Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa vững chắc. Năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, chưa có nhiều vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn. Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả chưa cao. Hàng hóa nông sản chưa có thương hiệu sản phẩm, công tác bảo quản sau thu hoạch kém... Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn lạc hậu, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.
Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt lực lượng lao động chính trong nông nghiệp hiện nay đang dịch chuyển mạnh mẽ sang các ngành nghề khác như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nên việc đẩy mạnh cơ giới hóa cần có các giải pháp có hiệu quả để tháo gỡ những khó khăn hiện tại.
Sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy, chính quyền ở một số địa phương còn chưa quyết liệt. Chính sách của Trung ương còn chậm không sát thực tế trong tình hình phát triển của các địa phương.
Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn, đội ngũ sử dụng máy hầu hết chưa được đào tạo; hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất; các cơ sở dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nông nghiệp còn chưa được hình thành. Vai trò của HTX Nông nghiệp trong dịch vụ cơ giới hóa còn mờ nhạt.
Đặc biệt công tác quản lý cơ sở dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu ngành NN&PTNT còn thiếu và yếu, thông tin về nông nghiệp, cơ cấu sản xuất hiện tại và
dự kiến trong quy hoạch nông nghiệp còn chậm so với sự phát triển chung của thị trường nông sản. Nên việc có thông tin đúng, đủ, tin cậy phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, điều hành sản xuất, quản lý nhà nước trong nông nghiệp còn chưa chính xác và không kịp thời. Dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp chưa phát triển ổn định và bền vững.
Phản ánh, quảng bá các thông tin về các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, hay các loại sản phẩm nông nghiệp có tính truyền thống, đặc sản còn chưa đến được đủ với người dùng trong và ngoài nước.
Kết luận chương 2
Thành phố Hà Nội không chỉ là thủ đô chính trị, văn hóa, thành phố vì hòa bình mà còn nổi tiếng bởi các sản phẩm nông nghiệp truyền thống và nổi tiếng mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Hà Nội là nơi có đủ tiềm năng về kinh tế, con người đáp ứng mọi tiến bộ khoa học của xã hội cụ thể là những tiến bộ trong lĩnh vực NN&PTNT tốt nhất so với cả nước. Việc áp dụng công nghiệp hóa trong nông nghiệp, tin học quản lý trong nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và mang lại nhiều giá trị về tài chính cho nông dân, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho thủ đô. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, việc ứng dụng công nghệ quản lý hệ thông tin địa lý sẽ áp dụng nhiều cho các lĩnh vực trong nông nghiệp và cụ thể là việc quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch, phân loại hệ thống sinh thái học và đa dạng sinh học cây trồng trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ trở thành hiện thực góp phần lớn cho các nhà quản lý, chính sách có thông tin và các phương án quy hoạch sản xuất một cách có hiệu quả cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn thành phố.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU, QUY HOẠCH PHÂN LOẠI HỆ THỐNG SINH THÁI VÀ
ĐA DẠNG SINH HỌC CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI