KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1 Nguyên tắc xây dựng dự toán

Một phần của tài liệu ĐỀ án đổi mới CHƯƠNG TRÌNH SGK (Trang 31 - 33)

1. Nguyên tắc xây dựng dự toán

a) Thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa. Các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa hoặc một số cuốn sách giáo khoa; đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tất cả sách giáo khoa phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định.

b) Sau khi bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn được Hội đồng quốc gia thẩm định đủ điều kiện sử dụng sẽ tổ chức bán đấu giá bản quyền cho các nhà xuất bản để phát hành bộ sách giáo khoa này, kinh phí thu được từ bán bản quyền nộp ngân sách nhà nước.

b) Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa mới nhằm giảm giá thành sách giáo khoa.

c) Kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đổi mới đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa được bố trí ở các đề án khác theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29.

2. Nội dung dự toán

a) Tập huấn, bồi dưỡng lực lượng biên soạn, thẩm định chương trình và sách giáo khoa (bao gồm cả lực lượng biên soạn sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân đăng ký biên soạn sách giáo khoa);

b) Xây dựng, thẩm định chương trình;

c) Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới; d) Thẩm định sách giáo khoa;

đ) Nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện;

e) Đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình; g) Biên soạn một bộ sách giáo khoa;

h) Biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán cấp tỉnh về quy trình, kỹ thuật tập huấn qua Internet.

3. Dự toán kinh phí

3.1. Kinh phí từ ngân sách trung ương thực hiện các nhiệm vụ:

a) Tập huấn cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa (bao gồm cả lực lượng biên soạn sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân đăng ký biên soạn sách giáo khoa): 13,1 tỷ đồng.

b) Xây dựng, thẩm định chương trình: 55,2 tỷ đồng.

c) Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới: 6,1 tỷ đồng.

d) Thẩm định sách giáo khoa (dự kiến 04 bộ): 46,3 tỷ đồng.

đ) Nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện: 10 tỷ đồng.

e) Đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình: 7,7 tỷ đồng g) Biên soạn một bộ sách giáo khoa: 321,6 tỷ đồng, bao gồm:

- Biên soạn bộ đề cương sách giáo khoa (tổ chức trại viết, thù lao tác giả, thực nghiệm, trưng cầu ý kiến, thẩm định; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, phê duyệt): 34 tỷ đồng.

- Biên soạn 1 bộ sách giáo khoa (tổ chức trại viết, thù lao tác giả, thực nghiệm, trưng cầu ý kiến, thẩm định; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, biên tập, thẩm định, phê duyệt): 287,6 tỷ đồng.

h) Biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán cấp tỉnh về quy trình, kỹ thuật tập huấn qua Internet: 2,0 tỷ đồng

3.2. Nguồn tài chính từ các cá nhân và tổ chức khác để thực hiện các nội dung sau:

a) Biên soạn các sách giáo khoa khác (ngoài bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn).

b) Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cơ sở giáo dục phổ thông về sách giáo khoa do cá nhân, tổ chức biên soạn và được phát hành.

Một phần của tài liệu ĐỀ án đổi mới CHƯƠNG TRÌNH SGK (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w