Lĩnhvực Giáo dục Đạo đức Công dân

Một phần của tài liệu ĐỀ án đổi mới CHƯƠNG TRÌNH SGK (Trang 44 - 45)

IV. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC 1 Lĩnh vực giáo dục

3. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.3. Lĩnhvực Giáo dục Đạo đức Công dân

a) Ở cấp tiểu học có môn học Giáo dục lối sống, lên cấp trung học cơ sở gọi là Giáo dục công dân, lên cấp trung học phổ thông gọi là Công dân với Tổ quốc.

Các môn học lĩnh vực Giáo dục đạo đức - công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục hệ thống các giá trị đạo đức - công dân, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất, năng lực cần thiết của người công dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

b) Mục tiêu chủ yếu của các môn học lĩnh vực Giáo dục Đạo đức - Công dân là tập trung hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực: tự quản lý, làm chủ bản thân; giao tiếp, hợp tác; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật.

c) Phạm vi nội dung của các môn học bao gồm các mạch kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về kinh doanh và quốc phòng - an ninh (gồm những hiểu biết ban đầu về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam, về phòng thủ quân sự, kỹ năng quân sự và nghĩa vụ quân sự).

Các mạch nội dung trên được cấu trúc xoay quanh các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với gia đình và nhà trường, với công việc, với cộng đồng, đất nước và nhân loại, với môi trường tự nhiên; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các

giá trị truyền thống và hiện đại, xoay quanh các trục giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng dân tộc và giá trị toàn cầu; được xuyên suốt, mở rộng và nâng cao dần cho cả 3 cấp học: ở cấp Tiểu học, nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống; ở cấp Trung học cơ sở, nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống, kinh doanh; ở cấp Trung học phổ thông, nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống, kinh doanh, giáo dục ý thức trách nhiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với việc tích hợp trong nội bộ từng môn học Giáo dục lối sống, Giáo dục công dân, Công dân với Tổ quốc, cần chú trọng tích hợp nội dung giáo dục đạo đức - công dân trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các môn học khác vốn có ưu thế cho học sinh trải nghiệm, thực hành các hành vi đạo đức, pháp luật và bồi dưỡng tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật như: Tiếng Việt, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội (cấp tiểu học); Ngữ văn, Khoa học Xã hội, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông).

d) Các phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lý tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật trong cuộc sống hàng ngày; đóng vai; dự án và giải quyết vấn đề.

đ) Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực đạo đức - công dân thông qua thái độ, hành vi nhận thức, ứng xử các tình huống thực tiễn của đời sống.

Một phần của tài liệu ĐỀ án đổi mới CHƯƠNG TRÌNH SGK (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w