Về quy mô giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010 (Trang 81 - 106)

Trong những năm qua, nền giáo dục tỉnh Tuyên Quang có những chuyển biến quan trọng, những tiến bộ đáng mừng, rất đáng khích lệ. Qui mô Giáo dục và đào tạo tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng

Mạng lưới trường lớp được giữ vững và ngày càng phát triển hơn. Tiếp tục tách cấp 2 ra khỏi cấp 3 để từng bước xây dựng thành các trường trung học phổ thông hoàn chỉnh. Xây dựng các lớp học đến tận thôn bản, không để tình trạng có trò mà không có lớp và không có người dạy. Chính vì vậy giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách và không ngừng phát triển đạt được những thành tích to lớn.

Bảng 5: So sánh sự phát triển của THPT tỉnh Tuyên Quang qua một số năm

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên

1986-1987 25 254 10.208 616

1991-1992 17 107 2.752 307

2009-2010 28 676 27.364 1.549

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang) Qua bảng so sánh ta thấy, kể từ khi tách tỉnh đến nay thì số trường trung học phổ thông tăng lên 11 trường, số học sinh tăng lên 23.774 học sinh, số giáo viên tăng lên 1.425 giáo viên. Với những kết quả đạt được, giáo dục Tuyên Quang đã góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước. Đồng thời với những thành tựu trên giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang đã góp phần tích cực vào những chuyển biến chung của nền giáo dục Việt Nam trong thời kì mới.

3.1.2. Về chất lƣợng của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

Chất lượng Giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang ngày càng được cải thiện và có tiến bộ ở một số mặt, kể cả chất lượng đại trà và chất lượng ở các trường chuyên lớp chọn. Số học sinh yếu kém, số học sinh lưu ban, bỏ học giảm hẳn, số học sinh khá giỏi ngày càng tăng. Việc mở rộng dạy và học ngoại ngữ, tin học, kĩ thuật và học nghề là những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng. Hiệu quả Giáo dục và đào tạo đã được nâng cao theo hướng dần dần phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước.

Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh ở nhiều địa phương, có tác động toàn diện đến sự phát triển giáo dục – đào tạo ở những nơi đó. Nhiều trường học mới được xây dựng, nhiều địa phương tích cực xóa các phòng học 3 ca.

Về nề nếp kỉ cương:

Phấn đấu duy trì kỉ luật, kỉ cương, nề nếp dạy và học trong tất cả các trương học. Các đơn vị trường trực thuộc Sở cũng thường xuyên kiểm tra giáo viên trong đơn vị mình. Hàng tháng Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn mỗi trường đều có những đợt thanh tra kiểm tra, dự giờ giáo viên. Mỗi đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo viên đều được đánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm nghiêm túc.

*Chất lượng học sinh:

Về thành tích học tập

Chất lượng văn hóa đại trà của học sinh được giữ vững và phát triển, số học sinh yếu kém giảm rõ rệt, tỉ lệ lên lớp trên 95%. Chất lượng mũ nhọn được chú trọng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường quan tâm, các lớp chuyên, lớp chọn tiếp tục được bồi dưỡng. Hầu hết các trường đều tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức lựa chọn học sinh giỏi dự thi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia và đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Bảng 6: Tổng kết kì thi và số giải từ năm 2004 đến năm 2010

Năm học Cấp Học sinh giỏi Máy tình cầm tay

Tổng số giải Tỉ lệ % Tổng số giải Tỉ lệ % 2004-2005 Tỉnh 161 41,7 0 0 Quốc gia 35 54,68 0 0 2005-2006 Tỉnh 146 38,6 18 42 Quốc gia 21 32,8 3 60 2006-2007 Tỉnh 95 40,6 17 41,5 Quốc gia 13 27,08 0 0 2007-2008 Tỉnh 67 20,18 16 27,6 Quốc gia 11 25 14 100 2008-2009 Tỉnh 94 25,1 119 57,2 Quốc gia 10 20,8 10 40 2009-2010 Tỉnh 135 39,9 92 50,8 Quốc gia 11 21,1 15 62,5

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Tuyên Quang) Năm học 2007-2008, trong kì thi cấp quốc gia đoàn Tuyên Quang được xếp thứ 4 trên tổng số 14 đoàn tham gia thi. Thi giải toán trên máy tình cầm tay có 14 em tham gia dự thi thì cả 14 em đều đạt giải, đạt 100%.

