Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội VQG Cúc Phƣơng

Một phần của tài liệu lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia cúc phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 25 - 92)

1.5.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới

a) Vị trí địa lý

Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A 30 km và cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam. Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm ở tận cùng phía Đông Nam của dãy núi đá vôi chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn núi đá vôi thuộc Cúc Phƣơng có chiều dài 25 km, rộng 10 km với tọa độ địa lý:

- Từ 20014'đến 20024' vĩ độ Bắc.

- Từ 105029' đến 105044' kinh độ Đông.

b) Phạm vi ranh giới

Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng nằm trong khối núi đá vôi, ranh giới bao gồm đƣờng ven chân dãy núi đá vôi.

- Chạy dọc theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam giáp với các xã là: Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn và các xã Lạc Thịnh, thị trấn Hàng Trạm, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lƣơng thuộc huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

- Phía Đông Nam và Nam giáp xã Yên Quang, Văn Phƣơng, Cúc Phƣơng và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thạch Lâm, Thành Mỹ, Thành Yên huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

26

1.5.2. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình Cúc Phƣơng chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển 400 - 450 m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656 m) nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đông Nam. Cúc Phƣơng có sông Bƣởi cắt qua Vƣờn phía Tây Bắc, còn lại có nhiều suối cạn xuất hiện theo mùa mƣa dạng núi đá vôi tƣơng đối điển hình, ngoài ra còn có các hang động, mắt hút nƣớc, dòng chảy ngầm. Cúc Phƣơng có 3 dạng địa hình chính liên quan tới hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau:

- Địa hình núi cao dốc đứng: Sản phẩm đá vôi.

- Địa hình bãi bằng thung lũng hẹp: Sản phẩm bồi tụ. - Địa hình núi thấp và ít dốc: Sản phẩm đá sét.

b. Khí hậu thủy văn

Nhiệt độ bình quân năm: trong khu vực Cúc Phƣơng là 22,50C, năm có

nhiệt độ bình quân lớn nhất 23,70C (1998). Nhiệt độ bình quân tối cao năm 32,20C, nhiệt độ tối thấp năm 15,80C.

Độ ẩm không khí: nhìn chung là cao, độ ẩm tƣơng đối trung bình năm

84,8%. Độ ẩm tƣơng đối cao nhất thƣờng vào những tháng đầu năm (tháng 1 - 4) và khô nhất thƣờng rơi vào tháng cuối năm (tháng 10 - 12).

Lượng mưa: trung bình đo đƣợc trong 10 năm trở lại đây 1680,8mm/năm. Một

năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm 89,1% lƣợng mƣa cả năm, nhiệt độ trung bình trong mùa nóng 26,40C. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân trong mùa khô lạnh 18,6oC và lƣợng mƣa chiếm 10,9% lƣợng mƣa cả năm.

Chế độ gió: Cúc Phƣơng chịu ảnh hƣởng chủ yếu của hai loại gió mùa. Mùa

mƣa nóng có gió mùa Đông Nam, tốc độ gió trung bình 4 - 12 m/s. Mùa khô lạnh có gió mùa Đông Bắc thổi, tốc độ gió từ 4 - 20 m/s, thƣờng mang theo không khí khô lạnh và cuối mùa có mƣa phùn.

27

Thủy văn: Do địa hình núi đá vôi nên ở Cúc Phƣơng ít có dòng chảy trên bề mặt.

Trừ sông Bƣởi và sông Ngang ở phía Tây Bắc, còn lại các khe nƣớc cạn có nƣớc theo mùa. Sau khi mƣa, các khe khô dẫn nƣớc vào các mắt hút rồi chảy ngầm dƣới lòng đất, sau đó phun trào ra ở một số vó nƣớc, điển hình là suối nƣớc bản Nga. Ở những nơi nƣớc rút không kịp gây ứ đọng và ngập úng tạm thời.

c. Địa chất thổ nhưỡng

Cúc Phƣơng là một phần đất cổ có lịch sử cấu tạo địa chất và hình thành địa hình tƣơng đối lâu đời, phần đất cổ ấy đƣợc gắn chặt với khu Tây Bắc Việt Nam và có dạng địa mạo đặc biệt núi đá vôi nửa che phủ.

Đất Cúc Phƣơng có 2 nhóm đất với 7 loại chính và 16 loại phụ:

- Nhóm A gồm 4 loại đất phân bố ở nơi cao nhất xuống nơi thấp nhất của núi đá vôi, tính chất Renzin của đất đƣợc chuyển dần thành tính chất Macgalit Feralit của quá trình hình thành đất.

- Nhóm B gồm 3 loại đất phân bố ở nơi đồi cao dốc, xuống nơi đồi thấp không có đá vôi. Đất mẹ có cấu tạo khối phiến dày đến đá mẹ khối phiến mỏng, từ đá mẹ thô đến đá mẹ mịn hơn, từ đá mẹ không hay ít biến chất đến đá mẹ biến chất.

1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân tộc, dân số: Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng nằm trong diện tích của 15 xã gồm hai dân tộc sinh sống chủ yếu, dân tộc Mƣờng chiếm 76,6% tổng số nhân khẩu trong khu vực, còn lại là dân tộc Kinh chiếm 23,4%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2008 trong khu vực VQG là 1,25% bao gồm tăng dân số tự nhiên và cơ học. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 15 xã vùng đệm là 38.753 ngƣời chiếm 52,28% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 54,12%. Về cơ cấu lao động trong thành phần kinh tế, lao động trong ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm 91,85% tổng số lao động, còn lại là lao động các ngành kinh tế khác.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất chủ đạo của 4 huyện nhƣng do diện tích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp, nhiều nơi chỉ có 1 vụ nên đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.

28

- Lâm nghiệp: Hiện nay phần lớn diện tích rừng của 15 xã vùng đệm đã đƣợc giao khoán cho các hộ dân quản lý bảo vệ kể cả một số diện tích trong vùng lõi giáp ranh với vùng đệm cũng đƣợc VQG Cúc Phƣơng giao khoán cho ngƣời dân bảo vệ. Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng thực hiện đƣợc ít và hiệu quả thấp, một phần do vốn đầu tƣ thấp, một phần do cơ chế chính sách quyền lợi của ngƣời dân từ khoanh nuôi phục hồi rừng. Những năm gần đây đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc từ chƣơng trình 661, dự án KFW4, diện tích rừng trồng tăng đều hàng năm. Năm 2008 đã trồng đƣợc 312 ha với các loài cây Keo lai, Bạch đàn và một số loài cây có giá trị nhƣ Lát hoa, Trám trắng, Dó bầu, Vù hƣơng.

- Tiểu thủ công nghiệp: Các xã vùng đệm chỉ có một số cơ sở quy mô nhỏ và sản xuất thủ công nghiệp nhƣ khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia đình. Số lao động công nghiệp và thủ công nghiệp chỉ chiếm 2,3% tổng số lao động với tổng giá trị sản xuất rất thấp.

- Dịch vụ, du lịch: Hiện tại Cúc Phƣơng có 3 cơ sở dịch vụ cho du lịch tại VQG.

+ Khu dịch vụ trung tâm tại cổng VQG: là nơi đón tiếp khách du lịch, bán

vé vào cổng và cũng là nơi tổ chức hƣớng dẫn các đoàn khách đến các điểm tham quan và các tuyến du lịch.

+ Khu du lịch Hồ Mạc mới đƣợc xây dựng vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng

phát triển chƣa đầy đủ. Ƣu điểm nổi trội ở đây là không gian và cảnh quan đẹp, có hồ nƣớc và những điều kiện lý tƣởng để xây dựng một trung tâm du lịch sinh thái và vui chơi giải trí sau này.

+ Khu trung tâm Bống cách trung tâm hành chính VQG khoảng 20 km, bản Bống

29

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các giá trị kinh tế của VQG Cúc Phƣơng.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung trên cần áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp kế thừa: nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật,

giải pháp liên quan đã và đang đƣợc áp dụng để lƣợng hóa, xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới và ở Việt Nam.

Phương pháp chuyên gia: xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới

và ở Việt Nam, xác định các nhóm giá trị sẽ lƣợng hóa, xây dựng các phiếu hỏi, các câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho việc lƣợng hóa tại VQG Cúc Phƣơng.

Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế đƣợc sử dụng

trong đề tài để đánh giá các khối giá trị kinh tế của VQG Cúc Phƣơng bao gồm hàm chi phí du lịch, mô hình thỏa dụng ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này đƣợc kế thừa và phát triển trên cơ sở các lý thuyết kinh tế, đƣợc tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, đƣợc chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các lỗi kỹ thuật phát sinh.

