Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa

Một phần của tài liệu Đặc điểm tăg huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 97)

Nhiều nghiên cứu cho thấy các YTNC của HCCH và THA là tương đối giống nhau. Điều này làm cho bệnh nhân có nguy cơ mắc HCCH cũng có nguy cơ mắc THA, và ngược lại. HCCH gồm có 5 thành phần thì trong đó THA là một triệu chứng của HCCH. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HCCH và THA có mối liên quan mật thiết, đặc biệt là khi có sự kết hợp cả 2 bệnh thì sẽ tăng nguy cơ biến chứng và hậu quả cho bệnh nhân.

Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ làm thổi phồng các biến chứng trên tim so với bệnh nhân mắc HCCH thông thường. HA tăng có liên quan đến béo phì và tăng kháng insulin, đồng thời dẫn đến rối loạn hệ thống rennin – angiotensin và rối loạn chức năng đào thải muối ở thận. Nghiên cứu Copenhagen trên 2906 nam cho thấy nam giới có HA cao và rối loạn mỡ máu tăng nguy cơ biến chứng tim so với nhóm nam giới có HA không cao [55]. Nghiên cứu theo dõi dọc trên 1742 bệnh nhân THA (2004) cho tỉ lệ mắc biến chứng tim mạch chiếm 2,28 lần / 100 bệnh nhân - năm; sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố tuổi, giới, hút thuốc thì nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở nhóm bệnh nhân HCCH có THA cao gấp 1,73 lần (95%CI: 1,25 - 3,38) so với nhóm không có HCCH [39]. Nghiên cứu có thời gian theo dõi dọc trung bình 4,1 năm trên 2225 bệnh nhân (2005) cho thấy nhóm bệnh nhân có rối loạn mỡ máu và THA có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn 1,57 lần (95%CI: 1,08 - 2,28) so với nhóm bệnh nhân có THA nhưng không có rối loạn mỡ máu [67].

THA có HCCH đang ngày càng gia tăng do sự gia tăng của bệnh béo phì. Điều trị bệnh nhân mắc HCCH có THA cần hết sức chú ý làm giảm nguy cơ

biến chứng tim mạch, thận và ĐTĐ týp 2 [75]. Mục tiêu điều trị cho nhóm bệnh nhân này là giảm HA xuống dưới 130/80 mmHg, LDL – C < 75 mg /dl và đường huyết lúc đói là < 100 mg/dl.

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu về THA có HCCH. Nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy hơn một nửa (52,76%) bệnh nhân THA có HCCH; trong đó tần suất HCCH ở bệnh nhân THA cao nhất ở nhóm tuổi từ 40-50 đối với nam và 61-70 đối với nữ. Trong HCCH tỉ lệ tăng TG là cao nhất (89,16%); tỉ lệ tăng VE (dành cho người châu Á) chiếm 77,23%; tỉ lệ giảm HDL-C chiếm 73,21%; tỉ lệ tăng glucose máu chiếm 41,64%. HCCH hay gặp ở dạng phối hợp giữa nhóm 3 yếu tố là THA - tăng TG - giảm HDL- C và nhóm THA – tăng TG - tăng VE [28]. Đối với bệnh nhân nữ THA tại Đà Nẵng (2007), gần một nửa (48,7%) bệnh nhân nữ trên 45 tuổi THA bị HCCH. Tỉ lệ THA có HCCH gia tăng theo tuổi và BMI. Tỉ lệ rối loạn thành phần trong HCCH cao nhất hay gặp là tăng TG 82,3%; tiếp theo đó là giảm HDL-C 67,4%; tăng đường huyết 59,7% và tăng VE chiếm 32% [10].

Theo kết quả nghiên cứu tại Tiền Giang [8] cho thấy, tỉ lệ có HCCH trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm tới 69,1%. Đồng thời HCCH có liên quan đến trình độ học vấn và thói quen tập thể dục thể thao (TDTT), người có học vấn càng cao thì tỉ lệ bị HCCH thấp và người tập TDTT thường xuyên thì có tỉ lệ HCCH thấp hơn người không tập. Hầu hết (95,6%) bệnh nhân có HCCH có THA, tỉ lệ bệnh nhân HCCH có biểu hiện béo phì bụng chiếm 42,1% [8]. Đối với bệnh nhân có nhồi máu não động mạch lớn trên lều thì tỉ lệ bị HCCH chiếm 71,9%; tỉ lệ này tăng dần theo tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm tuồi 60-80 tuổi [17].

Bệnh nhân mắc HCCH có THA sẽ gia tăng thêm các tổn thương ở các cơ quan đích như thận, não, tim. Nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn và cs (2012) trên 341 bệnh nhân THA nguyên phát (nam 170, nữ 171) được làm cho kết quả: tỉ

lệ có tổn thương não ở nhóm có HCCH (59,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (8,8%) với p<0,001; OR = 15,2 (95%CI: 8,3-28,1). Tỉ lệ tổn thương thận ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (34,5%) với p<0,001; OR = 1,9 (95%CI: 1,2-2,9). Tỉ lệ tổn thương tim ở nhóm có HCCH (49,4%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (29,2%) với p<0,001; OR = 2,4 (95%CI: 1,5-3,7) [33].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

Gồm các cán bộ diện BVCSSK đang được quản lý sức khỏe tại Phòng Khám, quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên mắc HCCH

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng

- Bệnh nhân mắc bệnh ác tính hay suy tim, suy gan, suy thận nặng - Bệnh nhân mắc các bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và lipid máu: Thận hư nhiễm mỡ, Cushing, to đầu chi...

- Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose, lipid máu: corticoid, thuốc ức chế miễn dịch...

2.2. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

- Địa điểm: Tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu: Cán bộ diện BVSKCB được khám lâm sàng, cận lâm sàng xác định HCCH. Chọn toàn bộ các bệnh nhân bị HCCH, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. (qua thực tế, xác định có 155 bệnh nhân có HCCH)

- Phương pháp chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích: chọn toàn bộ cán bộ diện BVCSSK thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian nghiên cứu.

2.3.3. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Một số thông số chung + Tuổi + Giới Cán bộ diện BVSK Khám lâm sàng, cận lâm sàng Có hội chứng chuyển hóa HCCH không THA Không có hội chứng chuyển hóa HCCH có THA So sánh Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dân tộc

+ Tiền sử tăng huyết áp

+ Tiền sử và/hoặc đang sử dụng rượu + Tiền sử đã và/hoặc đang hút thuốc lá

2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng - Chỉ số huyết áp HATT - Chỉ số HATTr - Cân nặng - Chiều cao - Chỉ số vòng eo - Chỉ số vòng mông - Chỉ số BMI - Chỉ số WHR - Tần số tim

- Rối loạn nhịp tim (RLNT)

2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng

* Xét nghiệm máu:

- Định lượng các thành phần lipid máu: + Cholesterol toàn phần,

+ Triglyceride,

+ LDL-C,

+ HDL-C.

- Định lượng glucose máu lúc đói - Định lượng Ure,

- Định lượng Creatinin

* Các chỉ số điện tâm đồ:

- Trục điện tim - RLNT

- Biên độ QRS, sóng P, sóng Q, sóng T, đoạn ST - Chỉ số Sokolow - Lyon

2.5. Một số tiêu chuẩn đƣợc áp dụng trong nghiên cứu

2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Theo qui định hướng dẫn chẩn đoán THA của Bộ Y tế Việt Nam [4]

Bảng 2.1. Phân độ huyết áp

Phân độ huyết áp HATT (mmHg) HATTr (mmHg)

HA tối ưu < 120 và < 80

HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84

Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89

THA độ I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99

THA độ II 160 – 179 và/hoặc 100 - 109

THA độ III ≥ 180 và/hoặc ≥ 110

THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (2010) [4]

2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo NCEP ATPIII trong đó tiêu chuẩn VE đã được điều chỉnh áp dụng cho người Châu Á – Thái Bình Dương:

