89 200 2011 201 2012 Doanh thu thuần
3.1.2 Phân tích khả năng sinh lợi trên doanh số và trên vốn đầu tư Thông số lợi nhuận gộp biên (%):
Thông số lợi nhuận gộp biên (%):
+ Thống số lợi nhuận gộp biên = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận gộp biên 12.17 28.78 17.4 17.77 21.33 Tăng trưởng so với năm trước (%) 0 136.48 -39.54 -9.37 35.26
Năm 2008, thông số lợi nhuận gộp biên của công ty DRC thấp do tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho giá cả tăng cao. Sang năm 2009, thông số này tăng cao (136.48% so với năm 2008) do doanh thu thuần tăng trưởng nhanh hơn gần 3 lần so với giá vốn hàng bán ( doanh thu tăng 40.6% so với năm 2008 còn giá vốn chỉ tăng có 14.1%). Đó là nhờ công ty hoạt động tốt tạo ra nguồn doanh thu tăng nhanh, đồng thời cũng nhờ vào những thuận lợi từ giá nguyên vật liệu và lãi suất giảm mạnh trong những quý đầu năm. Qua năm 2010, lợi nhuận gộp biên giảm mạnh (-39.54% so với năm 2009) là do sự tăng lên của giá vốn hàng bán (tăng 38.03% so với năm 2009), nguyên nhân là sự tăng nhanh của giá nguyên liệu cao su, hóa chất, xăng dầu làm cho giá cả sản phẩm cũng tăng theo. Năm 2011, tình trạng trên vẫn còn kéo dài, tuy nhiên tốc độ của nó đã chững lại (-9.37%). Bước qua năm 2012, lợi nhuận gộp biên tăng nhanh (35.26% so với năm 2011) là nhờ công ty
đã có cố gắng trong viêc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động, đồng thời có chính sách định giá hợp lí.
Thông số lợi nhuận ròng biên (%)
Thông số lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận ròng biên 4.01 21.74 9.08 7.50 11.2 Tăng trưởng so với năm trước (%) 0 442.14 -58.23 -17.4 49.33 Bình quân ngành 13 19 16 19
Ý nghĩa: thông số này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên mỗi đồng doanh số của doanh nghiệp. Thông số này càng cao chứng tỏ hiệu quả trong việc quản lí và kiểm soát chi phí của doang nghiệp. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Nếu chỉ tiêu này thấp thì nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.
Năm 2009, lợi nhuận ròng biên tăng mạnh (442.14% so với năm 2008) do tốc độ tăng trưởng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của tất cả các loại chi phí, chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả chi phí. Sang các năm 2010 và 2011 thì thông số này giảm do giá nguyên vật liệu, xăng dầu, hóa chất tăng cao làm cho tổng chi phí của công ty tăng tương đối cao, hơn nữa công tác quản lí các loại chi phí khác của công ty còn yếu kém (như chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp,..). Bước sang năm 2012, lợi nhuận ròng biên có xu hướng tăng trở lại (49.33% so với năm 2011) do công ty đã đạt được hiệu quả trong công tác kiểm soát chi phí.
Thông số này của công ty các năm phần lớn đều nhỏ hơn bình quân ngành ( trừ năm 2009, DRC: 28.78% và bình quân ngành: 19%) chứng tỏ khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty còn thấp và kém hấp dẫn hơn so với các công ty khác, đồng thời công tác quản lí và kiểm soát chi phí còn hạn chế so với các công ty khác trong ngành
Thông số lợi nhuận hoạt động biên = Lợi nhuận hoạt động / Doanh thu thuần Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận hoạt động biên 3.73 21.6 11.91 9.78 14.78 Tăng trưởng so với năm trước (%) 0 479.1 -44.86 -17.88 51.12
Năm 2009, lợi nhuận hoạt động biên tăng cao so với năm 2008( tăng 479.1% so với năm 2008) nhờ công ty quản lí tốt các loại chi phí: chi phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp, chi phí lãi vay ( lãi suất giảm ở các quý đầu năm). Sang năm 2010 và 2011 thì thông số này của công ty giảm nhanh so với năm 2009 ( năm 2010 giảm 44,86% so với năm 2009, năm 2011 giảm 17,88% so với năm 2010). Điều này xảy ra là do giá nguyên vật liệu tăng cao,dẫn đến giá cả sản phẩm tăng, đông thời các chi phí khác của công ty cũng tăng cao, dẫn đến lợi nhuận dù có tăng qua các năm nhưng vẫn còn khá thấp so với doanh thu. Qua năm 2012, công ty có những chính sách khắc phục, đồng thời quản lí tốt các loại chi phí nên thông số này tăng lên 14,78% ( tăng 51.12% so với năm 2011).
Vòng quay tài sản
Thông số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vòng quay tài sản 2.1 2.31 2.03 1.63 1.12 Tăng trưởng so với năm trước (%) 0 10 -12.12 -19.7 -31.29 Bình quân ngành 2.24 1.15 1.31 1.29
Ý nghĩa: thông số này cho biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu.
Vòng quay tài sản tăng trong năm 2009 ( tăng 10% so với năm 2008). Nhưng sang đến năm 2010, vòng quay tài sản giảm (giảm 12,12% so với năm 2009) do công ty đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn (tăng 28,26% so với năm 2009) làm cho tổng tài sản tăng lên (tăng 35,6% so với năm 2009) đồng thời doanh thu tăng chậm (tăng 19% so với năm 2009) nên công ty tạo ra ít lợi nhuận hơn trên tổng tài sản đầu tư. Thông số này tiếp tục giảm trong năm 2011(giảm 19.7% so với năm 2010) nhưng cơ bản thì việc đầu tư của công ty vào tài sản ngắn hạn (tăng 57,25% so với năm 2010) và tài sản dài hạn (tăng 39.53% so với năm 2010) đã đồng đều hơn so với năm 2010. Năm 2012. Thông số này giảm mạnh xuống còn 1.12 (giảm 31.29% so với năm 2011) do công ty đầu tư mạnh vào tài sản cố định (tăng 266,24% so với năm2011).
Thông số này của công ty hầu hết cao hơn so với bình quân ngành, chứng tỏ công ty đạt được hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu từ tổng tài sản đầu tư hơn các công ty khác trong ngành.
Vòng quay tài sản cố định
Thông số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần / TSCĐ ròng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vòng quay TSCĐ 7.2 7.78 8.09 6.87 1.98 Tăng trưởng so với năm trước 0 8.06 3.98 -15.08 -71.18
Ý nghĩa: thông số này cho biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản cố định để tạo ra doanh thu.
Thông số này tăng đều từ năm 2008 đến năm 2010 chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản cố định của công ty để tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, sang năm 2011, do công ty đầu tư rất lớn vào tài sản cố định (mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc, kĩ thuật,…nên vòng quay tài sản giảm dần (giảm 15.08% so với năm 2010), bước qua năm 2012, thông số này giảm mạnh xuống còn 1,98 (giảm
Thông số thu nhập trên tổng tài sản ROA (phân tích Dupont)
ROA= Lợi nhuận ròng biên * vòng quay tài sản
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận ròng biên(%) 4.01 21.74 9.08 7.5 11.2 Vòng quay tài sản 2.1 2.31 2.03 1.63 1.12 ROA(%) 8.4 50.1 18.43 12.2 12.6 Bình quân ngành 28 22 21 25
Ý nghĩa: thông số này cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2008 thì cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu về 0.084 đồng lợi nhuận, tương tự đối với các năm còn lại thì thu được: 0.501 đồng (2009); 0.1843 đồng (2010); 0,122 đồng (2011); 0.126 đồng (2012).