Phương pháp điều tra xã hội học: đƣợc thực hiện chủ yếu tại hiện trƣờng

nghiên cứu với các đối tƣợng gồm ngƣời dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lƣợng hóa giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý VQG Cúc Phƣơng.

Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập đƣợc xử

lý bằng chƣơng trình SPSS 16.0, Excel và phần mềm NLOGIT 4; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng đƣợc xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện báo

cáo đề tài. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ đƣợc diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và quy trình quản lý cũng sẽ đƣợc đề xuất dựa trên

30

những kết quả phân tích và tổng hợp.

Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Đề tài nghiên cứu,

hệ thống hóa và sử dụng một hệ thống các phƣơng pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để lƣợng hóa giá trị tài nguyên của VQG Cúc Phƣơng. Về cơ bản gồm có 3 nhóm chính là: các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thực, các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng thay thế và các phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng giả định.

31

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nhận diện giá trị kinh tế VQG Cúc Phƣơng

Bảng 3.1: Các giá trị kinh tế quan trọng của vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị phi sử dụng

- Giá trị khai thác gỗ, củi, tre, nứa… tại VQG.

- Lâm sản ngoài gỗ: nhóm sản phẩm cây cho sợi, nhóm thực phẩm, nhóm dƣợc liệu, những sản phẩm chiết xuất (nhựa, tanin…,), nhóm sản phẩm làm chất đốt, cây cảnh, động vật, những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm nhƣ thú rừng, chim, côn trùng sống, sừng, ngà, xƣơng. - Giá trị du lịch. - Giá trị phòng chống bão lũ, xói mòn, lở đất… - Giá trị hấp thụ CO2 của rừng VQG.

- Giá trị bảo vệ lƣu vực nƣớc đầu nguồn.

Giá trị bảo tồn ĐDSH của VQG Cúc Phƣơng.

(Nguồn: phân tích khảo sát 2012)

3.1.1. Giá trị sử dụng

3.1.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp A. Gỗ

Cúc Phƣơng có nhiều loài gỗ có giá trị cao nhƣ Trai lý, Vàng tâm, Giổi, Chò xanh, Chò Chỉ, Đinh, Táu nƣớc, Lim xanh, Song vàng… Tổng diện tích đất có rừng là 19.088 ha, phần lớn là diện tích rừng cây gỗ lá rộng thƣờng xanh trên núi đá vôi chiếm gần 90% tổng diện tích rừng của toàn khu vực trữ lƣợng đạt tiêu chuẩn khai thác chọn.

32

Bảng 3.2: Hiện trạng tài nguyên rừng VQG Cúc Phƣơng

Đơn vị:ha

STT Loại đất – Loại rừng

Diện tích rừng theo các tỉnh Tổng diện tích Hòa Bình Ninh Bình Thanh Hóa

1 Rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh nghèo 0,0 0,0 1.572,9 1.572,92 2 Rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh phục hồi 561,3 0,0 107,8 669,16 3 Rừng tre nứa 0,0 0,0 1,8 1,81 4 Rừng gỗ lá rộng thƣờng

xanh trên núi đá 5.146,2 10.137,2 1.292,0 16.575,37

5 Rừng trồng 229,2 39,3 0,0 268,47

Tổng 5.936,7 10.176,5 2.974,5 19.087,71

(Nguồn: [3])

B. Lâm sản ngoài gỗ

- Lâm sản ngoài gỗ dùng làm chất đốt:

Có khoảng 19 loài cây gỗ thuộc 7 chi, 6 họ đƣợc sử dụng làm chất đốt. Trong đó họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae) chiếm nhiều nhất, có 12 loài và 4 chi (Nguyễn Văn Thanh điều tra tháng 9/2012). Đây là những loài thân gỗ phổ biến thƣờng hỗn giao tạo nên quần thể rất lớn, ở các trạng thái rừng nghèo, gần khu dân cƣ.

- Lâm sản ngoài gỗ dùng làm lương thực

Có 4 loài thuộc 3 chi và 4 họ sử dụng là lƣơng thực. (Nguyễn Văn Thanh điều tra tháng 9/2012). Trong đó có Củ mài (Dioscorea persimilis) là nguồn tài nguyên lƣơng thực có giá trị cao.

