Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục kiểm soát điều hành trên cơ sở chuẩn mực đề ra của công ty nhằm giảm thiểu hoặc xử lý các tác động của các KCMT đáng kể.
Công ty cần tiến hành kiểm soát các khía cạnh sau:
3.11.1 Kiểm soát nguyên – vật liệu
• Lựa chọn các loại nguyên liệu, nhiên liệu có chất lượng cao và ưu tiên lựa chọn những loại không có hoặc có thành phần độc hại thấp nhất.
• Tham khảo các MSDS của các nguyên vật liệu khi mua hay có sẵn đối với nguyên liệu độc hại, nguy hiểm theo TCVN 5507–2002.
• Kho lưu trữ nguyên vật liệu phải sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo và ngăn nắp.
• Quy định vị trí để các nguyên vật liệu, sản phẩm. Tại những vị trí để nguyên vật liệu phải ghi tên cho từng loại vật liệu và phải phân chia khu vực rõ ràng.
• Các nguyên vật liệu phải để theo hàng ngay ngắn và phải có khoảng cách an toàn đối với việc vận chuyển các nguyên vật liệu.
• Thường xuyên kiểm tra hệ thống PCCC tại các kho.
3.11.2 Kiểm soát năng lượng điện
Trưởng các bộ phận và quản đốc phân xưởng có trách nhiệm thực hiện và yêu cầu các nhân viên tiến hành tiết kiệm điện:
• Đối với thiết bị chiếu sáng:
o Tắt các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng, tắt đèn vào giờ nghỉ trưa.
o Khi bố trí thiết bị chiếu sáng phải bố trí thích hợp (đủ ánh sáng để người thao tác làm việc) nhằm đạt hiệu quả cao.
o Xem xét lại tình hình sử dụng điện của từng vi trí để tìm kiếm cơ hội tiết kiệm điện.
o Hệ thống dây điện phải được bố trí gọn gàng.
• Máy điều hòa nhiệt độ:
o Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh vừa phải (24 0 C - 260C) và chỉ bật máy lạnh từ 9 giờ trở đi.
o Chỉ mở máy khi cần thiết và tắt máy khi ra về.
• Máy vi tính/ Hệ thống mạng máy tính:
o Tắt màn hình máy tính trong giờ nghỉ hoặc khi không sử dụng máy.
o Để chế độ tự động nghỉ.
o Tắt máy khi không còn sử dụng.
• Các thiết bị, máy móc:
o Tắt các thiết bị, máy móc khi không sử dụng.
o Khi mua máy móc, thiết bị nên chọn thiết bị ít hao điện nhất.
o Khi có sự cố về thiết bị, lập tức tắt công tắc và tiến hành xử lý ngay.
o Bảo trì thường xuyên máy móc, thiết bị sử dụng điện.
3.11.3 Kiểm soát chất thải rắn
• Công ty cần tiếp tục duy trì việc phân loại rác tại nguồn.
• Nhân viên môi trường cần tổ chức hướng dẫn cho toàn thể công nhân viên của công ty về phân loại rác tại nguồn và giúp họ hiểu được lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.
• Dán bảng hướng dẫn việc phân loại rác tại bản tin các xưởng, tại mỗi thùng rác.
• Phân loại rác thành ba loại và bỏ vào ba thùng riêng biệt:
o Rác tái sử dụng: chủ yếu là vải, rẻo vụn, giấy, thùng carton...trên thùng có dán nhãn “rác tái sử dụng”
o Rác sinh hoạt: như hộp cơm, lon nước, thực phẩm thừa… được chứa trong thùng có dán nhãn “rác sinh hoạt”.
o Rác nguy hại: chủ yếu là các dụng cụ, thùng chứa hóa chất, dầu nhớt; hộp keo; các miếng giẻ dính dầu mỡ, hóa chất; hộp mực in hư; bóng đèn hư… Những chất thải này cũng được thu gom vào những thùng có dán nhãn “rác nguy hại”.
• Các thùng rác được phân biệt bằng 3 màu khác nhau:
o Màu xám đựng rác tái sử dụng.
o Màu cam đựng rác sinh hoạt.
o Màu đỏ đựng rác nguy hại.
• Tất cả rác sinh hoạt được đơn vị tư nhân thu gom mỗi ngày.
• Nghiêm cấm thải bừa bãi rác ra môi trường xung quanh.
• Nghiêm cấm để lẫn lộn chất thải thường và chất thải nguy hại.
