- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo Ban Bảo vệ, sức khoẻ cán bộ của tỉnh Thái Nguyên và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích.
- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp ở ngƣời có hội chứng chuyển hoá tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1. Một số đặc điểm chung và tỉ lệ mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi n % < 40 12 7.74 40 – 49 29 18.71 50 – 59 96 61.94 ≥ 60 18 11.61 Tổng cộng 155 100.00
Nhận xét: Số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 50-59 chiếm cao nhất (61,94%); tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 40-49 (18,71%) và thấp nhất là số đối tượng thuộc nhóm tuổi < 40 với 7,74%.
84.52
15.48 Nam Nữ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Tỉ lệ nam giới trong nghiên cứu chiếm 84,52%, cao hơn tỉ lệ nữ giới chiếm 15,48%.
83.37 10.97 5.16 0 20 40 60 80 100
Kinh Tày Dân tộc khác
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh (83,37%); số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Tày chiếm 10,97% và các dân tộc khác chiếm 5,16%.
Bảng 3.2. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia và thuốc lá của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n %
Sử dụng rượu bia
Uống nhiều rượu, bia 91 58,71
Không uống nhiều rượu, bia 64 41,29
Hút thuốc lá/lào
Không hút thuốc lá/lào 120 77,42
Có hút thuốc lá/lào 35 22,58
Tổng cộng 155 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng nhiều rượu bia chiếm cao nhất (58,71%), tỉ lệ đối tượng không sử dụng nhiều rượu bia chiếm (41,29%). Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu còn sử dụng thuốc lá/lào chiếm tương đối cao với 22,58%.
3.1.2. Đặc điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa
66.45
33.55
Không tăng huyết áp Tăng huyết áp
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH, phần lớn bệnh nhân bị THA chiếm 66,45% (103 bệnh nhân) và số bệnh nhân không bị THA chiếm 33,55% (52 bệnh nhân).
Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH Sử dụng rƣợu bia
HCCH có THA HCCH không THA p
n % n %
Uống nhiều rượu, bia 59 57,28 32 61,54
> 0,05 Không uống nhiều
rượu, bia
44 42,72 20 38,46
Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân THA có HCCH, phần lớn (57,28%) bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia. Không có sự khác biệt về đặc điểm sử dụng rượu bia ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA và bệnh nhân mắc HCCH không có THA với p > 0,05.
Bảng 3.4. Đặc điểm hút thuốc lá ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH Hút thuốc lá
HCCH có THA HCCH không THA
p n % n % Có hút 25 24,27 10 19,23 > 0,05 Không hút 78 75,73 42 80,77 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH có THA, tỉ lệ hút thuốc lá chiếm 24,27%; tỉ lệ không HTL chiếm 75,73%. Tỉ lệ HTL ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA cao hơn nhóm bệnh nhân mắc HCCH không có THA nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.5. Đặc điểm hoạt động thể lực ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và không tăng huyết áp
Đặc điểm HCCH Hoạt động thể lực
HCCH có THA HCCH không THA
p n % n % Không hoạt động 37 35,92 10 19,23 < 0,05 Có hoạt động 66 64,08 42 80,77 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA không hoạt động thể lực chiếm 35,92%; cao hơn tỉ lệ không hoạt động thể lực của nhóm bệnh nhân
mắc HCCH không có THA với 19,23%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.6. Đặc điểm THA và không tăng huyết áp ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo giới
Đặc điểm HCCH Giới
HCCH có THA HCCH không THA
p n % n % Nam 90 87,38 41 78,85 > 0,05 Nữ 13 12,62 11 21,15 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân mắc HCCH có THA: tỉ lệ nam giới bị THA có HCCH chiếm 87,38% và tỉ lệ nữ giới mắc HCCH có THA chiếm 12,62%. Không có sự khác biệt về giới ở bệnh nhân mắc HCCH có THA và bệnh nhân mắc HCCH không có THA với p > 0,05.