- Lâm sản ngoài gỗ dùng làm cây cảnh

Có khoảng 85 loài thuộc 35 chi và 12 họ đƣợc sử dụng làm cây cảnh (Nguyễn Văn Thanh điều tra tháng 9/2012). Trong đó họ Lan (Orchidaceae) chiếm

33

tỉ lệ nhiều nhất, khoảng 25 loài thuộc 6 chi đƣợc sử dụng làm cây cảnh. Đối với Lan, nhu cầu thị trƣờng rất lớn nên có rất nhiều loài đƣợc cộng đồng dân cƣ ở gần rừng khai thác và buôn bán, đặc biệt là các loài lan có màu sắc sặc sỡ, quý hiếm bị khai thác quá mức nhƣ: Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile), Thuỷ tiên (Dendrobium sp.), Hoàng thảo trúc(Dendrobium gibsoonii), Lan hài vệ nữ Hoa vàng (Paphiopedlum concolor), Lan hài lông (Paphiopedlumhirsutissmum)…

- Lâm sản ngoài gỗ dùng làm thuốc, dùng vào các mục đích khác

Có khoảng 52 loài thuộc 42 chi và 27 họ dùng làm thuốc (Nguyễn Văn Thanh điều tra tháng 9/2012). Đa số các loài này là thân thảo, mọc dƣới tán rừng hay ven đƣờng đi, thân gỗ chiếm tỷ lệ rất ít. Nhiều nhất là họ Cúc, có khoảng 9 loài thuộc 6 chi. Các loài có giá trị dƣợc liệu cao nhƣ: Nhân trần (Artemisia carviflora), Củ bình vôi (Stephania rotunda), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urnaria), Cẩu tích (Cibotium bazometz)….

Một số dƣợc liệu có mức độ khai thác tự phát và rất ít, chỉ dùng cho gia đình cũng nhƣ trao đổi buôn bán với số lƣợng nhỏ nhƣ: Đảng sâm (Codonopsis javanica), Bẩy lá một hoa (Paris chinensis). Đối với các loài có giá trị dƣợc liệu cao dùng để chữa suy nhƣợc cơ thể: Chân chim núi, Tầm gửi cây gạo… số lƣợng rất ít, đồng thời nhận thức của ngƣời dân không cao nên quá lạm dụng trong vấn đề khai thác để chữa bệnh nên số lƣợng cá thể giảm dần và có nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại của loài.

Nhìn chung tiềm năng về dƣợc liệu còn rất lớn, cần đƣa vào khai thác hợp lý, một số loài có giá trị nhƣ Đảng sâm (Codonopsis javanica), Hƣơng bài (Dianella ensiflora), Thổ phục linh (Smilax glabra).

- Nhóm sản phẩm cây cho sợi: Có 10 loài thuộc 7 chi và 5 họ đƣợc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (Nguyễn Văn Thanh điều tra tháng 9/2012). Hiện nay đồng bào sử dụng tập trung chủ yếu vào nhóm cây cho sợi nhƣ: Tre trúc và song mây dƣới dạng đan lát, làm các vật dụng trong sinh hoạt trong nhà, cộng đồng hoặc xuất khẩu… Các loài trong nhóm này thƣờng mọc hỗn giao trong rừng lá rộng thƣờng xanh (nhóm song mây) hay mọc thành quần thể rất lớn (Luồng, Nứa).

34

- Nhóm sản phẩm khác: có 229 loài cây có thể ăn đƣợc, 137 loài cho tanin, 240 loài cây làm thuốc nhuộm.[19]

Động vật:

Hầu hết các loài thú, tắc kè, rùa, rắn, gà rừng, các loài chim quý hiếm đều là đối tƣợng bị săn bắt bằng nhiều cách khác nhau: bằng súng săn, nỏ, bẫy đặt trên mặt đất và bẫy bằng đèn ánh sáng mạnh. Các loài hiện nay thƣờng bị săn bắt hoặc gài bẫy là Sơn dƣơng, Hoãng, Cầy hƣơng, Sóc, Nhím, Hƣơu, Nai, Rắn, Rùa và các loài Chim.

Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã của Cúc Phƣơng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Sách đỏ Cúc Phƣơng năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Cúc Phƣơng đang bị đe dọa hiện nay là 142 loài. Có tới 3 loài động vật đƣợc xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Cúc Phƣơng nhƣ Hổ, Gấu, Báo hoa.[14]

C. Giá trị về du lịch

Một phần của tài liệu lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia cúc phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 25 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)