất phương trình (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w