Xã Thanh Chăn có địa hình đa dạng được chia thành hai vùng chủ yếu là cùng núi cao và vùng đồng bằng.
Địa hình chia thành hai vùng cơ bản: Vùng đồng bằng với diện tích rộng có thể trồng lúa nước hai vụ và thâm canh vụ ba; vùng núi phía Tây có điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, song vùng này có độ dốc khá lớn nên rễ bị xói mòn, rửa trôi đất. Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để xã Thanh Chăn phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên hàng hóa của xã Thanh Chăn sản xuất ra chủ yếu là tại các hộ gia đình. Quy mô tổ hợp tác hoặc các HTX chưa được phát triển mạnh. Việc tiếp cận thị trường và tạo nên thương hiệu để cạnh tranh còn thiếu và yếu. Các mặt hàng nông sản được làm ra chủ yếu được các tư thương thu mua và ép giá nên giá trị thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn định.
3.1.1.3 Khí hậu
- Xã nằm trong vùng nhiệt độ trung bình năm là 26,80C (nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,40C, trung bình thấp nhất đạt 17,90C).
- Lượng mưa trung bình năm 1.583,1 mm; lượng mưa thường tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, (chiếm khoảng 70-80% tổng lượng mưa của cả năm),
- Độ ẩm không khí trung bình là 83 %. - Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý:
+ Sương muối và sương mù: thường từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Mùa đông thường có sương muối, băng giá có hại cho sức khỏe con người và gia súc. Sương mù thường xuất hiện từ 17h chiều đến 9h sáng hôm sau. Trung bình năm có từ 95 đến 100 ngày có sương mù, mật độ sương dày, hạn chế tầm nhìn và số giờ nắng làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.
+ Giông thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm.
Đặc điểm khí hậu thuận lợi cho việc chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp lúa nước. Song diễn biến phức tạp của thời tiết khiến người dân luôn phải chú ý theo dõi sự thay đổi khí hậu để có những biện pháp phòng tránh kịp thời, lựa chọn giống cây trồng phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Cho đến nay chưa có tài liệu xác định trên địa bàn xã có nguồn khoáng sản. Tài nguyên rừng chủ yếu là rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên khoảng 1178 ha (2012).
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Qua 3 năm 2011-2013, tổng diện tích đất tự nhiên không thay đổi là 2229,68 ha. Nhìn bảng 3.1 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm chỉ trọng cao (>72%) và có sự thay đổi, tuy nhiên thay đổi không đáng kể, chủ yếu là do tăng diện tích nuôi trồng thủy sản và đất sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên: 2.229,68 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 1649,32 ha (đất trồng lúa nước là chủ yếu), đất lâm nghiệp chiếm 1178 ha, toàn bộ là rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và đất chưa sử dụng là 368,81 ha, chiếm 16,54%, chủ yếu là đất đồi núi. Đất chưa sử dụng của xã giảm với tốc độ bình quân 3,39%. Diện tích đất chưa sử dụng giảm chủ yếu là do tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn khoảng 368,81 ha. Vì vậy xã cần có biện pháp sử dụng đất hợp lý, khai thác hết hiệu quả sử dụng đất, đồng thời chú ý tới việc bảo vệ môi trường.
Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để xã Thanh Chăn phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên hàng hóa của xã Thanh Chăn sản xuất ra chủ yếu là tại các hộ gia đình, quy mô tổ hợp tác hoặc các HTX chưa được phát triển mạnh, việc tiếp cận thị trường và tạo nên thương hiệu để cạnh tranh còn thiếu và yếu. Các mặt hàng nông sản được làm ra chủ yếu được các tư thương thu mua và ép giá nên giá trị thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn định. Diện tích đất chưa sử dụng còn cao, gây lãng phí nguồn lực.