Bảng 3.7. Đặc điểm THA và không tăng huyết áp ở bệnh nhân có HCCH phân bố theo nhóm tuổi
Đặc điểm HCCH Nhóm tuổi
HCCH có THA HCCH không có THA p n % n % < 40 5 4,85 7 13,46 < 0,05 40 - 49 13 12,62 16 30,77 50 - 59 69 66,99 27 51,92 ≥ 60 16 15,65 2 3,85 Tổng cộng 103 100,0 52 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA chiếm cao nhất ở nhóm tuổi 51- 60 với 66,99% và thấp nhất ở nhóm tuổi < 40 với 4,85%. Tỉ lệ mắc HCCH kèm theo THA ở bệnh nhân nhóm tuổi 50 – 59 và ≥ 60 cao hơn bệnh nhân HCCH không kèm theo THA có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.8. Tỉ lệ tăng chỉ số BMI và WHR ở bệnh nhân THA và không tăng huyết áp có HCCH
Đặc điểm HCCH Đặc điểm
HCCH có THA HCCH không THA
p n % n % BMI ≥ 23 (kg/m2 ) < 0,05 ≥ 23 (kg/m2 ) 90 87,38 38 73,08 < 23(kg/m2) 13 12,62 14 26,92 Tăng WHR < 0,05 Có tăng 82 79,61 33 63,46 Không tăng 21 20,39 19 36,54 Tổng cộng 103 100 52 100 Nhận xét: Phần lớn (87,38%) bệnh nhân mắc HCCH có BMI ≥ 23 kg/m2 bị THA. Có 79,61% bệnh nhân mắc HCCH có tăng WHR mắc THA; có 20,39% bệnh nhân HCCH không có tăng chỉ số WHR có mắc THA. Tỉ lệ bệnh nhân tăng BMI ≥ 23 kg/m2 và tăng WHR ở nhóm bệnh nhân HCCH có THA cao hơn nhóm bệnh nhân HCCH không THA, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.9. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhânmắchội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp Đặc điểm HCCH Huyết áp HCCH có THA n % Mức độ THA THA độ I 56 54,37 THA độ II 34 33,01 THA độ III 13 12,62
HA trung bình HA tâm thu 144,6 ± 12,2
HA tâm trương 97,1 ± 7,3
Tổng cộng 103 100
Nhận xét: 54,37% bệnh nhân bị HCCH có THA độ I, tỉ lệ THA độ II chiếm 33,01% và thấp nhất là THA độ III với 12,62%. HATT trung bình của bệnh nhân mắc HCCH có THA là 144,6 ± 12,2 mmHg và HATTr trung bình
Bảng 3.10. Biến đổi điện tim ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp
Chỉ tiêu n %
Loạn nhịp tim 18 17,48
Dày thất trái 25 24,27
Thiếu máu cơ tim 60 58,25
Tổng cộng 103 100
Nhận xét: Phần lớn (58,25%) bệnh nhân mắc HCCH có THA có biểu hiện thiếu máu cơ tim trên điện tim; tỉ lệ dày thất trái chiếm 24,25% và thấp nhất là biểu hiện loạn nhịp tim trên điện tim với 17,28%
Bảng 3.11. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA (n=103)
Tiêu chuẩn Tăng Không tăng Tổng cộng
n % n % n %
Tăng TG 97 94,17 6 5,83 103 100
Tăng VE 86 83,50 17 16,50 103 100
Giảm HDL-C 76 73,79 27 26,21 103 100
Tăng Glucose máu 57 55,34 46 44,66 103 100
Nhận xét: Hầu hết (94,17%) bệnh nhân mắc HCCH có THA kèm tăng TG, tỉ lệ bệnh nhân có tăng VE, tăng glucose máu và giảm HDL-C chiếm 83,50%; 73,79% và 55,34% (theo thứ tự).
Bảng 3.12. Tỉ lệ xuất hiện các tiêu chuẩn của HCCH ở bệnh nhân mắc tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
Số yếu tố n %
2 yếu tố 59 57,28
3 yếu tố 34 33,01
4 yếu tố 10 9,71
Tổng cộng 103 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc HCCH có THA có 2 yếu tố của HCCH chiếm 57,28%; có kết hợp 3 yếu tố của HCCH chiếm 33,01% và kết hợp cả 4 yếu tố của HCCH chiếm 9,71%.