+ Tiêu chuẩn 1: Vòng eo: Nam > 90 cm; Nữ: > 80 cm

+ Tiêu chuẩn 2: Triglyceride ≥ 1,7 mmol/l (đặt là TG cao)

+ Tiêu chuẩn 3: HDL-C: Nam: < 1,0 mmol/l; Nữ: < 1,3 mmol/l (đặt chung là HDL.C thấp)

+ Tiêu chuẩn 4: HATT ≥ 130 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 85 mmHg,

+ Tiêu chuẩn 5: Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l hoặc đang điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 [đặt chung là tăng đường huyết (TĐH)].

Chẩn đoán xác định bệnh nhân có HCCH khi đạt ít nhất 3 trong 5 tiêu chuẩn trên.

2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá vòng eo, chỉ số WHR

Theo WHO áp dụng VE cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2000): + Bình thường: < 90 cm (nam); < 80 cm (nữ).

+ Tăng VE: 90 cm (nam); 80cm (nữ).

hoặc tính chỉ số WHR: WHR = VE / vòng mông

WHR tăng khi ≥ 0,9 ở nam giới, ≥ 0,85 ở nữ giới được gọi là béo bụng.

2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể

Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m)2

Bảng 2.2. Ngưỡng cắt BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì

Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 27,4 Béo phì độ I 27,5 – 32,4 Béo phì độ II 32,5-37,4 Béo phì độ III ≥ 37,5

Nguồn: WHO-Ngưỡng BMI dùng chẩn đoán béo phì cho người châu Á trưởng thành [37], [40]

2.5.5. Tiêu chuẩn xác định hút thuốc lá

- Có hút thuốc lá: Được định nghĩa theo WHO (1996) khi đối tượng còn đang hút thuốc lá ≥ 5 điếu/ngày trong thời gian liên tục ≥ 2 năm hoặc tiền sử có hút thuốc lá như trên và đã ngưng hút < 1 năm.

- Không hút thuốc lá: Chưa bao giờ hút hoặc đã bỏ hút thuốc lá trước đó > 1 năm liên tục cho đến lúc tham gia nghiên cứu.

2.5.6. Uống rượu

Uống nhiều rượu khi uống > 3 cốc chuẩn/ngày đối với nam, > 2 cốc chuẩn/ngày đối với nữ và uống tổng cộng > 14 cốc chuẩn/tuần đối với nam, > 9 cốc chuẩn /tuần đối với nữ (1 cốc chuẩn chứa 10 g ethanol tương đương 30ml rượu mạnh, 120ml rượu vang hoặc 1 lon bia 330ml), uống liên tục kéo dài ≥ 6 tháng [4].

2.5.7. Hoạt động thể lực:Có hoạt động thể lực được xác định khi [4], [72]: + Tập luyện cường độ thấp 60 phút/ ngày, chia nhỏ thành nhiều lần, tập tất cả các ngày trong tuần với hình thức đi bộ chậm rãi, tập thư dãn người.

+ Tập với cường độ trung bình 30 phút/ lần, 2 lần mỗi tuần với hình thức bơi hay khiêu vũ không gắng sức, đi dạo bằng xe đạp.

+ Tập với cường độ cao 30 phút/ lần, 3 lần mỗi tuần với hình thức chạy bộ, bơi hoặc nhảy với tốc độ cao, đi xe đạp tốc độ.

2.5.8. Tiêu chuẩn xác định tổn thương cơ quan đích

* Tổn thương tim

Dựa vào điện tim như: Rối loạn mhịp tim, dày thất trái (Sokolow - Lyon: SV1 + RV5/RV6 > 35 mm), nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim,; xác định thiếu máu cơ tim dựa vào :

+ Sự biến đổi ST: kéo dài thời gian đoạn ST > 120 ms, có góc giữa ST - T sắc nhọn. Tỷ số Qx/QT (biểu hiện mức độ chênh của ST), bình thường tỷ số này < 1/2; khi thiếu máu cơ tim thì tỷ số Qx/QT > 1/2.