• Vệ sinh khuôn viên Công ty mỗi ngày 2 lần.
• Mỗi ngày cuối buổi làm việc, công nhân mỗi tổ làm vệ sinh khu vực làm việc của mình. Tổ trưởng kiểm tra việc dọn vệ sinh và xem các thùng chứa rác đã được phân loại đúng hay chưa. Nếu việc phân loại chưa đúng, tổ trưởng cần hướng dẫn tổ viên phân loại lại.
• Đối với các khu vực chứa rác nên có tường che chắn, xây dựng các gờ cao lên để tránh nước mưa xâm nhập vào. Đồng thời, khu vực chứa chất thải cần phải phân loại từng khu vực rõ ràng tránh để bừa bãi rất khó kiểm soát.
• Cần tuyên dương các tổ phân loại CTR đúng và thực hiện vệ sinh sạch sẽ bằng cách thông báo bằng loa phát thanh trước toàn công ty vào sáng thứ 2 hàng tuần.
• Nhân viên vệ sinh cần phải nắm bắt được lượng rác thải ra hàng ngày và lập báo cáo.
• Đối với rác y tế: do phát sinh không thường xuyên nên bỏ vào thùng rác đặt ngay phòng y tế và giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
• Đối với chất thải nguy hại và chất thải rắn sản xuất nguy hại:
o Công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại như: Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT về việc banh hành danh mục chất thải nguy hại; thông tư số 12/2006/TT – BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại..
o Công ty phải tiến hành lập thủ tục chủ nguồn thải với Sở Tài Nguyên & Môi Trường và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại để xử lý nguồn thải phát sinh này.
o Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện thống kê lượng rác thải nguy hại hàng tháng, thu gom và thải bỏ chất thải nguy hại này đúng nơi quy định.
3.11.4 Kiểm soát hóa chất
Công ty sử dụng hóa chất, chủ yếu ở công đoạn: ngâm mềm vải, tẩy rửa, hệ thống xử lý nước thải (xút, acid, PAC), bùn vi sinh… các loại hóa chất này, được công ty bỏ riêng trong một nhà kho.
3.11.4.1 Nhập hóa chất:
Ưu tiên dùng những hóa chất không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm nhất trong công nghệ sản xuất.
Yêu cầu MSDS từ phía nhà cung cấp hóa chất. Bao gồm các thông tin:
• Tên hóa chất.
• Tính chất vật lý, hóa học, sinh học…
• Thành phần hóa học
• Những nguy hại tiềm năng.
• Những biện pháp sơ cứu liên quan đến hóa chất khi xảy ra sự cố.
• Cách sử dụng và lưu trữ hoá chất.
• Thông tin nơi sản xuất, cung cấp.
3.11.4.2 Lưu trữ hóa chất:
• Nhân viên kho vật tư cần thống kê lượng hóa chất nhập, xuất kho và lưu kho.
• Cập nhật thông tin thường xuyên về dữ liệu an toàn đối với từng loại hóa chất lưu trữ trong kho.
• Nhận diện, phân loại khu vực lưu trữ hóa chất theo chủng loại đúng quy định và dán nhãn nguy hại theo bảng MSDS.
• Lập bảng hướng dẫn về việc lưu trữ và vận chuyển hóa chất nhập, xuất kho.
• Giám sát thao tác bốc dỡ và vận chuyển hóa chất của công nhân tại Công ty, hóa chất được sắp xếp một cách trình tự, theo nhóm khác nhau, để riêng biệt (tránh các phản ứng chéo có thể xảy ra).
• Đảm bảo rằng đã dán nhãn chính xác tất cả các hóa chất và đã cung cấp bảng dữ liệu an toàn hóa chất dưới dạng có thể sử dụng ngay cho người lao động.
3.11.4.3 Sử dụnghoá chất:
• Yêu cầu đối với phân xưởng
o Cung cấp cho công nhân các thông tin và hướng dẫn sử dụng các hóa chất
o Hướng dẫn công nhân cách sử dụng những thông tin trên bảng MSDS, các biển báo nguy hiểm, ý nghĩa của chúng. Đồng thời, nhân viên môi trường và quản đốc cần phân tích cho họ hiểu sự cần thiết phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các quy trình khắc phục sự cố để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
o Trang bị khẩu trang, găng tay cho công nhân tiếp xúc với hóa chất. Đồng thời, hướng dẫn công nhân cách sử dụng và bảo quản trang thiết bị bảo hộ lao động hiệu quả, cách ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
o Nhân viên môi trường thiết lập những phương án giải quyết trong tình trạng khẩn cấpnhư: đổ tràn hóa chất, hóa chất văng vào mắt, vào người công nhân…
o Tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp và cứu chữa kịp thời cho người lao động. Định ký 6 tháng/lần.
o Giám sát thường xuyên việc sử dụng bảo hộ lao động và thao tác của công nhân khi đang làm việc với hóa chất.