Bảng 3.13. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có tăng huyết áp
Tổn thƣơng n %
Tổn thương thận 43 41,75
Tổn thương não 25 24,27
Tổn thương tim 47 45,63
Nhận xét: Đối với bệnh nhân mắc HCCH có THA, tỉ lệ tổn thương tim chiếm cao nhất với 45,63%; thấp nhất là tổn thương não 24,27%.
3.2. Mối liên quan giữa huyết áp và một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tăng vòng eo với tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Huyết áp Vòng eo
Tăng huyết áp Không THA
OR (95%CI), p n % n % Tăng VE 86 67,19 42 32,81 1,2 (0,52 – 2,82) p > 0,05 Không tăng 17 62,96 10 37,04 Tổng cộng 103 66,45 52 33,55
Nhận xét: Tỉ lệ mắc THA ở nhóm bệnh nhân có tăng VE (67,19%) cao hơn nhóm bệnh nhân không tăng VE (62,96%). Bệnh nhân tăng VE có nguy cơ THA cao gấp 1,2 lần so với bệnh nhân không tăng VE, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với OR=1,2 (95%CI: 0,44 -2,53); p > 0,05.
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tăng triglyceride với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Huyết áp Triglyceride
Tăng huyết áp Không THA
OR (95%CI), p n % n % Tăng triglyceride 97 69,29 43 30,71 3,38 (1,17 – 9,72) p < 0,05 Không tăng 6 40,00 9 60,00 Tổng cộng 103 66,45 52 33,55
Nhận xét: Tỉ lệ mắc THA ở nhóm bệnh nhân có tăng TG (69,29%) cao hơn nhóm bệnh nhân không tăng TG (40,00%). Nhóm bệnh nhân tăng TG có nguy cơ THA cao gấp 3,38 lần (95%CI: 1,17 - 9,72; p < 0,05) so với nhóm bệnh nhân không tăng TG.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thấp HDL-C với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Huyết áp HDL-C
Tăng huyết áp Không THA
OR (95%CI), p n % n % Giảm HDL-C 76 71,70 30 28,30 2,06 (1,03 - 4,15) p < 0,05 Không giảm 27 55,10 22 44,90 Tổng cộng 103 66,45 52 33,55
Nhận xét: Tỉ lệ mắc THA ở nhóm bệnh nhân có giảm HDL-C (71,7%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không giảm HDL-C (55,1%). Nhóm bệnh nhân giảm HDL-C có nguy cơ THA cao gấp 2,06 lần (95%CI: 1,03- 4,15; p < 0,05) so với nhóm bệnh nhân không giảm HDL-C.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tăng glucose máu với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Huyết áp Glucose máu
Tăng huyết áp Không THA
OR (95%CI), p
n % n %
Tăng glucose máu 57 67,06 28 32,94
1,06 (0,55 – 2,07) p > 0,05
Không tăng 46 65,71 24 34,29
Tổng cộng 103 66,45 52 33,55
Nhận xét: Tỉ lệ mắc THA ở nhóm bệnh nhân có tăng glucose máu (67,06%) cao hơn nhóm bệnh nhân không tăng glucose máu (65,71%); tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với OR= 1,06 (95%CI: 0,55 - 2,07) và p > 0,05.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tăng cholesterol với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Huyết áp Cholesterol
Tăng huyết áp Không THA
OR (95%CI), p n % n % Tăng cholesterol 73 67,95 35 32,41 1,18 (0,58 – 2,41) p > 0,05 Không tăng 30 63,83 17 36,17 Tổng cộng 103 66,45 52 33,55
Nhận xét: Tỉ lệ mắc THA ở nhóm bệnh nhân bị HCCH có tăng cholesterol (67,95%) cao hơn nhóm bệnh nhân không tăng cholesterol (63,83%). Nhóm bệnh nhân tăng cholesterol có nguy cơ THA cao gấp 1,18 lần so với nhóm bệnh nhân không tăng cholesterol nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với (95%CI: 0,58 – 2,41; p > 0,05).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tăng LDL-C với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Huyết áp LDL-C
Tăng huyết áp Không THA
OR (95%CI), p n % n % Tăng LDL-C 64 75,29 21 24,71 2,42 (1,23 – 4,77) p < 0,05 Không tăng 39 55,71 31 44,29 Tổng cộng 103 66,45 52 33,55
Nhận xét: Tỉ lệ mắc THA ở nhóm bệnh nhân bị HCCH có tăng LDL-C (75,29%) cao hơn nhóm bệnh nhân không tăng LDL-C (55,71%). Nhóm bệnh nhân tăng LDL-C có nguy cơ THA cao gấp 2,42 lần (95%CI: 1,23 - 4,77) so với nhóm bệnh nhân không tăng LDL-C (p < 0,05).