+ Biến đổi sóng T: T cao nhọn/ T đảo nghịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoặc tiêu chuẩn biến đổi ST trong thiếu máu cơ tim: độ chênh ST chung cho cả 2 giới ≥ 30 tuổi:

- ST chênh xuống có ý nghĩa ≥ 0,05 mV ở V2, V3 và ≥ 0,1 mV ở các chuyển đạo khác. Khi ST chênh xuống > 0,1 mV trên 8 chuyển đạo kết hợp với ST chênh lên ở aVR hoặc V1, khả năng tổn thương nhiều nhánh động mạch vành hoặc tắc thân chung của động mạch vành trái có ý nghĩa.

* Tổn thương não

Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Bệnh nhân có triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ… hoặc khám thấy liệt trung ương 1/2 người, liệt trung ương dây thần kinh VII, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều… Được chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán xác định.

* Tổn thương thận

Chẩn đoán tổn thương thận khi nồng độ creatinin ≥ 130 µmmol/l hoặc có protein niệu và có trụ niệu nước tiểu.

2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu

2.6.1. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng

Tất cả các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn trên đều được hỏi bệnh, thăm khám theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Xác định các thông tin về:

- Tuổi đời, giới, dân tộc.

- Khám lâm sàng: toàn thân, đo HA, khám tim, phổi... phát hiện tổn thương cơ quan đích.

2.6.2. Đo huyết áp

Đo HA bằng máy HA kế đồng hồ được kiểm chuẩn và đo lại bằng HA kế cột thuỷ ngân LPK2 sản xuất tại Nhật Bản.

- Các điều kiện về đối tượng khi đo HA:

+ Không được hoạt động mạnh trước khi đo 1 giờ.

+ Nghỉ ngơi, thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo HA.

+ Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo.

+ Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (như: thuốc chống ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử).

+ Khi đo đối tượng cần được yên tĩnh, dễ chịu, thoải mái, không lạnh, không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động.

- Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng ngang tim.

- Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình của hai lần đo. Nếu 2 lần đo chênh lệch >10mHg thì đo lần 3 và lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3.

- Một số lỗi thường gặp khi đo HA: không biết đối tượng đã uống cafein trong vòng 30 phút trước đó hay không, không đo đúng tư thế, không đo HA 2 lần hoặc đo lại ngay dưới 1 phút, làm tròn số khi đọc kết quả.

2.6.3. Đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông

Đo VE, vòng mông theo phương pháp đo nhân trắc học thông thường bằng thước dây không giãn FIGURE FINDER, độ chính xác tính bằng mm. Đo chiều cao bằng thước gắn vào cân SMIC độ chính xác tính bằng cm. Cân nặng: dùng cân SMIC sản xuất tại Trung Quốc, độ chính xác tính bằng 0,1kg.

Các mốc đo:

+ VE đo ở eo bụng, là điểm giữa bờ dưới của mạng sườn và điểm trên mào chậu. Đối tượng đứng thẳng, tay buông thõng, ngực ưỡn, nhìn thẳng về phía trước và đo ở cuối thì thở ra.

+ Đo vòng mông ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ vào mấu chuyển lớn để xác định mấu chuyển. Khi đó, đối tượng đứng thẳng, cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để đo chính xác từng mm.

+ Đo chiều cao: Đối tượng tháo bỏ giầy, dép, không đội mũ, nón, khăn sau đó đứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo, hai gót chân, mông, vai

và đầu chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ tường thẳng (nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo; hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống; đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng.

+ Cân nặng: Đặt cân ở vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì. Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên bàn cân chính xác tới từng mức 0,1kg. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần và ghi vào hồ sơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.4. Các kỹ thuật xét nghiệm

- Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch khuỷu tay buổi sáng, lúc chưa ăn, không chống đông ly tâm lấy huyết thanh, làm ngay các xét nghiệm cần nghiên cứu. Các ống nghiệm đều khô và sạch.

Các xét nghiệm trong máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá

Một phần của tài liệu Đặc điểm tăg huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 97)