Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ (Trang 36 - 38)

3.5.1 Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường

Từ danh sách các KCMT đáng kể và CSMT, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp cho các KCMT ý nghĩa. Để thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, tổ chức sẽ tiến hành xây dựng một hoặc nhiều chương trình môi trường. Để một chương trình môi trường đạt hiệu quả cần xác định trách nhiệm thực hiện cho mỗi phòng/ban hay cá nhân, xác định phương pháp thực hiện và thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

3.5.1.1 Thiết lập mục tiêu

Khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, phân xưởng cần quan tâm đến các vấn đề sau:

• Yêu cầu của CSMT.

• Các KCMT đáng kể. KCMT đáng kể cho biết vấn đề quan trọng về môi trường mà phân xưởng phải xem xét đến khi thiết lập mục tiêu. Không phải tất cả các KCMT đáng kể đều phải lập mục tiêu mà chỉ lập đối với những KCMT cấp thiết, còn những khía cạnh còn lại phải đề xuất các giải pháp theo dõi và kiểm soát.

• Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác.

• Kết quả đánh giá tác động môi trường.

• Quan điểm của các bên hữu quan.

• Các yêu cầu tài chính: mục tiêu phải phù hợp với yêu cầu tài chính của phân xưởng.

• Xem xét các kết quả từ cuộc họp xem xét lãnh đạo trước đó.

• Nguồn lực cần thiết để đáp ứng mục tiêu đề ra.

• Các yêu cầu về mặt kinh doanh. Phân xưởng có thể đưa mục tiêu môi trường vào kế hoạch kinh doanh hàng năm nhằm đảm bảo các mục tiêu này đồng bộ với hệ thống quản lý của phân xưởng.

• Phạm vi mà điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép.

3.5.1.2 Thiết lập chỉ tiêu

Khi thiết lập chỉ tiêu phải xuất phát từ các yêu cầu của mục tiêu, cần phải đề ra và đáp ứng được những mục tiêu của phân xưởng. Chỉ tiêu phải được cụ thể hoá thành giá trị khi có thể để nâng cao một cách liên tục thành tích hoạt động môi trường.

3.5.1.3 Các điểm cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu

• Mục tiêu và chỉ tiêu phải có giới hạn hợp lý và có thể đo được.

• Mục tiêu nào phù hợp với tài chính, nguồn lực, thời gian và nhân sự của phân xưởng thì thực hiện trước. Không nên xây dựng tất cả mục tiêu ngay lần đầu tiên mà cần từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.

• Các mục tiêu và chỉ tiêu phải được xem xét lại định kỳ và khi cần thiết để phù hợp với các thay đổi.

• Các mục tiêu phải được lập thành văn bản và đào tạo cho mọi người biết họ phải làm gì để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu. Có nhiều cách thực hiện như: thông báo bằng văn bản, triển khai đào tạo theo nhiều nhóm nhỏ trong từng phân xưởng.

3.5.1.4 Xây dựng chương trình môi trường

Chương trình môi trường là các kế hoạch hoạt động để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Chương trình QLMT phải được lập thành văn bản.

Những điểm quan trọng cần xem xét khi xây dựng chương trình môi trường:

• Các bước hoạt động đều phải nêu rõ trách nhiệm thực hiện, việc cần phải làm, thời gian hoàn thành và các nguồn lực cần có.

• Trách nhiệm thực hiện bao gồm người chịu trách nhiệm chính, các thành viên tham gia hỗ trợ, phòng ban hỗ trợ.

• Chương trình cần ưu tiên thực hiện các mục tiêu quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế. Các mục tiêu có thể ngắn hạn hoặc dài hạn, cần chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu nhỏ, ngắn hạn để dễ thực hiện và theo dõi.

• Các CTQLMT phải được xem xét lại hàng năm và khi cần thiết để thích ứng kịp thời với mọi sự thay đổi. Khi hoàn thành và kết thúc mục tiêu, đồng thời thiết lập một mục tiêu mới thì CT QLMT cũng phải thay đổi tương ứng.

3.5.2 Phương pháp thiết lập

Mục tiêu môi trường được thiết lập ở tất cả các bộ phận chức năng quan trọng mà có ảnh hưởng đến môi trường và được phê duyệt bởi lãnh đạo các cấp. Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của Công ty được thiết lập bởi giám đốc/ĐDLĐ và trưởng các bộ phận.

• Mục tiêu, chỉ tiêu và CTQLMT Công ty được biên soạn nhất quán.

• CTQLMT sẽ do nhân viên phụ trách môi trường thiết lập, sau khi đã có sự kiểm tra của ĐDLĐ môi trường. Sau đó, CTQLMT phải được sự phê chuẩn của Giám đốc mới ban hành.

3.5.3 Triển khai thực hiện

• Thông báo cho toàn thể nhân viên, giúp họ nhận thức được tính quan trọng của việc thực hiện phù hợp với mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

• CTQLMT là cách thông báo cho toàn nhân viên biết và giúp họ nhận thức bản thân cần phải làm gì để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.

• Phương thức thông báo được thực hiện thông qua đào tạo, qua các phương tiện như văn bản, bảng báo, khẩu hiệu. . .

3.5.4 Quản lý, duy trì mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường

• Các phòng liên quan dựa vào mục tiêu, chỉ tiêu của phân xưởng để thiết lập CTQLMT của từng phòng ban và báo cáo kết quả thực hiện CTQLMT cho ĐDLĐ theo định kỳ 3 tháng/1lần.

• Các phòng phải lập hồ sơ ghi chép các quá trình thực hiện ISO 14001:2004 và theo dõi tiến độ thực hiện các CTQLMT tại phòng mình.

• ĐDLĐ định kỳ báo cáo cho Giám đốc tình hình thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.

Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường cho Công ty May mace và Giặt tẩy Bến Nghé được thể hiện ở phụ lục3.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w