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tổn thương não với tăng huyết áp và không tăng huyết áp trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
Tổn thƣơng não Đặc điểm HCCH
Có tổn thƣơng Không tổn thƣơng
OR (95%CI), p n % n % Tăng huyết áp 25 24,27 78 75,73 3,01 (1,11-8,11) p < 0,05 Không THA 5 9,62 47 90,38 Tổng cộng 30 19,35 125 80,65
Nhận xét: Tỉ lệ tổn thương não ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA chiếm 24,27%; cao hơn so với tỉ lệ tổn thương não ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH không có THA (9,63%). THA trên bệnh nhân bị HCCH làm tăng nguy cơ mắc tổn thương não cao gấp 3,01 lần so với nhóm bệnh nhân bị HCCH không có THA, có ý nghĩa thống kê (95%CI: 1,11 - 8,11 ; p < 0,05).
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân THA và không tăng huyết áp có HCCH
Tổn thƣơng thận Đặc điểm HCCH Có tổn thƣơng Không tổn thƣơng OR (95%CI), p n % n % Tăng HA 43 41,75 60 58,25 2,39 (1,13 - 5,03) p < 0,05 Không THA 12 23,08 40 76,92 Tổng cộng 55 35,48 100 64,52
Nhận xét: Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA (41,75%) cao hơn so với tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH không có THA (23,08%). THA trên bệnh nhân bị HCCH làm tăng nguy cơ mắc tổn thương thận cao gấp 2,39 lần (95%CI: 1,13 - 5,03) so với nhóm bệnh nhân bị HCCH không có THA với p < 0,05.
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân THA và không tăng huyết áp có HCCH
Tổn thƣơng tim Đặc điểm HCCH
Có tổn thƣơng Không tổn thƣơng
OR (95%CI), p n % n % Tăng HA 47 45,63 56 54,37 2,52 (1,21- 5,22) p < 0,05 Không THA 13 25,00 39 75,00 Tổng cộng 60 38,71 95 61,29
Nhận xét: Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân mắc HCCH có THA chiếm 45,63%; cao hơn so với nhóm bệnh nhân mắc HCCH không có THA (25,0%); với tỉ suất chênh OR=2,52 (95%CI: 1,21 – 5,22) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
THA nguyên phát là một bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo WHO dự báo đến năm 2025 thế giới có khoảng 1,56 tỷ người bị THA, trong đó khu vực Đông Nam á hàng năng có 1,5 triệu người chết do THA (ở Hoa Kỳ theo Centrers for Disease Control and Prevention - CDC năm 2004 có 65 triệu người bị THA, ở miền Bắc Việt Nam-2002 theo Phạm Gia Khải có 16,32% dân số bị bệnh). THA nguyên phát đã trở thành một vấn đề về sức khoẻ cộng đồng được quan tâm bởi bệnh gây ra những biến chứng làm tàn phế hoặc tử vong cho người bị bệnh. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ THA ở bệnh nhân có HCCH tương đối cao từ 56,3-87,2%, đồng thời ở bệnh nhân THA có HCCH nguy cơ tổn thương các cơ quan đích và bị BTM nói chung hay bệnh ĐMV nói riêng cao hơn so với bệnh nhân THA không có HCCH [11], [12].
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và những thay đổi về lối sống, với các nghiên cứu ở các nhóm đối tượng khác nhau cho thấy tỷ lệ mắc HCCH đang gia tăng một cách nhanh chóng [9], [12], [17]. Đây là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, xã hội, kinh tế.
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ thuộc diện Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe tốt cho cán bộ làm việc, đồng thời phát hiện sớm các YTNC về các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là những bệnh nhân THA có HCCH… là