Bảng 3.1: Tình hình đất đai xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2013
Diễn giải
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)
BQ DT (ha) Cơ cấu
(%) DT (ha)
Cơ cấu
(%) DT (ha)
Cơ cấu
(%) 12 -11 13 - 12
I. Tổng diện tích đất tự nhiên 2229,68 100 2229,68 100 2229,68 100 100 100 100
1. Đất nông nghiệp 1623,05 72,8 1649,35 74 1649,35 74 101,6 100 100,8
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 437,28 26,9 460 27,9 460 27,9 105,2 100 102,6
1.2 Đất lâm nghiệp 1178 72,6 1178 71,4 1178 71,4 100 100 100
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 7,77 0,5 11,35 0,7 11,35 0,7 146,1 100 123,1
2. Đất phi nông nghiệp 211,52 9,5 211,52 9,5 211,52 9,5 100 100 100
2.1 Đất ở 37,3 17,6 37,3 17,6 37,3 17,6 100 100 100
2.2 Đất chuyên dùng 32,63 15,4 32,63 15,4 32,63 15,4 100 100 100
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,13 2,9 6,13 2,9 6,13 2,9 100 100 100
2.4 Đất phi nông nghiệp khác 135,46 64,0 135,46 64,0 135,46 64,0 100 100 100
3. Đất chưa sử dụng 395,11 17,7 368,81 16,5 368,81 16,5 93,3 100 96,6
II. Một số chỉ tiêu bình quân
1. Đất NN/hộ (ha/hộ) 1,40 1,39 1,35 99,3 97,1 98,2
2. Đất NN/khẩu (ha/người) 0,34 0,34 0,319 100 93,8 96,9
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Toàn xã Thanh Chăn có 5171 người (2013) tăng 6,46% so với năm 2012 (4857 người), tương đương 1220 hộ, mức tăng bình quân qua 3 năm là 4,5%. Dân số tăng không đáng kể, theo đó tỷ lệ nữ tăng khoảng 8,66% và nam tăng khoảng 4,51 % so với năm 2011. Tỷ lệ giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều, không có sự mất cân bằng giới tính. Về dân tộc có 2 dân tộc chính: trong cả 3 năm 2011-2013, dân tộc Thái chiếm > 52% và dân tộc Kinh chiếm > 38%, còn lại là dân tộc Tày và Nùng.
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao (>60% trong cả 3 năm) tuy nhiên có xu hướng giảm dần, tỷ lệ giảm bình quân là 2,25%. Như vậy, với nguồn lao động dồi dào, thành phần dân tộc khá đa dạng, tỷ lệ nam và nữ khá cân bằng là điều kiện thuận lợi cho phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội song đòi hỏi xã phải có những chính sách thích hợp để sử dụng hợp lý nguồn lao động, dung hòa được lợi ích giữa các dân tộc trên địa bàn.
Bảng 3.2: Tình hình dân số, dân tộc xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
So sánh (%)
BQ
2011 2012 2013
Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 12/11 13/12
1. Tổng dân số Người 4735 100 4857 100 5171 100 102,58 106,46 104,5
2. Số hộ Hộ 1154 - 1179 - 1220 - 102,17 103,48 102,82
3. Số người/hộ Khẩu 4,1 - 4,12 - 4,24 - 100,49 102,91 101,7
4. Phân theo giới tính 100 100 100
- Nam Người 2485 52,5 2571 53,0 2687 52,0 103,46 104,51 103,98 - Nữ Người 2250 47,5 2286 47,0 2484 48,0 101,6 108,66 105,07 5. Phân theo thành phần dân tộc 100 100 100 Thái Người 2557 54,0 2613 53,8 2721 52,6 102,19 104,13 103,16 Kinh Người 1853 39,1 1887 38,9 2001 38,7 101,83 106,04 103,91 Khác Người 325 6,9 357 7,3 449 8,4 109,85 125,77 117,54
6. Dân số trong độ
tuổi lao động Người 2982 63,0 2998 61,7 3112 60,2 100,54 103,80 102,16
Bảng 3.3: Tình hình lao động xã Thanh Chăn 2013
Phân loại Số lượng
(người) Cơ cấu (%) I. Theo nghành
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 2882 92,61
2. Thương mại và dịch vụ 230 7,39
II. Theo trình độ văn hóa
1. Tiểu học 840 26,99
2. Trung học cơ sở 1350 43,38
3. Trung học phổ thông 922 29,63
III. Theo tỷ lệ đào tạo chuyên môn
1. Sơ cấp 288 9,25
2. Trung cấp 250 8,03
3. Cao đẳng, Đại học 64 2,06
Nguồn: Ban thống kê xã thanh Chăn, 2013
Bảng 3.3 cho thấy chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở xã. Lao động nông nghiệp là 2882 người tương ứng 92,61% số người trong độ tuổi lao động, trong khi đó lao động có chuyên môn nông nghiệp từ sơ cấp đến trung cấp mới chiếm 18,67% trong tổng số lao động nông nghiệp. Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2,06% số người trong độ tuổi lao động tương ứng 64 người. Đây là điểm yếu của xã Thanh Chăn, kìm hãm sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình, dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Bảng 3.4: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) BQ (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12
I. Giao thông
1. Đường trục xã Km 7,5 7,5 7,5 100 100 100
2. Đường thôn, bản Km 12,14 12,14 12,14 100 100 100
3. Trục đường chính nội đồng Km 19,2 19,2 19,2 100 100 100
4. Số cống qua đường Cái 82 85 90 103,66 105,89 104,77
5. Cầu qua mương, qua suối Cái 13 14 17 107,7 121,43 114,36
II. Thủy lợi
1. Hồ chứa Cái 1 1 1 100 100 100
2. Đập Cái 1 2 2 100 100 100
3. Kênh mương Km 43,7 43,7 43,7 100 100 100
4. Cống chia nước nội đồng Cái 45 45 45 100 100 100
III. Hệ thống điện
1. Trạm biến áp Cái 5 5 5 100 100 100
2. Số hộ dùng điện % 100 100 100 100 100 100
IV. Bưu điện
1. Số điểm bưu điện văn hóa xã Cái 1 1 1 100 100 100
V. Công trình phúc lợi
1. Trường mầm non Cái 4 4 4 100 100 100
2. Trường tiểu học Cái 1 1 1 100 100 100
3. Trường THCS Cái 1 1 1 100 100 100
4. Trường THPT Cái 1 1 1 100 100 100
5. Trạm y tế Cái 1 1 1 100 100 100
6. Trạm phát thanh Cái 1 1 1 100 100 100
7. Cấp nước sinh hoạt
- Số công trình cấp nước sinh hoạt Cái 2 2 2 100 100 100
- Số hộ dân sử dụng % 100 100 100 100 100 100
a. Cấp nước sinh hoạt
Hiện toàn xã có 2 công trình cấp nước sinh hoạt suối Huổi Cưởm và công trình cấp nước suối Huổi Bẻ đã bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2011 phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong xã.
b. Trường học, cơ sở vật chất văn hoá, thông tin và thể thao:
Hiện tại, xã có 1 nhà trung tâm học tập cộng đồng xã (hoàn thành năm 2011), 1 sân vận động (mới nâng cấp năm 2012), 1 nhà thi đấu đa năng, 1 nhà văn hóa xã đang được sử dụng có hiệu quả tích cực. góp phần nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của người dân địa phương.
Về trường học, xã gồm 4 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS. Tuy nhiên số lượng lớp học đạt chuẩn còn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của thầy cô và trò.
Theo thống kê 2013, toàn xã còn 94 hộ nghèo = 7,7%; 133 hộ cận nghèo = 10,9% tổng số hộ trên địa bàn xã. 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có phương tiện nghe nhìn. Hiện nay trên địa bàn xã không còn nhà tạm bợ, dột nát.
c. Bưu điện và chợ
- Xã chưa có chợ trung tâm xã, chủ yếu là chợ tạm do dân tự phát, chưa có sự quy hoạch.