Năm học 2009-2010, trong kì thi cấp quốc gia, đoàn Tuyên Quang xếp thứ 4 trên tổng số 15 đoàn dự thi. Vinh dự có 2 học sinh đạt giải 3 trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo tặng bằng khen.

Cùng với sự chuyển biến về giáo dục mũi nhọn thì chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh tương đôi tốt. Các kì thi tốt nghiệp được tổ chức nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao đạt khoảng từ 80 – 90%. Cá biệt có năm tỉ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất ở mức 39,61%. Đây cũng là một kết quả đáng khích lệ của giáo dục Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 7: Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông qua các năm học

Năm học Số học sinh tốt nghiệp Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp(%)

1991-1992 692 96,42 1992-1993 612 95,17 1993-1994 1.085 93,13 1994-1995 1.499 94,63 1995-1996 1.955 86,08 1996-1997 2.665 99,80 1997-1998 3.397 91,53 1998-1999 4.021 98,40 1999-2000 4.322 86,98 2000-2001 6.422 96,84 2001-2002 6.883 87,58 2002-2003 8.475 88,15 2003-2004 11.440 96,41 2004-2005 12.497 97,86 2005-2006 12.103 95,53 2006-2007 4.601 39,61 2007-2008 18.149 59,47 2008-2009 12.280 87,83 2009-2010 8.953 81,54

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang) Tỉ lệ học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng ngày một tăng: năm 2006 đạt 10,65%; năm 2007 đạt 14,59%; năm 2008 đạt 16,01%; năm 2009 đạt 16,81%. Đến năm 2010 cũng là năm đầu tiên 28/28 trường trung học phổ thông có học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đạo đức:

Trong các trường phổ thông, nhà trường thường xuyên tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Chuẩn mực đạo đức học sinh trong nhà trường được thể hiện chủ yếu và cụ thể qua nội quy nhà trường. Đạo đức của mỗi học sinh được đánh giá trong quá trình theo dõi, quan sát của giáo viên, bạn bè,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đoàn thể trong trường, có sự phối hợp với gia đình với các hình thức đánh giá như nhận xét của giáo viên sau từng thời gian, cho điểm hạnh kiểm hàng năm. Ngoài ra việc đánh giá chất lượng đạo đức còn chú ý tới những biểu hiện về tư tưởng chính trị, về lối sống của mỗi học sinh.

Căn cứ vào một hệ thống các giá trị được xác định như lòng yêu nước, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, ton trọng pháp luật, giữ chữ tín, bảo vệ môi trường, tính tích cực xã hội, sống giản dị lành mạnh và có mục đích, có kỉ luật, biết kính trọng …kết hợp với việc đánh giá thực hiện nội quy nhà trường thì đại đa số học sinh trung học phổ thông Tuyên Quang đã tuân theo các chuẩn mực nói trên, thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường. Chính vì vậy tỉ lệ học sinh yếu kém về hành kiểm chiếm chưa đến 1%. Đây là một kết quả đáng mừng của giáo dục tỉnh Tuyên Quang.

Bảng 8: Thống kê chất lƣợng giáo dục 2 mặt hạnh kiểm, học lực các trƣờng trung học phổ thông qua một số năm

Năm học Học lực (%) Hạnh kiểm (%)

Giỏi Khá Tb Yếu Tốt Khá Tb Yếu Kém 2004-2005 0,45 17,63 78,49 3,29 54,08 36,23 8,89 0,69 0,01 2005-2006 0,47 17,01 76,89 5,47 54,29 34,1 10,14 1,42 0,05 2006-2007 0,19 8,20 57,73 33,66 40,04 37,08 21,62 1,26 0.00 2007-2008 0,24 9,60 62,49 27,58 49,12 37,82 12,43 0,63 0.00 2008-2009 0,41 15,74 65,10 18,34 56,87 32,62 9,86 0,65 0.00 2009-2010 0,69 18,94 63,58 16,58 60,67 29,83 8,66 0,84 0.00

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Tuyên Quang)

Về văn hóa:

Căn cứ vào xếp loại học lực của học sinh qua từng năm thì có thể thấy chất lượng giáo dục trí tuệ của nhà trường phổ thông không giảm sút và có phần tiến bộ: tỉ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi có chiều hướng tăng, tỉ lệ học sinh trung bình ổn định, tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém có chiều hướng giảm

Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học và tỉ lệ học sinh lưu ban. Số học sinh bỏ học, lưu ban có chiều hướng giảm. Năm 2007, tỉ lệ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh lưu ban là 7,51% đến năm 2010 giảm xuống còn 1,52% , tỉ lệ học sinh bỏ học là 9,58% đến năm 2010 giảm xuống còn 1,59%

Bảng 9: Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông lƣu ban, bỏ học

Năm Lưu ban (%) Bỏ học (%)

2004 0,73 4,63 2005 2,07 5,28 2006 7,51 6,77 2007 7,51 9,58 2008 2,66 2,80 2009 1,51 2,89 2010 1,52 1,59

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang)

*Chất lượng giáo viên:

Giáo viên Tuyên Quang không có hiện tượng tùy tiện bỏ nghề, đại bộ phận yêu nghề, tâm huyết với nghề. Tuy đời sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhưng họ đều bám trường bám lớp, thực hiện tốt nề nếp giảng dạy và quy chế chuyên môn. Nhờ tích cực bồi dưỡng nên chất lượng dạy của giáo viên đã được nâng lên. Phong trào tự học tự bồi dưỡng, phong trào thi đua trở thành giáo viên giỏi đã cuốn hút tất cả mọi giáo viên trong ngành.

Năm học 1992-1993, Ủy Ban nhân dân Tỉnh công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh gồm có:

1. Ông Nguyễn Hữu Phiên, giáo viên dạy môn Toán học trường THPT Chuyên Tuyên Quang

2. Ông Trần Sửu, giáo viên dạy môn Hóa học trường THPT Hàm Yên 3. Ông Trần Quốc Cường, giáo viên dạy môn Địa lí trường THPT Chuyên Tuyên Quang.

4. Ông Phạm Tiến Quyền, giáo viên dạy môn Sinh vật trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh.

5. Bà Lê Thị Thúy, giáo viên dạy môn Nga văn, trường THPT Tân Trào 6. Bà Trần Thị Hưng, giáo viên dạy môn Nga văn, trường THPT Tân Trào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 10: Tổng hợp kết quả thi chọn giáo viên giỏi cấp tỉnh tại một số trƣờng THPT năm 2002 SST Đơn vị Số đăng Số dự thi Kết quả đạt đƣợc Ghi chú Giỏi Khá TB 1 THPT Chuyên 5 5 4 1

2 THPT Tân Trào 9 7 6 1 2 đ/c không dự thi

3 THPTDT Nội trú 2 2 1 1

4 THPT Xuân Huy 1 1 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 THPT Chiêm Hóa 2 2 1 1

6 THPT Kim Bình 1 1 1

Tổng 20 18 13 4

( Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Tuyên Quang)

Bảng 11: Danh sách thi chọn giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2001- 2002 khối THPT

