Thay đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch phát triển kinh tế của Đông

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu, quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh hoạt cây trồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 91 - 97)

Dự vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Anh đã được phê duyệt năm 2013-2020 và tầm nhìn đến 2025 từ phần mềm quản lý CSDL đưa ra được bảng tổng hợp phân bố cây trồng trên địa bàn huyện Đông Anh và sử dụng giá cả vật tư nông nghiệp, hàng hóa năm 2012 tính toán được chi phí sản xuất và thu

nhập nông nghiệp theo kịch bản cơ cấu cây trồng theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giảm 10% diện tích lúa, giảm 5% diện tích ngô, tăng 15% diện tích rau so với tổng diện tích nông nghiệp (9.519ha) kết quả tính toán như sau:

Bảng 3.8: Bảng tính tổng thu nhập thuần túy sau khi thay đổi cơ cấu cây trồng theo kịch bản phát triển kinh tế xã hội huyện phê duyệt năm 2013-2020 và tầm nhìn đến

2025

TT Loại cây Diện tích

Năng

suất lượng Sản Đơn giá Thành tiền

(ha) (tấn/ha) (tấn) (Triệu đồng/ha) (Triệu đồng)

I Cây lương thực 6703.15

1 Lúa 5777.1 5.00 28,886 7.159 41,356 2 Ngô 926.05 4.00 3,704 2.806 2,599

II Cây ăn quả 607

1 Bưởi 64 6.00 384 86.909 5,562

2 Cây ăn quả khác 543 5.00 2,715 30.266 16,435

III

Cây công

nghiệp 450

1 Đậu 231 1.61 372 22.994 5,312

2 Lạc 219 2.17 476 31.654 6,932

IV Cây rau, gia vị 1700.85

1 Rau 1554.85 3.20 4,976 40.726 63,322 2 Gia vị 146 2.00 292 0.657 96

V Cây thuốc 1 2.09 2 15.741 16

VI Cây hoa cảnh 57 9.00 513 28.839 1,644

Tổng cộng: 143,273

Tổng lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh sau khi thay đổi cơ cấu cây trồng là: 143,273 tỷ đồng/năm tăng so với năm 2012 là: 50 tỷ đồng

Kết luận chương 3

Qua quá trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS phục vụ cho việc quản lý cơ sở dữ liệu quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh học và ứng dụng cho khu vực huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, tác giả đã nghiêu cứu và nhận thấy được vai trò của công tác tin học hóa trong quản lý ngành nông nghiệp nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực đang hết sức cần thiết. Nhưng hiện tại mới chỉ có một số ngành như viễn thông, điện lực, thương mại điện tử đã áp dụng tương đối tốt, các ngành còn lại đang tiếp cận và triển khai chưa đồng bộ.

Trong lĩnh vực NN&PTNT được triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện tại và chiến lược tương lai một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương sẽ mang lại một lợi ích to lớn cho người dân và quốc gia. Trước khi các cơ quan quản lý nhà nước đề ra chính sách, chiến lược phát triển cần phải dựa vào cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến ngành một cách liên tục, cập nhật và đáng tin cậy như cơ sở dữ liệu đã xây dựng trong đề tài nghiên cứu này thì tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và kịp thời ra quyết định dựa trên khoa học và thực tiễn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Xây dựng một chính phủ điện tử là cần thiết và chiến lược phát triển kinh tế xã hội ngày nay. Để tiến tới một xã hội hiện đại thì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải mạnh dạn tiếp cận và triển khai các ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành từ sản xuất đến quản lý bộ máy nhà nước mới có thể tiến tới một xã hội phát triển công bằng và minh bạch.

Hà Nội đã và đang triển khai rất nhiều dự án ứng dụng khoa học công nghệ cho các ngành, trong đó có ngành nông nghiệp nhưng vẫn chưa được đồng bộ theo vùng và chưa có tính liên thông với các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cơ sở dữ liệu còn rời rạc và chưa được công bố rộng rãi cho nhân dân và các ngành liên quan nên hiệu quả ứng dụng tin học chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía trung ương: Cần ra chỉ thị, chủ chương, đầu tư ngân sách vào các chương trình mục tiêu ứng dụng tin học trong quản lý theo các ngành và liên ngành.

Cần ban hành tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu của từng ngành và phải tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của quốc gia.

Về phía các tỉnh, thành phố: Cần triển khai quyết liệt các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý theo chủ chương của Chính phủ, giám sát, đánh giá chất lượng các dự án. Đầu tư chi phí vận hành, nâng cấp các chương trình đã và đang hoạt động đạt hiệu quả. Có chế độ đào tạo các cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực học tập thêm về tin học trong quản lý.

Tham quan học tập các mô hình ứng dụng tin học trong quản lý của các nước trên thế giới để áp dụng triển khai những mô hình phù hợp với địa phương mình quản lý.

Về phía các sở ban ngành, cấp quận huyện: Đề xuất cho tỉnh, trung ương các lĩnh vực, chuyên môn cần ứng dụng tin học hóa trong quản lý. Chủ động, sáng tạo và vận hành các ứng dụng khoa học công nghệ, tin học phục vụ công tác quản lý

điều hành chuyên môn và xã hội một cách thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả trong công việc.

Về phía các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân: Tuyên truyền, vận động cho cán bộ, nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp và người dân, tích cực học tập, tự học tập để có thể quản lý, khai thác các tiến bộ khoa học, công nghệ và tin học phục vụ công việc hàng ngày và khai thác thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn. Có ý thức bảo vệ các trang thiết bị, công nghệ, cơ sở dữ liệu của ngành, tỉnh, quốc gia. Cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, những thông tin kịp thời phục vụ công tác bảo vệ, cập nhật cơ sở dữ liệu là tài nguyên của quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sinh lý môi trường thực vật (lưu hành nội bộ). Trường Đại học Thủy lợi, Bộ môn Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên

2. Phản ứng của cây trồng với môi trường (lưu hành nội bộ). Trường Đại học Thủy lợi, Bộ môn Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên

3. Võ Tử Can (2001): Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Trung tâm quy hoạch sử dụng đất

4. Võ Quang Minh (1998): Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý. Khoa Nông nghiệp. Đại học Cần thơ

5. Võ Quang Minh (1998). Giáo trình Viễn thám đại cương. Khoa Nông nghiệp. Đại học Cần thơ.

6. Lê Văn Khoa (2004): Sinh thái và môi trường đất. NXBGD Hà Nội

7. ThS. Phạm Thị Hoàng Nhung: Bài giảng cơ sở dữ liệu, Trường Đại học Thuỷ Lợi.

8. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Đình Hòe, và CTV (1997): Viễn Thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. NXB Khoa Học và kỹ thuật

9. Nguyễn Thanh Thủy (2006): Kĩ thuật lập trình C++. NXB Khoa học và Kĩ Thuật 10. Đỗ Đức Viêm (1997): Quy hoạch và phát triển các điểm dân cư nông thôn.

NXB xây dựng

11. Đỗ Đức Viêm (1997): Quy hoạch và phát triển các điểm dân cư nông thôn.

NXB xây dựng

12. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân (2010): Quản lý dự án đầu tư xây dựng nâng cao. Bài giảng Cao học trường Đại học Thuỷ lợi

13. Cổng thông tin điện tử Sở NN&PTNT thành phố hà nội:

http://sonnptnt.hanoi.gov.vn

14. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Đông Anh: www.donganh.hanoi.gov.vn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu, quy hoạch phân loại hệ sinh thái và đa dạng sinh hoạt cây trồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 91 - 97)