- Toàn xã có 1 điểm bưu điện phục vụ cho nhu cầu của toàn xã.
d. Hiện trạng về y tế
Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy, số cơ sở khám chữa bệnh còn quá ít so với số dân toàn xã là 5171 người (2013), số giường bệnh chỉ có 5 giường và không có sự thay đổi qua các năm. Bên cạnh đó, số cán bộ nghành y phục vụ tại phòng khám, trạm y tế xã là 7 người năm 2012 và giảm xuống còn 5 người (2013). Với số trang thiết bị và số cán bộ ít như vậy rất khó đáp ứng hết nhu cầu người dân trong xã, nhất là khi có dịch bệnh bùng phát.
Bảng 3.5: Hiện trạng y tế xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2013
Nội dung ĐVT Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) BQ (%) 12/11 13/12
1. Số cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở 1 1 1 100 100 100
Phòng khám, trạm y tế xã Cơ sở 1 1 1 100 100 100
2. Số giường bệnh Giường 5 5 5 100 100 100
Phòng khám, trạm y tế xã Giường 5 5 5 100 100 100
3. Số cán bộ nghành y Người 7 7 5 100 71,43 84,52
Y sỹ Người 4 4 3 100 75 86,6
Y tá kỹ thuật viên Người 2 2 1 100 50 70,71
Hộ sinh Người 1 1 1 100 100 100
Nguồn: Ban thống kê xã thanh Chăn, 2013 3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế
Theo thống kê năm 2013:
- Diện tích chuyên dùng cấy lúa nước cả năm đạt 540 ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha.
- Tổng sản lượng cây lương thực có hạt cả năm ước đạt 3.800 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 733,1 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng trên người/năm.
- Tổng số đàn trâu, bò: 978 con; đàn lợn: 4.833 con; đàn gia cầm: 37.852 con. Chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm. Các loại đại gia súc, chủ yếu là trâu thì chỉ chăn nuôi để phục vụ sản xuất (một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình trang trại thì phải lên tận các vùng núi cao để chăn nuôi).
Nguồn thu chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa nước, cây lương thực như đậu, ngô, khoai... Nguồn thu khác chủ yếu là từ công lao động của người dân trong thời gian nông nhàn đi lao động tại các công trình xây dựng ( giá công lao động hiện tại trung bình là 100.000đ/ ngày công ).
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chương trình nông thôn mới được triển khai rộng rãi, được sự hướng ứng tích cực từ cộng đồng người dân. Sau 3 năm thực hiện đã đạt được những thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Trên thực tế Thanh Chăn là 1 trong 11 xã điểm được chọn thí điểm thực hiện chương trình nông thôn mới. Hơn nữa xã Thanh Chăn có điều kiện phát triển thấp hơn so với 10 xã còn lại về mọi mặt: điều kiện kinh tế kém phát triển, trình độ nhận thức của người dân chưa cao, an ninh trật tự phức tạp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá khách quan về quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã tôi tiến hành chọn xã Thanh Chăn làm điểm nghiên cứu.
3.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Trên thực tế Thanh chăn có 17 đội. Tất cả các đội đều được triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới một cách toàn diện, đồng bộ. Tuy nhiên tôi tiến hành lựa chọn 2 đội, đội 1 và đội 11 để tiến hành điều tra do các lý do sau:
- Các đội có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau. Đội 11 do nằm ở trung tâm xã, có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng nên quá trình giao lưu buôn bán, dịch vụ được diễn ra một cách sôi động hơn. Đội 1 thuộc khu vực xa trung tâm xã, địa hình đất đai manh mún hơn do gần suối, đồi, tập quán canh tác lạc hậu hơn nên đời sống người dân còn khó khăn hơn.
- Thành phần dân cư khác nhau: Đội 1 tập trung 100% là người dân tộc thái, tập quán cach tác còn thủ công, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục, thủ tục lạc hậu. Đội 11 là khu vực tập trung 100% là người kinh, trình độ dân chí cao, ham học hỏi, tiếp thu nhanh khoa học – kỹ thuật tiến bộ. Sự khác