Giới thiệu khái quát về Huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu, quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh hoạt cây trồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 87)

Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một vùng trọng điểm nằm trong vùng đô thị lõi mở rộng trong quy hoạch

tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch và là đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

a) Đơn vị hành chính

Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; Dân số trên 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%.

b)Các đơn vị hành chính: Thị trấn Đông Anh Bắc Hồng Cổ Loa Dục Tú Đại Mạch Đông Hội Hải Bối Kim Chung Kim Nỗ Liên Hà Mai Lâm Nam Hồng Nguyên Khê Tàm Xá Thụy Lâm Tiên Dương Uy Nỗ Vân Hà Vân Nội Việt Hùng Võng La Xuân Canh Xuân Nộn Vĩnh Ngọc c) Thời tiết, khí hậu

Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh là 250C, hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37,50C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130

Độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 80 - 87%. Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình hàng năm 1600 - 1800 mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa trung bình 300 - 350 mm. Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm ướt. Vào mùa đông, huyện còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc.

Nhìn chung, thời tiết Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu, cây ăn quả. Nhưng các đợt dông, bão của mùa hè và gió mùa đông bắc của mùa đông cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.

d)Địa hình

Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14 m, chỗ thấp nhất là 3,5 m, trung bình là cao 8 m so với mực nước biển.

Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất: Vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung địa hình của Đông Anh là tương đối ổn định, có khả năng xây dựng các công trình lớn.

Mặt khác, yếu tố địa hình bằng phẳng, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều chiếm 13.15%, diện tích đất nông nghiệp trên 54.78% sẽ là điệu kiện thuận lợi cho việc quy hoạch, xây dựng các công trình lớn.

Bảng 3.1: Phân bố sử dụng đất trong toàn huyện Đông Anh

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ chiếm đất (%)

1 Đất nông nghiệp 10.015 54,79

1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.366 0,51

1.2 Đất trồng cây lâu năm 153 0,027

1.3 Đất ao hồ thủy sản 496 9,7 2 Đất chuyên dụng 3.744,15 20,72 2.1 Đất xây dựng 869 4,87 2.2 Đất giao thông 1.163 6,32 2.3 Đất thủy lợi 1.281 6,49 2.4 Đất di tích lịch sử văn hoá 47 0,245 2.5 Đất vật liệu xây dựng 83 0,0043 2.6 Đất an ninh, quốc phòng 94 0,52 2.7 Đất nghĩa địa 156,15 0,87 2.8 Đất chuyên dụng khác 93 0,007 3 Đất ở 2.049 11,34 3.1 Đất ở đô thị 109 0,57 3.2 Đất ở nông thôn 1.940 10,77 4 Đất chưa sử dụng 2.417 13,15 4.1 Sông, hồ, mương 1.559 8,08 4.2 Đất bằng, hoang 314 0,17 4.3 Mặt nước chưa sử dụng 359 0,22 4.4 Đất chưa sử dụng khác 149 0,0042 5 Đất lâm nghiệp 5,17 0,00028 Tổng 18.230,32

Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện năm 2012.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven

sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.

Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212 m2/hộ. Bình quân đất nông nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình dịch vụ trong các thôn xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 364 m2/hộ. Trong huyện còn có khá lớn diện tích được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội. Với diện tích đất sinh hoạt bình quân tương đối rộng, các đường xá được quy hoạch rộng, Đông Anh có nhiều tiềm năng cho phát triển đô thị kiểu mới.

Đặc điểm đất nông - lâm nghiệp có thể chia ra các loại chính như sau:

Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 790,8 ha ở ven đê sông Hồng, sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt.

Đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích 5117,5 ha tập trung ở khu vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc điểm nhóm đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.

Đất phù sa có 355 ha phân bổ ở địa hình trung thuộc các xã Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm,... loại đất này bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.

Đất xám bạc màu, có diện tích 3154,9 ha phân bố ở các xã Nam Hồng, Bắc Hồng, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn,... loại đất này có tầng canh tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, đất chua và nghèo dinh dưỡng.

Đất nâu vàng, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình.

Với những điều kiện phát triển kinh tế mới, xu hướng chung của huyện trong việc sử dụng đất là giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng quỹ đất cho giao thông, công nghiệp và đô thị. Do đó, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu kỹ tình trạng đất đai để có quy hoạch sử dụng hợp lý.

f) Thủy văn, nguồn nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống trên địa bàn Đông Anh là từ các sông và mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung tới 85% tổng lượng mưa trong năm. Vào mùa này thường gây hiện tượng ngập úng cho các xã vùng trũng.

Mưa phùn cũng là nét đặc trưng ở vùng này. Mặc dù không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mưa phùn thường xuất hiện vào mùa xuân, nhất là tháng 2 và 3. Đối với nông nghiệp, mưa phùn thích hợp cho sự phát triển của cây nhưng cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.

Mạng lưới sông, hồ, đầm trong nội huyện: không có sông lớn chảy qua, các sông nằm ở ranh giới phía Nam và phía Bắc huyện.Có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê)

Sông Hồng chạy theo ranh giới huyện từ xã Đại Mạch đến xã Xuân Canh, có chiều dài 16 km là ranh giới giữa Đông Anh với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng với vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và với Đông Anh nói riêng.

Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chảy qua phía Nam của huyện, giáp ranh giữa Đông Anh và Gia Lâm, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5 km từ xã Xuân Canh đến Mai Lâm. Cả hai con sông này là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tạo thành dải đất phù sa được bồi đắp hàng năm khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Nhưng vào mùa mưa, mực nước của hai

con sông rất thất thường, dễ gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, cần chú ý đến tình trạng đê điều.

Sông Cà Lồ chảy dọc theo ranh giới phía Bắc của huyện, đoạn chạy qua huyện dài khoảng 9 km, có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn, cung cấp lượng phù sa không đáng kể, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới cho các xã phía Bắc và phía Đông của huyện.

Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phú) chảy về địa phận Đông Anh qua 10 xã và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê.

Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn, có diện tích 130 ha, mực nước trung bình là 6 m, cao nhất là 8,5 m, thấp nhất là 5 m, đầm này được nối thông với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nước.

Nước ngầm. Ngoài những nguồn nước trên mặt đất, Đông Anh còn có những tầng chứa nước với hàm lượng cao. Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Nước ngầm ở Đông Anh lại luôn được bổ sung, cung cấp từ nguồn nước giàu có của sông Hồng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu, quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh hoạt cây trồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 87)