• Yêu cầu đối với công nhân
o Chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy về an toàn khi làm việc với hóa chất.
o Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định.
o Kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi bắt đầu làm việc và báo cáo ngay lập tức cho quản đốc khi phát hiện thấy các tình huống có thể gây nguy hiểm mà mình không có khả năng giải quyết một cách chính xác.
3.11.5 Kiểm soát nước thải
• Nước thải sinh hoạt:
Công ty đã có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (với công suất 300m3/ngày). Thường xuyên kiểm tra và nâng cấp hệ thống, để nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuan loại A theo QCVN 24:2009 qui định.
• Nước thải sản xuất: Công ty đã có hệ thống xử lý nước thải sản xuất (với công suất 700m3/ngày). Theo quy định nước thải công nghiệp thải ra trong những khu dân cư (nhà máy xen kẽ khu đô thị) thì nước thải trước khi vào hệ thống chung của khu vực phải đạt tiêu chuẩn loại A. Nhưng hệ thống phải thường xuyên được nâng cấp và tiến hành kiểm tra định kỳ 1 lần/tháng. Thay đổi công nghệ và tăng năng suất khi cần thiết.
3.11.6 Kiểm soát khí thải và bụi
• Quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyển ra vào công ty. Các phương tiện hạn chế nổ máy khi vào khuôn viên nhà máy.
• Hiện tại các xưởng đã có hệ thống quạt gió và máy lạnh làm thông thoáng xưởng và các phòng ban nhưng chỉ ở độ thô, cơ bản. Cần phải lặp đặt thêm hệ thống thu gom bụi vải để thu hồi dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
• Công nhân phải thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang đối với tại tất cả các vị trí thao tác trong xưởng.
• Định kỳ 3 tháng/lần bảo trì máy móc, thiết bị chiếu sáng.
• Thường xuyên theo dõi hoạt động, đồng thời bảo trì, nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý bụi.
• Thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy móc, nền, tường nhà.
• Đảm bảo chất lượng không khí phát thải ra ngoài môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT và định kỳ theo dõi, đo đạc (2 lần/ 1 năm).
Tiến hành đo đạc các thông số ô nhiễm không khí trong xưởng sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ – BYT theo định kỳ (4 lần/năm).
3.11.7 Kiểm soát tiếng ồn
• Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ thiết bị, máy móc công nghệ.
• Thay thế các máy móc, thiết bị hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các loại máy móc mới, hoạt động êm hơn.
• Bố trí lại các nguồn phát sinh tiếng ồn và đánh giá mức độ ồn trước khi lắp đặt các thiết bị mới.
• Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi cần thiết ( bôi trơn các máy móc, sửa chữa hoặc thay mới các máy móc hư hỏng,…).
• Trên tường, trần nhà xưởng cần phủ bằng vật liệu hấp thụ âm thanh, hệ thống chống rung ở các máy.
• Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân nhằm phát hiện mức giảm thính lực và có cách chữa trị kịp thời (2 lần/năm).
• Đảm bảo nồng độ ồn đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ – BYT.
3.11.8 Kiểm soát tai nạn lao động
Tùy theo vị trí và nhiệm vụ làm việc của mỗi công nhân mà phân xưởng cần trang bị bảo hộ lao động thích hợp. Cụ thể như sau:
• Công nhân trước khi vào làm việc phải học quy định về an toàn lao động và phương pháp sử dụng máy móc, thiết bị.
• Khi sử dụng máy móc, thiết bị, công nhân không được bỏ vị trí thao tác, đồng thời chú ý nghe tiếng máy chạy để kịp thời phát hiện sự cố máy móc để xử lý kịp thời hoặc báo cáo cho cấp quản lý .
• Ghi chép đầy đủ tình trạng hoạt động, hư hỏng của máy móc, thiết bị trước khi giao ca.
• Trang bị khẩu trang, một số dụng cụ cần thiết để công nhân có thể khắc phục các sự cố đơn giản tại các máy.