“Truyện Kiều” không phải thuộc văn học dân gian, nó là một tác phẩm văn học lớn đợc xếp vào kiệt tác văn học thế giới. Sở dĩ Nguyễn Du trở thành đại thi hào dân tộc và tác phẩm “ Truyện Kiều” của ông sống mãi với thời gian là bởi ông không chỉ kế thừa những thành tựu của văn học dân gian mà còn có những sáng tạo độc đáo của riêng mình.
Nguyễn Du là một “nhà Hán học cự phách” (chữ dùng của Phan Ngọc) nhng đồng thời ông cũng luôn học hỏi tiếng nói của ngời “ trồng dâu, trồng gai”. Thiên tài họ Nguyễn đã thấm nhuần văn học cổ điển Trung Quốc cũng nh Việt Nam và kết hợp thành công ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ văn học cổ điển. “Truyện Kiều” góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu, thêm uyển chuyển và chính xác, súc tích lạ thờng, đúng nh lời nhận xét của Nguyễn Khắc Viện: “Cũng dễ hiểu vì sao cho đến ngày nay tác phẩm ấy vẫn còn là một mẫu mực mà bao nhà thơ, nhà văn đang cố gắng bắt chớc, vì ít có một nhà văn sử dụng một biện pháp lắm màu, lắm vẻ đến thế” [15,192 -193]
Khoá luận tốt nghiệp
Phần kết luận
1.Bớc đầu tìm hiểu “Nghệ thuật sử dụng từ láy trong ca dao xứ Nghệ và trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Cả trong “Truyện Kiều” và ca dao, từ láy đều đợc sử dụng khá nhiều. Cụ thể là: Trong “Truyện Kiều” với 3254 dòng lục bát có 546 từ láy.
Ca dao xứ Nghệ với 7870 dòng lục bát (chính thể) có 850 từ láy, riêng mảng đề tài “ Tình yêu nam nữ” có 352 từ láy trên 3416 dòng thơ.
2. Từ láy có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau ở trong câu (đầu câu, giữa câu, cuối câu) tuỳ theo dụng ý nghệ thuật của tác giả.
3. Trong tác phẩm văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng, từ láy có tác dụng miêu tả hình dáng, âm thanh của sự vật, thể hiện những cung bậc khác nhau, những diễn biến phức tạp của tâm t tình cảm của con ngời.
Ngoài ra từ láy còn góp phần tạo nên tính cân đối, hài hoà cho câu thơ lục bát. 4. Có thể nói từ láy là một trong những công cụ tạo hình đắc lực và hữu hiệu trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt là trong thơ ca. Mỗi tác phẩm là một mảnh đất để trên đó từ láy tỏ rõ sức sống và vẻ đẹp muôn màu của mình . Chính vì thế mà từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại đề có sự hiện diện của từ láy.
Tuy nhiên mỗi tác giả lại có cách vận dụng từ láy theo cách riêng của mình. Bên cạnh việc kế thừa những thành tựu rực rỡ của ca dao, Nguyễn Du cũng đã có những sáng tạo độc đáo của riêng mình khi viết “Truyện Kiều, trong đó có nghệ thuật sử dụng từ láy”.
Chúng tôi dự định ứng dụng kết quả nghiên cứu đã thu đợc từ đề tài: “Nghệ thuật sử dụng từ láy trong ca dao xứ Nghệ và trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du” vào việc giảng dạy môn Ngữ văn tích hợp ở trờng phổ thông.
Đề tài này sẽ cung cấp cho học sinh một phơng pháp tiếp cận tác phẩm văn chơng mới mẻ và thú vị : tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ - văn học . giúp các em thấy đợc vai trò quan trọng của lớp từ láy đối với thơ lục bát nói riêng và cuả văn học nói chung (gợi
Khoá luận tốt nghiệp hình, gợi cảm, tạo âm thanh, nhịp điệu, tính cân đối hài hoà…). Đồng thời qua đó thấy đ- ợc tài năng vận dụng từ láy, một loại từ rất tiếng Việt của Nguyễn Du cũng nh tác giả dân gian.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh, Từ điển tiếng Việt, Nxb Trờng Thi, 1957 2. Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, 1989 3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, 1999 4. Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ ca dao Việt Nam, TCVH, 1991, số 2
5. Ninh Viết Giao, Về ca dao của ngời Việt ở xứ Nghệ, Kho tàng ca dao xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, 1996
Khoá luận tốt nghiệp 6 Nguyễn Văn Hoàn, Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều, TCVH, 1974,số1 7. Nguyễn Văn Khang, Từ điển từ láy tiếng Việt, Nxb GD, 2001
8. Nguyễn Xuân Kính, Thi Pháp ca dao, Nxb ĐHQG HN, 2004 9. Nhiều tác giả, Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, 1994
10. Nguyễn Lộc, Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, TCVH, 1965, số 11. 11. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb KHXH HN , 1985.
12. Lê Trờng Phát, Thi pháp văn học dân gian , Nxb GD, 1997 13. Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, Nxb GD, 2001
14. Nguyễn Khánh Toàn, Vai trò của văn học dân gian trong văn học Việt Nam nói chung và Truyện Kiều nói riêng, TCVH, 1965, số 11.
15. Nguyễn Khắc Viện, Giới thiệu Truyện Kiều, Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Nxb KHXH HN, 1971