Qua bảng phân tích ta thấy ROA năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008( tăng 496.43%) nhưng sang năm 2010 thì giảm xuống ( giảm xuống 63.21% so với năm 2010). Tình trạng này kéo dài sang năm 2011 và đến năm 2012 thì tăng nhẹ nhưng không đáng kể (tăng 3.28% so với năm 2011)
Nhìn chung hiệu quả hoạt động của công ty 5 năm qua chưa tốt, hầu hết đều thấp hơn mức bình quân ngành (trừ năm 2009), có nghĩa là khả năng sinh lợi trên mỗi đồng doanh số của công ty thấp hơn so với các công ty khác trong ngành.
Công ty có thể cải thiện ROA bằng cách tăng lợi nhuận gộp biên hoặc vòng quay tài sản hoặc tăng cả 2 thông số.
Thông số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (phân tích Dupont): + ROE=
• ROE = LN ròng biên * vòng quay tài sản * số nhân vốn chủ
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận ròng biên 4.01 21.74 9.08 7.5 11.2 Vòng quay tài sản 2.1 2.31 2.03 1.63 1.12 Số nhân vốn chủ 2.84 1.41 1.45 1.85 2.12 ROE (%) 23.97 70.42 26.81 22.52 26.69 Bình quân ngành 56 38 32 39
Ý nghĩa: thông số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2008, cứ 1 đồng vốn chủ bỏ ra thì thu được 0.2397 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2009, tương tự các năm sau thì thu được tương ứng: 0.7042 đồng (2009); 0.2681 đồng (2010); 0.2252 đồng (2011); 0.2669 đồng (2012).
Qua bảng phân tích ta thấy thông số ROE tăng lên 70,42% vào năm 2009 (tăng 193,78% so với năm 2008: 23.97%) nhưng sang năm 2010 thì giảm xuống chỉ còn 26.81% (giảm 162,66%) do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu ( lợi nhuận ròng giảm 50.12% so với năm
2009 còn vốn chủ sở hữu tăng 31% so với năm 2009). Tình trạng này kéo dài qua năm 2011 và chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 ( tăng 18.52% so với năm 2011).
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy được sự tác động của các yếu tố lên biến động của ROE qua các năm. Trong đó thì yếu tố quan trọng tác động đến sự gia tăng của ROE là chiều hướng gia tăng của lợi nhuận ròng biên, số nhân vốn chủ trong khi vòng quay tài sản có xu hướng giảm đều qua các năm.
Nếu so với ROE của bình quân ngành thì hầu hết ROE của công ty thấp hơn nhiều (trừ năm 2009 cao hơn bình quân ngành) chứng tỏ cổ đông của công ty chưa nhận được lợi nhuận cao hơn so với các công ty khác trong ngành.
*Đánh giá chung ROA và ROE:
ROA và ROE của công ty tăng giảm không đều qua các năm từ 2008 đến 2012. Trong 5 năm thì cả ROA và ROE đều đạt cực đại vào năm 2009. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như doanh thu, lợi nhuận, các khoản chi phí,.. trong điều kiện lạm phát tăng cao cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các thông số này giảm xuống qua các năm tiếp theo. Đến năm 2012 thì ROA và ROE của công ty mới có được sự phục hồi và tăng trưởng trở lại. Điều này cho thấy công ty đã có sự cố gắng trong việc khác phục các khó khăn, hoạt động hiệu quả trong đầu tư để tạo ra doanh thu.
ROA của công ty chịu tác động của lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản. Ta thấy giai đoạn 2008-2012, vòng quay tài sản có xu hướng giảm dần cho thấy vốn của doanh nghiệp luân chuyển ít hơn và khả năng sinh lợi giảm đi. Vì thế công ty cần có các chính sách đồng bộ để điều chỉnh nâng cao 2 thông số trên.
- ROE của công ty cũng chịu tác động của lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản, ngoài ra còn có số nhân vốn chủ.
- Để cải thiện 2 thông số ROA và ROE thì công ty cần tập trung vào những giải pháp sau:
+ Tăng doanh thu, kiểm soát chi phí, nâng cáo chất lượng nhằm tăng lợi nhuận để tăng Lợi nhuận gộp biên.
+ Tăng quy mô về doanh thu, sử dụng hợp lí tài sản để cải thiện khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư.