Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010 (Trang 90 - 106)

3.2.1. Những hạn chế

Trong những năm qua bên cạnh những thành tích to lớn đã đạt được, giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế.

- Trẻ em vùng sâu xa thường đi hoc muộn (không đúng độ tuổi) và vẫn còn bỏ học giữa chừng, việc huy động đi học rất khó khăn

- Chất lượng văn hóa vùng cao, vùng sâu còn chênh lệch so với vùng phát triển

- Phương pháp dạy học của 1 số giáo viên còn chưa đổi mới, một số cán bộ quản lí giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu “đổi mới quản lí” để “quản lí sự thay đổi” nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Việc đăng kí và thực hiện nội dung “một đổi mới” còn mang tính hình thức, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm và chưa thật sự hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được tăng cường nhưng số trường đông, địa bàn rộng, yêu cầu lớn nên nhiều trường cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa. Còn nhiều trường lớp tranh tre nứa lá, bàn ghế, thiết bị cũng chưa thật đầy đủ.

- Chất lượng Giáo dục và đào tạo có chuyển biến nhưng chưa vững chắc và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế

- Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lí giáo dục các cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục; một số cán bộ quản lí giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu “đổi mới quản lí” để “quản lí sự thay đổi” nhà trường trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là năng lực của một số cán bộ quản lí các trường chuyên biệt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh.

- Chất lượng, năng lực đội ngũ giáo viên chưa tương xứng với tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo. Thiếu đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình chuyên và bội dưỡng học sinh giỏi tham dự các kì thi quốc gia.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố còn nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp.

- Một bộ phận học sinh còn thiếu tự giác trong học tâp và rèn luyện, chưa thực sự trung thực khi làm bài thi, bài kiểm tra, chưa xác định đúng đắn mục đích, động cơ học tập để có kiến thức thực chất.

3.3. Đặc điểm của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 – 2010 giai đoạn 1986 – 2010

Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, xây dựng và bố trí khoa học, đáp ứng được nhu cầu học tập học tập ngày càng tăng của con em nhân dân trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển mạnh mẽ về số lượng và toàn diện ở các mặt giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn của đội ngũ học sinh giỏi. Góp phần thay đổi bộ mặt xã hội, giảm bớt dần sự cách biệt giữa vùng sâu, vùng xa với thành thị, lao động chân tay và lao động trí óc.

Công tác dạy nghề được coi như một nguyên tắc để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ phổ thông hoàn chỉnh phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kì đổi mới của tỉnh, của đất nước. Thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng. đào tạo lại cập chuẩn và trên chuẩn đáp ứng được quá trình quản lí và dạy – học đặt ra.

3.4. Những bài học kinh nghiệm

Giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang giai đoạn 1986-2010, trong quá trình củng cố, phát triển đã để lại cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng những bài học kinh nghiệm quý giá.

Thứ nhất: Phải đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.

Thứ hai: Phát huy sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, của các đoàn thể, các lực lượng xã hội và của toàn dân tham gia vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục.

Thứ ba: Ngành giáo dục và đào tạo phải luôn luôn năng động, sáng tạo, tham mưu tích cực cho các cấp ủy Đảng và chính quyền, là lực lượng chính để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Thứ tư: Chỉ đạo, điều hành kiên quyết, triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và của tỉnh, bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, có ý thức tìm tòi, phát hiện và nhân rộng điển hình tập thể và cá nhân, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vướng mắc, phát sinh, thực hiện kỉ luật kịp thời, nghiêm minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại tập thể cá nhân theo các tiêu chí định lượng; chú trọng công tác thi đua khen thưởng kịp thời tạo động lực thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo.

Thứ sáu: Quán triệt và tích cực thực hiện “Đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Tại mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cán bộ quản lí giáo dục, mỗi thầy cô giáo thực hiện bằng được một đổi mới thực sự có hiệu quả trong quản lí giáo dục và đào tạo, trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và trong kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng.

Tiểu kết chƣơng 3

Kể từ khi bước vào thời kì đổi mới (1986) đến 2010, giáo dục phổ thông Tuyên Quang nói chung và giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang nói riêng, trải qua một thời kì có nhiều biến động, thử thách do tình hình quốc tế, trong nước đặt ra. Song giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách và không ngừng phát triển đạt được những thành tích to lớn, đáng khích lệ.

