Đặcđiểm hình thái khác biệt của các loài trong giống

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc điểm sinh dưỡng của 2 giống tre bambusa và dendrocalamus ở việt nam và so sánh sự khác nhau giữa chúng với sự hỗ trợ của công cụ xper2 (Trang 75 - 80)

Từ những đặc tính hình thái đã quan sát được, phần mềm Xper2 đã cho thấy sự khác biệt của các loài trong giống Bambusa.

Những đặc tính được ưu tiên khi so sánh các loài trong giống Bambusa thể hiện ở bảng 3.3. Các kết quả chi tiết hơn được trình bày trong phần phụ lục 4.

Bảng 3.3: Bảng xuất ra từ Xper2 phân biệt các loài trong giống Bambusa theo phương pháp Xper, Sokal & Michener và Jaccard.

STT

Đặc tính XPER Michener Sokal & Jaccard

1 Độ dày vách lóng 577/1128 (0.51) 1017/1128 (0.9) 1017/1128 (0.9) 2 Sự sắp xếp các cành 310/1225 (0.25) 1046/1225 (0.85) 1046/1225 (0.85) 3

Chiều dài của lóng thứ 6 186/1225 (0.15) 1003/1225 (0.82) 1003/1225 (0.82) 4 Màu sắc không đồng nhất của

thân 16/21 (0.76) 17/21 (0.81) 17/21 (0.81) 5

Các h s tương ng vi tng phương pháp được tính theo công thc

 Phương pháp Xper: là phương pháp dựa trên từng đặc tính để so sánh với nhau + Nếu 2 đặc tính có thể phân biệt -> gán giá trị là 1

+ Nếu không có đặc tính nào giúp phân biệt -> gán giá trị 0

 Phương pháp Sokal và Michener: dựa trên những cặp giống nhau / tổng số đặc tính

số đặc tính chung / số đặc tính cả 2 đều có thể có

 Phương pháp Jaccard:

1- [(số lượng đặc tính cả 2 taxon đều có thể có + số lượng đăc tính cả 2 không có) / tổng đặc tính]

 Khi hệ số càng cao thì khà năng phân biệt của đặc tính càng lớn.

 Theo kết quả Xper2 thì những đặc tính ưu tiên được xem xét để giúp phân biệt các loài trong giống Bambusa là: độ dày vách lóng, sự sắp xếp cành, chiều dài lóng, màu sắc không đồng nhất của thân và màu mo thân. Kết quả này cũng phù hợp vì các đặc tính trên đều rất đặc trưng khi quan sát sự khác biệt các loài trong giống

Bambusa ngoài thực tế.

Độ dày vách lóng được xem là đặc điểm quan trọng khi quan sát sự khác biệt các loài trong giống Bambusa. Các loài tre tre gai phần lớn có vách dày, trong khi các loài tre không gai thường có vách mỏng, thậm chí các loài trúc có vách rất mỏng. Các hình ảnh minh họa một số đặc tính nổi bật phân biệt các loài trong giống

Hình 3.35: Tre ngà ở Thái Nguyên (Bambusa sp.) và Trúc đá ở Bình Phước (Bambusa sp.)

Hình 3.36: Sự sắp xếp cành của Đằng ngà ở Quảng Ngãi (Bambusa stenostachyum), Trúc thường ở Bình Dương (Bambusa textilis) và Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana).

Hình 3.37: Chiều dài lóng của Chàng phài ở Hà Tĩnh (Bambusa nana) và Tre xiêm ở Cà Mau (Bambusa rutila).

Hình 3.38: Màu sắc không đồng nhất của thân của Tre xiêm ở Cà Mau (Bambusa rutila) và Vàng sọc ở Phú Thọ (Bambusa vulgaris var. vittata)

Hình 3.39: Màu sắc mo của Hóp sào ở Phú Thọ (Bambusa sp.), Tre gai ở Sóc trăng (Bambusa sp.) và Tre gai Vũng Tàu (Bambusa sp.)

 Nhn xét v các loài Bambusa có gai

Từ những đặc tính hình thái đã quan sát được, phần mềm Xper2 đã cho thấy sự khác biệt của các loài trong giống Bambusa có gai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những đặc tính được ưu tiên khi so sánh các loài Bambusa có gai thể hiện ở bảng 3.4. Các kết quả chi tiết hơn được trình bày trong phần phụ lục 5.

STT

Đặc tính XPER Michener Sokal & Jaccard

1 Độ dày vách lóng 40/190 (0.21) 160/190 (0.84) 160/190 (0.84) 2 Chiều dài của lóng thứ 6 22/231

(0.1) 187/231 (0.81) 187/231 (0.81) 3

Yếu tố có màu quanh vòng mắt 150/231 (0.65) 183/231 (0.79) 183/231 (0.79) 4

Hình dạng tai của mo thân 177/231 (0.77) 179/231 (0.77) 179/231 (0.77) 5

Trang trí của thìa lìa mo thân 171/231 (0.74) 171/231 (0.74) 171/231 (0.74)

 Một số các đặc tính ưu tiên khi so sánh các loài Bambusa có gai với nhau là độ dày vách lóng, chiều dài lóng, yếu tố có màu quanh vòng mắt, hình dạng tai mo thân và trang trí thìa lìa.

 Nhn xét v các loài Bambusa không gai

Từ những đặc tính hình thái đã quan sát được, phần mềm Xper2 đã cho thấy sự khác biệt của các loài trong giống Bambusa không gai.

Những đặc tính được ưu tiên khi so sánh các loài Bambusa không gai thể hiện ở bảng 3.5. Các kết quả chi tiết hơn được trình bày trong phần phụ lục 6.

Bảng 3.5: Bảng xuất ra từ Xper2 phân biệt các loài trong giống Bambusa không gai theo phương pháp Xper, Sokal & Michener và phương pháp Jaccard.

Đặc tính XPER Sokal &

28. Độ dày vách lóng 222/378 (0.59) 328/378 (0.87) 328/378 (0.87) 49. Hình dạng của lá mo thân 70/378 (0.19) 325/378 (0.86) 325/378 (0.86) 69. Số lượng cành ở mỗi mắt 70/378 (0.19) 322/378 (0.85) 322/378 (0.85) 70. Sự sắp xếp các cành 109/378 (0.29) 316/378 (0.84) 316/378 (0.84) 24. Chiều dài của lóng 71/378 (0.19) 313/378 (0.83) 313/378 (0.83)

 Một số các đặc tính ưu tiên khi so sánh các loài Bambusa không gai với nhau là độ dày vách lóng, hình dạng lá mo thân, số lượng cành ở mỗi mắt, sự sắp xếp cành và chiều dài lóng.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc điểm sinh dưỡng của 2 giống tre bambusa và dendrocalamus ở việt nam và so sánh sự khác nhau giữa chúng với sự hỗ trợ của công cụ xper2 (Trang 75 - 80)