Lĩnhvực giáo dục Nghệ thuật

Một phần của tài liệu ĐỀ án đổi mới CHƯƠNG TRÌNH SGK (Trang 46 - 47)

IV. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC 1 Lĩnh vực giáo dục

3. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.5. Lĩnhvực giáo dục Nghệ thuật

a) Mỹ thuật

- Mỹ thuật là môn học TC2 ở các lớp cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, là môn học TC3 ở các lớp cấp trung học phổ thông.

- Môn Mỹ thuật góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung và hình thành các năng lực chuyên biệt (năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực thực hành, sáng tạo mỹ thuật); hình thành, rèn luyện kỹ năng thực hành mỹ thuật.

- Nội dung chủ yếu môn Mỹ thuật: Kiến thức cơ bản về mỹ thuật, thưởng thức mỹ thuật. Mạch nội dung chủ yếu: tạo hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều...

- Phương pháp dạy học chủ yếu: trực quan và thực hành sáng tạo. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu thông qua trải nghiệm, sáng tạo; các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm; đa dạng hoá không gian học tập (trong và ngoài lớp học).

- Hình thức, phương pháp chủ yếu kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Đánh giá năng lực cảm thụ thẩm mỹ thông qua các dự án học tập; đánh giá năng lực thực hành, sáng tạo mỹ thuật thông qua cách biểu đạt ngôn ngữ nghệ thật mang dấu ấn cá nhân của học sinh qua các bài tập; đánh giá thái độ hoạt động nghệ thuật qua các hoạt động tập thể, cộng đồng.

b) Âm nhạc

- Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ, là môn học TC2 ở các lớp cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, là môn học TC3 ở các lớp cấp trung học phổ thông.

- Âm nhạc góp phần phát triển các năng lực chung (tự học, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ) và các năng lực chuyên biệt (cảm thụ, hiểu biết và thực hành âm nhạc).

- Nội dung chủ yếu của môn âm nhạc được tổ chức theo 3 mạch chính: học hát, kiến thức âm nhạc phổ thông, nhạc cụ. - Phương pháp dạy học môn Âm nhạc kế thừa phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy âm nhạc tiên tiến, sử dụng hợp lí nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn và công nghệ thông tin; vận dụng 3 phương pháp dạy học âm nhạc đặc trưng: thực hành, luyện tập và trình diễn.

- Hình thức, phương pháp chủ yếu đánh giá kết quả học tập là dựa trên cơ sở thực hành âm nhạc (hát, đọc nhạc, nghe nhạc...); khi kiểm tra thực hành âm nhạc có thể theo nhóm hoặc theo cá nhân.

Một phần của tài liệu ĐỀ án đổi mới CHƯƠNG TRÌNH SGK (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w