0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đối với phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu LƯỢNG HÓA MỘT SỐ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 75 -77 )

Phát triển du lịch khu vực Cúc Phƣơng có nhiều ƣu thế cạnh tranh nổi trội so với những điểm du lịch khác ở vùng phụ cận Hà Nội. Cúc Phƣơng có lợi thế nằm gần một số địa điểm du lịch khác nhƣ Hoa Lƣ, Tam Cốc – Bích Động, Tràng An – Bái Đính. Với tính đa dạng về tài nguyên du lịch nhƣ khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm; Cúc Phƣơng có đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

76

lịch ở khu vực Cúc Phƣơng, cần xem xét phƣơng án cho thuê môi trƣờng rừng đối với các công ty du lịch thuộc các thành phần kinh tế để đầu tƣ phát triển du lịch. Điều này hoàn toàn phù hợp với Khoản 2, Điều 22, Quyết định 186/226/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, theo đó Chủ rừng đƣợc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi trƣờng rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tƣ khác, các tổ chức, cá nhân đầu tƣ kinh doanh du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng. Nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có các nƣớc trong khu vực nhƣ Malaysia, Thailand... đã thực hiện rất thành công mô hình này.

Thứ hai: Cần tạo môi trƣờng thuận lợi hơn để cộng đồng địa phƣơng sống trong khu vực đƣợc tham gia tích cực vào hoạt động phát triển du lịch. Hiện nay hình thức tham gia của cộng đồng mới chỉ dừng phần lớn ở dịch vụ ăn uống và lƣu trú với quy mô hạn chế, trong khi cộng đồng còn có thể tham gia vào nhiều dịch vụ khác nữa nhƣ sản xuất và bán hàng lƣu niệm; dịch vụ lƣu trú tại nhà (home stay); hƣớng dẫn khách du lịch; cung cấp các sản phẩm văn hóa địa phƣơng... Việc chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch ở khu vực Cúc Phƣơng sẽ làm giảm đáng kể sức ép của hoạt động mƣu sinh của cộng đồng đối với các các giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trƣờng khu vực, đặc biệt là VQG, góp phần tích cực đảm bảo phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng ở khu vực này.

Nhƣ vậy khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Cúc Phƣơng cần xác định rõ vai trò của cộng đồng địa phƣơng và các hình thức dịch vụ du lịch mà cộng đồng có khả năng tham gia cũng nhƣ đề xuất các mô hình quản lý phù hợp; các biện pháp nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng tham gia của cộng đồng phù hợp với các điều kiện cụ thể.

Thứ ba: Hiện nay, đội ngũ cán bộ của VQG Cúc Phƣơng 116 ngƣời thuộc biên chế Nhà nƣớc và 68 ngƣời lao động hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế. Trong Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng có 10 cán bộ, tuy nhiên để phát triển hơn nữa mục tiêu này, cần thiết phải tổ chức các lớp tập huấn nâng cao công

77

tác quản lý, kỹ năng phục vụ du lịch sinh thái cho cán bộ. Bên cạnh đó, cần đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tƣ trang thiết bị quản lý.

Một phần của tài liệu LƯỢNG HÓA MỘT SỐ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 75 -77 )

×