STT HỌ VÀ TÊN MÔN ĐƠN VỊ

CÔNG TÁC KẾT QUẢ

1 Lê Thiều Tráng Toán THPT Chuyên Giỏi

2 Nguyễn Thị Thuần Yên Lý THPT Chuyên Khá

3 Hoàng Thị Hoa Sinh THPT Chuyên Giỏi

4 Nguyễn Thị Thu Huyền Địa THPT Chuyên Giỏi

5 Đào Thị Thương Anh Văn THPT Chuyên Giỏi

6 Nguyễn Thị Vân Văn THPT Tân Trào Giỏi

7 Trần Thanh Hải Lý THPT Tân Trào Không dự thi-ốm

8 Trương Ái Nhi Sử THPT Tân Trào Giỏi

9 Nguyễn Tú Hải Địa THPT Tân Trào Giỏi

10 Nguyễn Việt Hồng TDTT THPT Tân Trào Không dự thi-ốm 11 Nguyễn Việt Lương TDTT THPT Tân Trào Giỏi

12 Bùi Quang KTNN THPT Tân Trào Giỏi

13 Đinh Thị Khanh Anh văn THPT Tân Trào Giỏi 14 Trần Thế Dũng Anh văn THPT Tân Trào Khá

15 Đặng Thị Hương Địa THPTDT Nội trú Giỏi

16 Phí thị Minh Huệ Toán THPTDT Nội trú Khá

17 Trịnh Thị Sâm Sinh THPT Xuân Huy Khá

18 Lê Đắc Tuất Toán THPTChiêm Hóa Trung bình

19 Triệu Say Và TDTT THPTChiêm Hóa Giỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 12: Số lƣợng giáo viên và bằng cấp của giáo viên trung học phổ thông tỉnh ở một số thời điểm

Năm học 1986-1987 1991- 1992 2006- 2007 2009-2010 Tổng số giáo viên 616 307 1.586 1.732

Số giáo viên đạt chuẩn 73% 85% 93,9% 99,5%

Số giáo viên đạt trên chuẩn

0 0,2% 0,9% 5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Tuyên Quang) Số lượng giáo viên ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh đồng thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo viên ngày một được nâng cao về trình độ chuyên môn, số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng.

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã đạt thành tích sau:

Năm 1995, ngành Giáo dục và Đào tạo được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. Sở là đơn vị thi đua xuất sắc nhất của khối Văn hóa xã hôi, được tỉnh tặng cờ và thưởng 500 ngàn đồng. Tại Hội nghị tổng kết năm học 1995-1996 của cả nước, Sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng 3 chỉ tiêu công tác: Giáo dục tiểu học, giáo dục dân tộc, xã hội hóa giáo dục) kèm theo tiền thưởng là 6.000.000 đồng.

Năm 2009-2010, Sở GD & ĐT được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng 1 bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và 3 bằng khen hoàn thành xuất sắc lĩnh vực Công nghệ thông tin, Giáo dục dân tộc, Kế hoạch – Tài chính. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đối với 18 tập thể và cá nhân, 7 bằng khen đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006-2010. Chủ tịch UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” đối với 06 đơn vị, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” đối với 06 cá nhân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tặng bằng khen cho 03 đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2009- 2010, tặng bằng khen cho 22 tập thể và 20 đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006-2010.

3.1.3. Những nguyên nhân đạt đƣợc thành tích qua các năm

Giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang có được những thành tích to lớn đó là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Có đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đây là yếu tố căn bản giúp cho giáo dục phổ thông Tuyên Quang nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng phát triển. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng ta luôn coi trọng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” và đó cũng chính là kế sách phát triển lâu dài, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh có nghị quyết đúng đắn, chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể sát thực, cụ thể, kiên quyết nên giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang đã phát huy tối đa khả năng của mình trong thời kì đổi mới, xây dựng đất nước, khắc phục những khó khăn mọi mặt của kinh tế, xã hội để đạt dược những kết quả tốt.

Thứ ba: Thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, Bộ giáo dục và đào tạo, Đảng bộ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã sáng suốt lựa chọn các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh xã hội của tỉnh để chỉ đạo tới các trường trung học phổ thông thực hiện một cách có hiệu quả nhất.

Thứ tư: Đại bộ phận nhân dân có tinh thần hiếu học, chăm lo cho việc học tập của con em

Thứ năm: Phần lớn các nhà giáo tận tụy với nghề. Với sự nỗ lực của thầy và trò ở các trường trung học phổ thông Tuyên Quang, trong những năm 1986-2010 đã có nhiều cố gắng giảng dạy và học tập. Thực hiện tốt các phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010 (Trang 81 - 106)