Quy mô giáo dục trung học phổ thông luôn được mở rộng và từng bước ổn định. Mạng lưới trường lớp quy hoạch và phân bố hợp lí theo điều kiện địa lí và dân cư, được phủ kín tất cả các vùng miền trong tỉnh, xây dựng các lớp học đến tận thôn bản, không để tình trạng có trò mà không có lớp và không có người dạy. Đa dạng các loại hình trường lớp như bán công, dân nuôi, hệ B, đáp ứng nhu cầu tối đa học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Số trường lớp, học sinh tăng nhanh, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng và ngày càng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuẩn và trên chuẩn được hết sức chú trọng. Với mục tiêu là nâng cao dân chí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, trong những năm qua với sự phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò trong toàn ngành, đã góp phần duy trì và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển ổn định về số lượng và giữ vững về chất lượng cả về đại trà cũng như mũi nhọn. Hiện toàn tỉnh có 28 trường trung học phổ thông, với 711 lớp, 26.526 học sinh, 1.732 giáo viên đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong toàn tỉnh. Ở các trường học đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả các tiết dạy với phong trào “3 cải tiến” (nội dung, phương pháp, cách đánh giá) đã thu hút được sự chú ý của giáo viên và tạo nên một không khí học tập mới đối với học sinh. Từ phong trào này, chất lượng giáo dục có chuyển biến tiến bộ ở các mặt học lực, hành kiểm, chất lượng đại trà và mũi nhọn. Số học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm, việc bồi dưỡng nhân tài được chú trọng, số học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia ngày càng tăng. Sự chênh lệch vùng miền được khắc phục hiệu quả. Chất lượng giáo viên ngày một nâng lên, yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Đạt được những thành tích trên đây là do công cuộc đổi mới toàn diện mà Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo, có đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng. Sự thành công của đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho văn hóa xã hội phát triển, sự nhận thức đúng được vai trò của sự nghiệp trồng người trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như nhận thức của toàn dân đối với giáo dục trung học phổ thông cố nhiều chuyển biến đó là chìa khóa cho sự thành công. Bên cạnh đó là sự cố gắng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của đội ngũ cán bộ quản lí giáo viên và học sinh trung học phổ thông. Tuyên Quang đang từng bước khắc phục những hạn chế và phát huy những thành quả đạt được để góp phần làm vẻ vang “Thủ đô kháng chiến”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1986-2010, giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang đã trải qua nhiều thay đổi lớn và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới chung của toàn tỉnh cũng như của đất nước nhằm tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Đến năm 2010, sau 24 năm thực hiện đường lối đổi mới, giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang từng bước thực hiện được nhiệm vụ giáo dục dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Thời kì Pháp thuộc, Tuyên Quang có tới 99% số dân mù chữ. Sau cách mạng tháng tám thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh: “những người biết chữ hãy dạy những người chưa biết chữ…”, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã cố gắng đánh thắng “giặc dốt”, hệ thống trường lớp được mở rộng dưới nhiều hình thức như xóa mù, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa..Phát huy truyền thống hiếu học, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang đến năm 2010 đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Mạng lưới trường lớp tăng lên đáng kể, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của con em các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều tiến bộ, công tác giáo dục toàn diện cho học sinh từng bước được nâng cao, số học sinh xếp loại khá tốt về đạo đức và văn hóa hàng năm đều tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban ngày một giảm. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí ngày càng được tăng cường về số lượng cũng như chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng dần tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư xây dựng và trang bị ngày một nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chấm dứt hoàn toàn tình trạng học 3 ca kéo dài trong nhiều năm.

Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về giáo dục. Các cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ủy Đảng, chính quyền, các đoàn tể xã hội và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã thực sự coi nhiệm vụ phát triển giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu. Mọi nguồn lực đã được huy động để đầu tư cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí hỗ trỡ giáo dục dưới nhiều hình thức, góp phần thúc đẩy giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang ngày càng phát triển.

Tuy nhiên công tác giáo dục trung học phổ thông ở Tuyên Quang vẫn còn một số hạn chế: số học sinh bỏ học có giảm nhưng vẫn còn cao, chất lượng văn hóa vùng cao, vùng sâu còn thấp, cơ sở vật chất được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu các phòng học chuyên môn, một số cán bộ quản lí giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu “đổi mới quản lí” để “quản lí sự thay đổi” nhà trường trong giai đoạn hiện nay, việc đăng kí và thực hiện nội dung “một đổi mới” còn mang tính hình thức, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm và chưa thật sự hiệu quả. Công tác xã hội giáo dục đã có chuyển biến nhưng còn khó khăn.

Tóm lại, giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong 24 năm, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986) đến năm 2010 mặc dù còn những hạn chế và khó khăn nhất định nhưng những thành tựu mà giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang đạt được như chúng tôi đã trình bày ở trên là thành tích đáng tự hào và nó cần được phát huy trong những năm tiếp theo nhằm đưa sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông của tỉnh Tuyên Quang phát triển hơn nữa, từng bước bắt kịp nhịp độ phát triển của giáo dục trung học phổ thông các tỉnh miền xuôi, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Tuyên Quang (1940-1976), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Tuyên Quang (1976-2005), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

3. Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Tuyên Quang (2011), Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang (1831 – 2011).

4. Bộ chính trị (1979), Nghị quyết về cải cách giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1982), Giáo dục phổ thông, Tập 3, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục (1986), Tổng kết giáo dục 10 năm (1976-1985), NXB. Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục (7.1987), Chương trình phát triển giáo dục 1987-1990, Tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Giáo dục cho mọi người ở Việt Nam: các cách thức hiện nay và tương lai.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu bổ sung về tình hình giáo dục, Hà Nội. 10. Bộ GD & ĐT (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

11. C.Mác, Ph Anghen, I. V Xtalin (1978), Về giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội. 12. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1993), Về những nhiệm vụ

chính của các ngành học trong năm học 1992-1993.

13. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1993), Báo cáo tình hình giáo dục và đào tạo năm học 1992-1993.

14. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1995), Báo cáo tình hình giáo dục (1991-1995) và phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục (1996-2000). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1996), Báo cáo hiện trạng giáo dục 10 năm (1986-1996).

16. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1997), Báo cáo kết quả 6 năm phát triển giáo dục và đào tạo (1992-1997) và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2000.

17. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1994), Phương hướng nhiệm vụ năm học 1993-1994 của ngành giáo dục và đào tạo Tuyên Quang.

18. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1996), Phương hướng nhiệm vụ công tác năm học 1995-1996 của ngành giáo dục và đào tạo Tuyên Quang.

19. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1996), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 1995-1996 của các ngành học, bậc học.

20. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang (1995), Đề án giáo dục và đào

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010 (Trang 90 - 106)